Nghiên cứu mới về vi khuẩn kháng kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người

Nghiên cứu mới về vi khuẩn kháng kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới có thể giải quyết bài toán về vi khuẩn 'kháng kháng sinh'. Ảnh: Getty

Nhóm nghiên cứu quốc tế từ Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty đã tìm ra cách tái sử dụng một phân tử được gọi là PBT2 và dùng nó để phá vỡ sự đề kháng của vi khuẩn đối với các loại thuốc kháng sinh thông thường. Phân tử PBT2 ban đầu được phát triển như một phương pháp điều trị cho các chứng rối loạn như bệnh Alzheimer, Parkinson và Huntington.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) ở Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều cảnh báo rằng siêu vi khuẩn đã hình thành khả năng miễn dịch chống lại các loại kháng sinh thông thường, chúng có thể gây ra 10 triệu ca tử vong trong vài thập kỷ tới.

Phát biểu với Express.co.uk, Giáo sư Christopher McDevitt, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Các mầm bệnh kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Nếu không có các giải pháp mới, sẽ có khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, tác động kinh tế hàng năm sẽ vượt quá 100 nghìn tỷ đô la Mỹ do gián đoạn năng suất lao động, gây ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe".

Ông nhấn mạnh: "Về cơ bản, phương pháp này sẽ giúp thuốc kháng sinh có công hiệu trở lại".

Vào năm 2021, WHO cho biết tình trạng kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu. Số ca mắc các bệnh do vi khuẩn như viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella ngày càng tăng bởi thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại chúng ngày càng kém hiệu quả.

Nghiên cứu mới có thể giúp nhiều loại kháng sinh được sử dụng trở lại, chẳng hạn như penicillin và ampicillin.

Giáo sư von Itzstein của Đại học Griffith từ Viện Glycomics, chia sẻ về dự án: "Một số ionophores, chẳng hạn như PBT2, đã được trải qua các thử nghiệm lâm sàng và được chứng minh là an toàn để sử dụng cho người".

Adblock test (Why?)