Trung Quốc: Số ca Covid-19 tăng cao chưa từng có, nhiều người nghi ngờ các biện pháp zero-Covid

Trước đó 1 ngày, Trung Quốc ghi nhận 35.183 ca mắc mới, với 3.474 ca có triệu chứng và 31.709 ca không triệu chứng. Trung Quốc ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 vượt ngưỡng 30.000 lần đầu tiên hôm 23/11. Tính đến ngày 26/11, NHC ghi nhận tổng cộng 307.802 ca mắc Covid-19 có triệu chứng.

Hiện Trung Quốc đại lục có rất nhiều ổ dịch lớn và lây lan mạnh, trong đó phần lớn ở thành phố Quảng Châu - miền Nam Trung Quốc, và thành phố Trùng Khánh ở Tây Nam. Trước diễn biến dịch phức tạp, nhiều thành phố của Trung Quốc đã siết chặt các biện pháp để kiềm chế dịch bệnh lây lan. Tại thủ đô Bắc Kinh, các trung tâm thương mại và công viên phải đóng cửa, trong khi giới chức hối thúc người dân hạn chế tối đa việc ra ngoài.

Trung Quốc: Số ca Covid-19 tăng cao chưa từng có, nhiều người nghi ngờ các biện pháp zero-Covid - Ảnh 1.

Nhân viên y tế canh giữ lối vào một khu dân cư ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP.

Chính sách zero -Covid của Trung Quốc đã gây ra sự bất bình trong người dân. Tuần qua một bài viết chất vấn về cơ sở của các biện pháp chống dịch mà Ủy ban Y tế Quốc gia đưa ra đã gây bão trên mạng xã hội. Ở một vài thành phố đã xảy ra những cuộc phản đối nho nhỏ đòi bãi bỏ các biện pháp cách ly, phong tỏa hay việc xét nghiệm diện rộng. 

Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một tổ chức tư vấn ở Hoa Kỳ, nói rằng chính sách zero-Covid của Trung Quốc đã góp phần giảm thiểu số ca tử vong liên quan đến Covid, nhưng không rõ những tác hại thứ cấp và kết quả không mong muốn mà nó mang lại.

Ông nói: “Đặc biệt là hiện nay, khi nhiều nhân viên y tế công cộng nói rằng căn bệnh này không nghiêm trọng, mọi người sẽ hỏi tại sao họ phải chi quá nhiều nguồn lực và chi phí kinh tế xã hội để làm việc này".

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc không thể từ bỏ các hạn chế một cách quyết liệt vì nhiều quan chức và nhiều người dân tin rằng việc giữ nguyên các biện pháp này là  vì lợi ích tốt nhất của họ. Vẫn có nhiều lo ngại rằng việc mở cửa trở lại có thể dẫn tới nguy cơ hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu người chết trong một khoảng thời gian ngắn,.

Jean-Pierre Cabestan, giáo sư danh dự về chính phủ và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Baptist Hồng Kông, cho biết việc thích nghi và thư giãn dần dần dường như là một kịch bản dễ xảy ra hơn đối với Trung Quốc, cho dù sự bất mãn ngày càng tăng và điều đó sẽ đòi hỏi chính quyền địa phương phải có nhiều thời gian hơn.

Ông nói: “Chính quyền trung ương đã đưa ra một số biện pháp linh hoạt hoặc ủy quyền cho các chính quyền địa phương hành động theo cách linh hoạt hơn". Tuy nhiên ông cho biết các thay đổi diễn ra khá chậm do xã hội vẫn chia rẽ về vấn đề này.

Adblock test (Why?)