Chuyện cân nặng
Để biết bạn có thừa cân hay không, hãy dựa vào chỉ số BMI (Công thức: Cân nặng/ chiều cao x chiều cao). Tuy nhiên, cần lưu ý về hạn mức tăng cân chuẩn đối với các mẹ bầu trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Nếu thấy tăng quá cân khi mang bầu, bạn cũng không nên cố gắng giảm cân. Bởi lẽ việc làm đó không an toàn. Giải pháp tình thế là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát, không cho phép trọng lượng tiếp tục tăng và gặp bác sỹ tư vấn thường xuyên.
Những chuyên gia sẽ giúp bạn kiểm soát các nguy cơ bạn phải đối mặt nếu béo phì khi mang thai, hoặc đưa ra giải pháp ngăn ngừa các triệu chứng lạ.
Lưu ý, nếu bạn ít vận động trước khi mang thai, dẫn tới thừa cân, thì nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng bất kỳ loại hình tập luyện nào trong thai kỳ. Khởi đầu, bạn không nên tập quá 15 phút mỗi ngày, tránh môn vận động mạnh. Thay vào đó là đi bộ, bơi.
Tâm lý "ăn cho hai mẹ con" khiến nhiều mẹ bầu tăng quá cân. (Ảnh minh họa)
Các nguy cơ của mẹ bầu béo phì
Việc tăng quá cân trong khi mang thai sẽ gây ra một số nguy cơ không tốt cho chính bạn và em bé. Chỉ số BMI càng cao, các rủi ro càng lớn. Dưới đây là một số minh chứng cụ thể.
Sảy thai. Nếu chỉ số BMI trên 30, thì nguy cơ sảy thai lên tới 20% trong giai đoạn thai dưới 12 tuần tuổi. Con số này tăng lên 25% nếu BMI cao hơn nữa.
Bạn có nguy cơ mắc tiểu đường thời kỳ thai nghén cao gấp 3 lần người bình thường khi chỉ số BMI vượt 30. Đồng thời, mẹ bầu dễ mắc một số bệnh khác như huyết áp cao, tiền sản giật khi BMI tăng ngoài 35.
Chỉ số BMI quá 30 còn mang tới nguy cơ bị khó sinh do kẹt vai, mất nhiều máu hơn sau sinh so với người bình thường. Trọng lượng cơ thể mẹ quá khổ, thì khả năng sinh con thừa cân, trên 4kg, cũng rất cao. Với mẹ bầu có BMI trong khoảng 20-30, tỷ lệ chỉ là 7/100, trong khi BMI quá 30, con số này tăng tới 14/100 trường hợp.
Các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới con sẽ bao gồm sinh non (trước tuần thứ 37), lưu thai, thai bất thường như thiếu khuyết dây thần kinh.
Đăng nhận xét