Mặc dù Huawei vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Trung Quốc và thậm chí là Nga nhưng về cơ bản tương lai của công ty này vẫn bất định khi mất khả năng sử dụng chip Kirin do lệnh cấm từ Mỹ đưa ra đối với TSMC. Không có chip bán dẫn, Huawei không thể phát triển chip Kirin của mình mà phải dựa vào chip bên thứ ba từ các nhà sản xuất khác. Nhưng điều này lại vướng mắc khi đến nay, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc không thể tạo ra một chip tiên tiến để cạnh tranh.
Đó là lý do Huawei và 89 công ty Trung Quốc khác đang hợp tác muốn làm thay đổi. Theo thông tin đến từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) công bố, 90 công ty đã đệ đơn xin thành lập Ủy ban kỹ thuật Tiêu chuẩn hóa vi mạch tích hợp quốc gia. Ủy ban này cũng có một ban thư ký được đề xuất tại Viện Tiêu chuẩn hóa Điện tử Trung Quốc.
Như đã nói ở trên, ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc là một trong những mắt xích yếu trong sản xuất điện tử. Lệnh cấm gần đây từ chính phủ Mỹ đối với Huawei và ZTE, ngăn các công ty này tiếp cận công nghệ của Mỹ, cho thấy lỗ hổng của thị trường chip nội địa. Các công ty này đã có nhiều cách để vượt qua phần mềm và các hạn chế liên quan. Tuy nhiên, họ không thể tìm ra giải pháp chip thích hợp tại thị trường quê nhà để duy trì hoạt động kinh doanh phát triển. Ngay cả các công ty bán dẫn như SMIC đang nỗ lực lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm tạo ra cũng bị ngăn cản tiếp cận công nghệ của Mỹ. Hơn nữa, hầu hết các cơ sở đúc đều có quy mô nhỏ, công nghệ yếu nên cần có sự hợp tác theo nhóm.
Mục đích đằng sau việc thành lập ủy ban là điều phối các ngành công nghiệp yếu kém và thúc đẩy công việc tiêu chuẩn hóa mạch tích hợp. Nó cũng nhằm mục đích tăng cường xây dựng đội ngũ tiêu chuẩn hóa. Tính cho đến nay, 90 công ty Trung Quốc là một phần của ủy ban, bao gồm Huawei, HiSilicon, Xiaomi, Datang Semiconductor, Unichip Microelectronics, Zhanrui Communication, ZTE Microelectronics, SMIC, Datang Mobile, China Mobile, China Unicom, ZTE, Tencent,…
Đăng nhận xét