NATO coi Nga là mối đe dọa trực tiếp nhất

NATO tuyên bố Nga là 'mối đe dọa trực tiếp nhất', mời Phần Lan, Thụy Điển trở thành thành viên - Ảnh 1.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh Reuters.

Khái niệm Chiến lược là tài liệu được cập nhật một thập kỷ một lần để tái khẳng định các giá trị và mục đích của NATO, đánh giá chung về môi trường an ninh, định hướng cho sự phát triển chính trị và quân sự trong tương lai.

Với Khái niệm Chiến lược mới lần này, các nhà lãnh đạo NATO cho biết, họ muốn gửi một thông điệp tới Nga khi lên án cuộc chiến của Moscow ở Ukraine và cam kết hỗ trợ lâu dài cho Kiev.

"Ukraine có thể tin tưởng lâu dài vào chúng tôi. Cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin tại Ukraine đã phá vỡ hòa bình ở châu Âu và tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tại một hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 29/6.

Các nhà lãnh đạo NATO đang ở thủ đô của Tây Ban Nha trong ngày thứ 2  của hội nghị thượng đỉnh mà ông Stoltenberg cho rằng sẽ mang tính "lịch sử và biến đổi", khi liên minh cải tổ chiến lược của mình để đối phó với Nga.

Ông Stoltenberg cho rằng sự hung hăng của Nga đang gây ra "cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng" nhất trong nhiều thập kỷ và là "thách thức lớn nhất" mà NATO phải đối mặt trong lịch sử của khối.

Khái niệm Chiến lược mới của NATO 

Khái niệm Chiến lược mới của NATO coi Nga là "mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các nước trong khối, cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương" sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

"Nga đã vi phạm các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tạo nên trật tự an ninh châu Âu ổn định. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc tấn công chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước trong liên minh", tài liệu chiến lược của NATO viết.

Theo đó, các quốc gia thành viên đã nhất trí tăng số lượng binh sĩ trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao từ 40.000 lên 300.000 người, đồng thời triển khai thêm vũ khí hạng nặng ở các quốc gia Baltic và Ba Lan.

Ông Stoltenberg cho biết, các nhà lãnh đạo cũng đã đồng ý về một gói hỗ trợ toàn diện cho Ukraine bao gồm thông tin liên lạc an toàn, nhiên liệu, vật tư y tế, thiết bị chống mìn và cả hệ thống chống máy bay không người lái.

Cũng sẽ có thêm nhiều đợt huấn luyện cho các lực lượng Ukraine về các hệ thống vũ khí hiện đại hơn.

Ngoài ra, Khái niệm Chiến lược mới của liên minh cũng mô tả Trung Quốc là thách thức đối với lợi ích, an ninh cũng như các giá trị của khối, thêm rằng Bắc Kinh đang "tìm cách phá hoại trật tự thế giới dựa trên luật lệ".

NATO mời Phần Lan, Thụy Điển gia nhập liên minh

NATO tuyên bố Nga là 'mối đe dọa trực tiếp nhất', mời Phần Lan, Thụy Điển trở thành thành viên - Ảnh 2.

Lãnh đạo của các quốc gia NATO tụ tập ở Madrid vào tối thứ Ba 28/6. Ảnh DW.

 Sau nhiều thập kỷ trung lập, Phần Lan và Thụy Điển hiện chuẩn bị tham gia liên minh sau khi Thổ Nhĩ Kỳ rút lại phản đối tư cách thành viên của các nước Bắc Âu vào tối thứ Ba 28/6.

"Hôm nay, chúng tôi quyết định mời Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của NATO và đồng ý ký kết các nghị định thư gia nhập", các lãnh đạo NATO ra tuyên bố chung từ hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha hôm 29/6.

NATO cho biết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập sẽ giúp hai nước này cùng khu vực châu Âu - Đại Tây Dương an toàn hơn, trong khi NATO cũng lớn mạnh hơn.

Động thái này mở ra giai đoạn tiếp theo. Quốc hội mỗi nước thành viên sẽ cần phê duyệt quyết định mở rộng NATO và quy trình này không giống nhau ở từng nước. Tại Mỹ, quyết định kết nạp sẽ được thông qua nếu 2/3 thành viên Thượng viện bỏ phiếu thuận. Trong khi đó, Anh không yêu cầu bỏ phiếu chính thức tại quốc hội.

Quá trình này thường mất 8-12 tháng để hoàn tất, dựa trên những tiền lệ trước đây. Bắc Macedonia, nước gần nhất gia nhập NATO, đã chờ khoảng một năm. Sau khi hoàn tất quá trình gia nhập, Phần Lan và Thụy Điển sẽ được điều khoản phòng vệ tập thể Điều 5 của NATO bảo vệ.

"Chúng tôi đảm bảo có thể bảo vệ tất cả các đồng minh, bao gồm Phần Lan và Thụy Điển”, ông Stoltenberg nói.

Thụy Điển và Phần Lan nội đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5 vừa qua trong động thái được đánh giá là bước ngoặt khi kết thúc nhiều thập kỷ duy trì vị thế trung lập của hai quốc gia Bắc Âu. Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên NATO, ban đầu phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập, song ngày 28/6 thông báo thay đổi quan điểm, ủng hộ hai quốc gia này vào liên minh.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 29/6 cho biết Điện Kremlin coi động thái của Thụy Điển và Phần Lan là "động thái gây bất ổn". 

Một ngày trước đó, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev cảnh báo Nga sẽ đặt nhiều vũ khí hạt nhân "sát cửa ngõ" Thụy Điển, Phần Lan nếu hai nước này gia nhập NATO.

Adblock test (Why?)

Đang nước sôi lửa bỏng, Thị trưởng Kherson bị bắt cóc - Ảnh 1.

Một binh sĩ Ukraine đứng bên ngoài một trường học bị trúng tên lửa ở miền Nam Ukraine, giữa Kherson và Mykolaiv, cách chiến tuyến chưa đầy 5km vào ngày 1/4/2022. Ảnh Getty

Các quan chức Ukraine đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Nga đang muốn sáp nhập Kherson vào Nga bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Kherson nằm cách bán đảo Crimean khoảng 80 dặm về phía bắc.

Cố vấn của thị trưởng, Halyna Lyashevska, nói với hãng tin Pravda của Ukraine ngày 28/6 rằng "họ đã bắt Igor Kolykhaev".

Thông tin chi tiết xung quanh vụ mất tích của ông vẫn chưa rõ ràng, nhưng Kolykhaev chỉ là người mới nhất trong hàng dài các thường dân và quan chức Ukraine đã bị lực lượng Nga bắt cóc.

Nga đã tập trung nỗ lực ở miền nam và miền đông Ukraine và các khu vực như Kherson đã hứng chịu những tổn thất nặng nề trong nhiều tháng qua do các cuộc tấn công của Nga.

Đầu tuần này, các quan chức khu vực báo cáo rằng các vụ bắt cóc đã gia tăng và những người đàn ông trong độ tuổi chiến đấu được cho là mục tiêu của quân Nga.

Phía Ukraine cũng cáo buộc, hàng chục nghìn người Ukraine đã bị buộc trục xuất vào Nga trong khi hàng nghìn người khác bị đưa vào các "trại lọc" trải khắp miền Đông Ukraine.

Liên hợp quốc đã báo cáo hơn 4.700 dân thường thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, số người chết chính thức dự kiến sẽ cao hơn.

Thương vong và tác động thực sự của cuộc chiến ở Ukraine phần lớn vẫn chưa được biết đến ở các vùng phía đông và nam Ukraine.

Chỉ sau khi các lực lượng Nga rút lui khỏi các khu vực phía bắc Ukraine vào cuối tháng 3, bao gồm cả từ thị trấn Motyzhyn, phía tây Kiev, các quan chức mới có thể bắt đầu tổng kết các hậu quả của các cuộc giao tranh gây ra.

Adblock test (Why?)

NATO viện trợ quân sự cho Ukraine, Nga tăng cường tấn công - Ảnh 1.

Sơ tán người dân khỏi một tòa nhà ở Mykolaiv, Ukraine ngày 29 tháng 6 năm 2022. Ảnh: Reuters

Tại hội nghị thượng đỉnh, NATO cũng đã mời Thụy Điển và Phần Lan tham gia liên minh, đồng thời cam kết trong năm 2023 sẽ tăng gấp 7 lần các lực lượng chiến đấu trong tình trạng cảnh giác cao dọc theo sườn phía đông để đề phòng bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga trong tương lai.

Đáp lại, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ đáp trả bằng hành động nếu NATO thiết lập cơ sở hạ tầng ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi họ tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. 

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tổng thống Putin nói rằng ông không loại trừ khả năng căng thẳng sẽ xuất hiện trong quan hệ của Moscow với Helsinki và Stockholm khi họ gia nhập NATO.

Trong ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo triển khai thêm các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không khắp châu Âu từ Tây Ban Nha ở phía tây đến Romania và Ba Lan giáp biên giới Ukraine.

"Chiến dịch của Tổng thống Putin chống lại Ukraine đã phá vỡ hòa bình ở châu Âu và tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù vậy, NATO đã đáp trả bằng sức mạnh và sự đoàn kết", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo.

Chiến sự diễn ra khắp mọi nơi

Trong khi 30 nhà lãnh đạo quốc gia NATO đang họp tại Madrid, lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc giao tranh ở Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo kích vào khu vực phía nam Mykolaiv gần tiền tuyến và Biển Đen.

Thị trưởng Mykolaiv, ông Oleksandr Senkevych tiết lộ 8 tên lửa của Nga đã tấn công thành phố, trong đó một tên lửa đã bắn trúng một khu chung cư, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Nga, các lực lượng Moscow đã tiến hành không kích vào một căn cứ huấn luyện quân sự cho "lính đánh thuê nước ngoài" gần Mykolaiv và cũng đánh vào kho chứa nhiên liệu đạn dược. Reuters không thể xác minh các báo cáo một cách độc lập.

Là một cảng sông và trung tâm đóng tàu ngay ngoài khơi Biển Đen, Mykolaiv đã trở thành pháo đài chống lại những nỗ lực của Nga nhằm tiến về phía tây tới cảng chính Odessa của Ukraine.

Thống đốc tỉnh miền đông Lugansk Serhiy Gaidai lưu ý "chiến sự xảy ra ở khắp mọi nơi" xung quanh thành phố Lysychansk trên đỉnh đồi, nơi mà các lực lượng Nga đang cố gắng bao vây nhằm kiểm soát toàn bộ khu vực Donbass. Donbas bao gồm các tỉnh Donetsk và Lugansk.

Hôm 29/6, thống đốc khu vực Donetsk, Pavlo Kyrylenko nói với truyền hình Ukraine rằng các cuộc tấn công của Nga đã khiến một dân thường thiệt mạng và 8 người bị thương.

Oleksander Vilkul, thống đốc Kryvyi Rih ở miền trung Ukraine, cho biết các cuộc pháo kích của Nga cũng đã gia tăng tại đây.

Adblock test (Why?)

Chiến sự Nga-Ukraine: Giao tranh dữ dội, nhiều ngôi làng ở Ukraine 'bị xóa sổ' bởi các cuộc tấn công tên lửa - Ảnh 1.

Một khu dân cư tại một ngôi làng ở Odessa bị phá hủy bởi một cuộc tấn công tên lửa của Nga. Ảnh: Reuters

Tại thành phố Mykolaiv, miền nam Ukraine, thị trưởng địa phương, ông Vitaliy Kim cho biết một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã khiến ít nhất 3 người thiệt mạng khi tên lửa bắn trúng một tòa nhà dân cư. Moscow thừa nhận mở cuộc tấn công vào thành phố nhưng bác bỏ cáo buộc tấn công nhắm vào dân thường. Thay vào đó, Moscow khẳng định, các lực lượng của họ đã tấn công vào một căn cứ huấn luyện cho "lính đánh thuê nước ngoài" trong khu vực.

Các quan chức Ukraine đã công bố một đoạn video cho thấy khói bốc lên từ một tòa nhà 4 tầng có tầng trên đã bị phá hủy phần lớn.

Thống đốc địa phương ở Kryvyi Rih, miền trung Ukraine cho biết Nga cũng đã tăng cường pháo kích vào quê hương ông trong vài ngày qua. “Một số ngôi làng đã bị xóa sổ khỏi mặt đất", Thống đốc Oleksandr Vilkul cho biết.

Một quan chức quân sự cấp cao cho biết Nga đã bắn khoảng 130 tên lửa vào Ukraine trong vòng 4 ngày qua - bao gồm cả các cuộc tấn công ở Kremenchuk, miền trung Ukraine mới đây. Cuộc tấn công ở Kremenchuk được cho là đã khiến 20 dân thường thiệt mạng. Moscow cũng phủ nhận tấn công nhắm vào dân thường.

Các cuộc tấn công gần đây của Nga vào Ukraine càng làm dấy lên sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo phương Tây, trong khi giáo hoàng gọi cuộc tấn công vào Kremenchuk là "man rợ".

Nga thường xuyên phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào các khu vực dân sự trong chiến dịch quân sự đặc biệt của họ, nhưng theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 4.700 dân thường đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Các quan chức Ukraine tin rằng con số thực tế cao hơn nhiều lần.

Phát biểu từ xa với Hội đồng an ninh Liên Hợp Quốc vào hôm thứ Ba 28/6, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, đã thúc giục hội đồng trục xuất Nga khỏi Liên Hợp Quốc.

Trong cuộc họp báo thông tin tình báo hàng ngày, Bộ Quốc phòng Anh cho biết họ dự đoán Nga sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích trên khắp Ukraine nhằm làm suy yếu nỗ lực tiếp tế cho lực lượng Ukraine trên tiền tuyến. Những cuộc không kích này có thể dẫn đến thương vong dân sự cao hơn.

Moscow bị cáo buộc tăng cường các cuộc tấn công vào Donbass khi quân đội Nga đạt được tiến bộ chậm nhưng ổn định ở vùng công nghiệp phía đông Ukraine. Đặc biệt, các cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt nhằm vào thành phố Lysychansk nằm trên đỉnh đồi, thành trì cuối cùng của các lực lượng Ukraine ở tỉnh Luhansk.

Ông Serhiy Haidai, thống đốc khu vực Luhansk, cho biết thành phố đã hứng chịu các trận pháo kích lớn hôm thứ Tư 29/6 do quân đội Nga đang cố gắng bao vây thành phố.

Ông nói thêm rằng "người Nga có lợi thế áp đảo cả về nhân sự và trang thiết bị" đồng thời cho biết, giao tranh đã diễn ra ở“ mọi nơi ”trong trận chiến giành thành phố then chốt của Luhansk.

Nếu Lysychansk thất thủ, toàn bộ khu vực Luhansk, cùng với Donetsk tạo nên khu vực phía đông Donbass của Ukraine sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Nga, đánh dấu một bước đột phá lớn đối với quân đội của Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine. Tổng cộng, các lực lượng Nga hiện chiếm khoảng 20% lãnh thổ Ukraine.

Hôm thứ Tư 29/6, chính quyền quân sự-dân sự do Moscow áp đặt ở khu vực Kherson cho biết họ đang bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga, trong đó, cuộc bỏ phiếu được lên kế hoạch tiến hành trong “nửa năm tới”, theo Kirill Stremousov, phó người đứng đầu tổ chức Chính quyền do Nga hậu thuẫn.

Trong một bài phát biểu vào đầu tháng này, Tổng thống Nga cho biết ông sẽ “tôn trọng bất kỳ sự lựa chọn nào” của các vùng lãnh thổ hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nga và phe ly khai thân Nga.

Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần bác bỏ các đề xuất rằng Kiev nên từ bỏ lãnh thổ và nhượng bộ để chấm dứt chiến tranh với Nga.

Một cuộc thăm dò do Wall Street Journal công bố hôm thứ Tư 30/6 cho thấy đại đa số người Ukraine - 89% - tin rằng họ sẽ không thể chấp nhận được việc đạt được một thỏa thuận hòa bình với Moscow bằng cách từ bỏ lãnh thổ đất nước họ.

Adblock test (Why?)

53 di dân chết trong xe container ở Mỹ: Nhiều thi thể bị vùi trong gia vị bít tết để tránh bốc mùi - Ảnh 1.

Các nhà chức trách xác nhận khoảng 53 di dân đã chết vì tình trạng quá đông và quá nóng bên trong xe tải bị bỏ rơi ở gần thành phố San Antonio của Mỹ ngày 27/6. Ảnh AP

Số di dân chết trong xe container ở Mỹ đã tăng lên con số 53 khi những chi tiết mới ớn lạnh liên quan đến vụ việc xuất hiện, bao gồm cả cách các nạn nhân bị nhét trong xe tải phủ đầy gia vị bít tết để che đậy việc thi thể phân hủy bốc mùi.

Theo Texas Tribune, nhiều nạn nhân trong số khoảng 100 người bị kẹt trong xe container ở San Antonio đã được phủ đầy gia vị để che đậy mùi hôi trong thảm kịch buôn lậu người kinh hoàng.

Các quan chức cho biết, một tiếng kêu cứu phát ra từ chiếc xe 18 bánh bị bỏ rơi ở vùng ngoại ô phía nam của thành phố vào khoảng 18h tối thứ Hai 27/6 đã dẫn các nhà chức trách đến việc phát hiện ra "những đống thi thể" nằm chồng lên nhau bên trong chiếc xe.

Các thi thể cũng được tìm thấy ở xung quanh vị trí của chiếc xe tải, cho thấy một số người di cư đã cố gắng nhảy ra khỏi container để chạy trốn và cầu cứu trong khi chiếc xe vẫn đang di chuyển, tờ San Antonio Express-News đưa tin.

Chiếc xe chở di dân bất hợp pháp rõ ràng đã được tạo ra để trông giống như một chiếc xe tải đã được đăng ký hợp lệ nhằm che mắt các nhà chức trách để tránh bị phát hiện.

Chủ sở hữu của một công ty vận tải đường bộ có trụ sở tại Alamo ở San Antonio nói với tờ Express-News rằng - chiếc xe tải đã được "nhân bản" khi nó được sơn để giống với một chiếc xe của ông nhằm sao chép số đăng ký hợp pháp với Sở Giao thông Vận tải của xe ông.

“Xe container của chúng tôi đang nằm ngay trong sân. Cái xe ở San Antonio không phải là của chúng tôi", Felipe Betancourt Jr., người sở hữu Betancourt Trucking cùng cha mình cho biết.

Trong khi chiếc xe được phát hiện ở San Antonio được tạo ra để trông giống như một chiếc xe tải lạnh, song “Không có thiết bị lạnh nào đang hoạt động nào bên trong nó”, Charles Hood, Cảnh sát trưởng Phòng cháy chữa cháy thành phố San Antonio cho biết.

Liên quan đến cái chết của ít nhất 53 người di cư, 2 nghi phạm Juan Claudio D'Luna-Mendez và Juan Francisco D'Luna-Bilbao đã bị buộc tội "sở hữu vũ khí trong khi nhập cảnh trái phép vào nước Mỹ”, theo hồ sơ tòa án và giới chức Mỹ hôm 27/6. Cả 2 người này đều là công dân Mexico đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Họ bị bắt tại nơi cư trú ngay khi định bỏ trốn sau khi các nhà điều tra đã lần theo đăng ký xe của chiếc xe tải đến một địa chỉ ở San Antonio.

Toà án liên bang Mỹ đã buộc tội 2 đối tượng có liên quan đến âm mưu buôn người. Trước đó, nhà chức trách Mỹ cho biết có 3 người bị bắt trong vụ việc, trong đó có tài xế xe container. Nghi can thứ 3 này được mô tả là công dân Mỹ, dự kiến cũng bị buộc tội, nhưng cho đến tối 28/6, đối tượng này vẫn đang nằm viện.

Cảnh sát phát biểu trên tờ New York Times rằng, chiếc xe tải rõ ràng đã bị hỏng cơ khí nên bị bỏ rơi và người lái xe đã cố gắng chạy trốn khỏi hiện trường. Tuy nhiên, tài xế xe tải đã bị nhà chức trách bắt giữ tại một cánh đồng gần đó và bị liên bang giam giữ.

Ông Hood cho biết, những người đầu tiên đến hiên trường đã phát hiện hơn một chục người sống sót đang bị say nắng và kiệt sức. Các nhà chức trách vẫn đang tìm kiếm những người còn sống tiềm năng khác trong khu vực.

Ông Hood cho biết các nạn nhân tử vong vì sốc nhiệt, say nắng và kiệt sức. Không rõ những di dân trong thùng container đã chết từ khi nào.

Vào ngày những người di cư từ Mexico, Guatemala và Honduras được vận chuyển bằng thùng container vào Mỹ, nhiệt độ ở San Antonio nóng lên tới gần 40 độ C cùng độ ẩm cao - theo Dịch vụ Thời tiết Quốc gia.

"Không ai trong số những người này có thể thoát ra khỏi xe tải. Vì vậy, họ vẫn ở đó, chờ sự giúp đỡ, khi chúng tôi đến thì họ đã quá yếu, kiệt sức để có thể tự thoát ra ngoài”, ông Hood nói.

Ít nhất 22 người Mexico và 2 người Honduras, 7 người Guatemala nằm trong số những di dân đã thiệt mạng, và một người Guatemala khác đang ở bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Không ai trên xe tải có giấy tờ tùy thân, vì thế, các nhà chức trách cho biết, việc xác minh danh tính của họ có thể mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.

Adblock test (Why?)

Chiều 29/6, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Jordan Ayman Al-Safadi.

12 người Việt thương vong trong vụ nổ khí độc tại Jordan - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị các cơ quan chức năng Jordan đẩy nhanh quá trình điều tra nguyên nhân vụ việc. Ảnh: BNG.

Tại cuộc điện đàm, liên quan đến vụ nổ khí độc tại cảng Aqaba, Jordan ngày 27/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Jordan Ayman Al-Safadi gửi lời chia buồn tới Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và gia đình các nạn nhân; khẳng định các cơ quan chức năng Jordan sẽ hết sức phối hợp, hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân và xử lý các vấn đề hậu sự cho các công dân Việt Nam tử vong trong vụ nổ.

Thay mặt Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi tới Chính phủ và nhân dân Jordan lời chia buồn sâu sắc về những tổn thất to lớn do vụ tai nạn gây ra, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Jordan đã nhanh chóng thông tin về 5 công dân Việt Nam bị tử vong, đồng thời quan tâm cứu chữa các công dân Việt Nam khác bị thương trong vụ việc này.

Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan chức năng Jordan đẩy nhanh quá trình điều tra nguyên nhân vụ việc, hướng dẫn xử lý các thủ tục hậu sự đối với các nạn nhân bị tử vong; đề nghị phía Jordan hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia kiêm nhiệm Jordan trong công tác bảo hộ, giúp đỡ các công dân gặp nạn.

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia kiêm nhiệm Jordan, ngày 27/6/2022, tại cảng Aqaba, Jordan đã xảy ra vụ nổ khí độc khiến 13 người thiệt mạng và 251 người bị thương. Thông tin ban đầu cho biết, 5 công dân Việt Nam đã thiệt mạng và 7 công dân bị thương nhẹ trong vụ việc này. Các công dân đều là thuyền viên làm việc trên tàu Forest 6, số hiệu VRUK3, xuất xứ Hong Kong.

Vụ nổ khí độc tại cảng của Jordan.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng Jordan, đề nghị phối hợp xử lý các vấn đề hậu sự và hỗ trợ các công dân Việt Nam còn lại; Đại sứ quán đã nhanh chóng liên hệ với các công dân Việt Nam bị thương để thăm hỏi, động viên và hỗ trợ. Đồng thời, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng đã làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an để xác minh thông tin, yêu cầu công ty phái cử hỗ trợ lao động Việt Nam, thông báo cho gia đình các nạn nhân và hướng dẫn các thủ tục cần thiết.

Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với Tổng đài Bảo hộ công dân: (+84) 981848484 và đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia: (+966) 583.245. 255.

Adblock test (Why?)

Người Ukraine tận hưởng phút yên bình hiếm hoi trong xung đột - Ảnh 1.

Người dân đi dạo, đạp xe trên bãi biển ở Sloviansk (Ảnh: AFP).

Với bãi cát trắng, các phòng thay đồ và làn nước xanh trong vắt, bãi biển ở Sloviansk, thành phố ở miền đông Ukraine trông thật hấp dẫn. Chỉ có một vấn đề duy nhất: tiếng nổ của tên lửa và đạn pháo vẫn liên tục dội về từ khu vực tiền tuyến gần đó.

Khu nghỉ dưỡng trên nằm gần một trong những mặt trận ác liệt nhất trong cuộc xung đột Ukraine - Nga, ở phía bắc của Sloviansk, nơi quân đội Ukraine đang nỗ lực phản kháng để ngăn chặn bước tiến của Moscow.

Các loại vũ khí gần đó nghe giống pháo của Mỹ được cung cấp cho quân đội Ukraine. Chiến tuyến của Nga chỉ cách khu nghỉ dưỡng khoảng 10km và các lực lượng vũ trang Ukraine ngày 22/6 cho biết Moscow đang lên kế hoạch tiếp tục tấn công Sloviansk.

Nhưng điều đó không khiến một số người dân đến đây tận hưởng không khí trong xanh và thư giãn ngắm cảnh. Ông Kostyantyn, 40 tuổi, đeo kính râm, mặc quần đùi và đi dạo quanh khu vực này. "Chúng tôi đến đây để đi dạo và chụp vài tấm hình. Chúng tôi muốn bơi nhưng trời quá lạnh", ông Kostyantyn nói khi khu vực phơi nắng đang chứng kiến thời tiết nhiều mây hiếm hoi.

"Đây là bãi biển", ông ấy nói khi chụp ảnh cho người bạn Denys của mình tại một phòng tập thể dục ngoài trời.

"Mọi người đơn giản chỉ đến đây để du ngoạn. Cũng có lúc chúng tôi muốn ngắm thiên nga", Daniil, 39 tuổi cho biết khi đang đạp xe cùng nhóm bạn trên đường đi mua đồ.

Daniil là một thợ cơ khí tại nhà máy điện Sloviansk ở thị trấn Mykolaivka gần đó, nhưng đã mất việc tạm thời do chiến tranh.

Khu nghỉ dưỡng hồ Sloviansk từng nổi tiếng với làn nước mặn, được cho là có thể giúp giảm các vấn đề về khớp. Tuy nhiên, một viện điều dưỡng được xây dựng tại chỗ không còn mở cửa nữa.

Các chữ cái bằng nhựa màu cam trên một túp lều nghỉ trên bãi biển có nội dung "Hãy tận hưởng niềm vui trong mùa hè này", nhưng những chiếc ghế dài trên bãi biển đã bị khóa. Các quầy bán kem và một cabin mát xa cũng đóng cửa.

"Chúng tôi thường xuyên tới đây trước khi giao tranh nổ ra. Nhưng trong năm nay, đây mới là lần thứ 2 tôi ra biển", Kostyantyn giải thích và cho biết thường xuyên ra ngoài để cứu giúp những chú chó bị chủ bỏ lại để di tản sang miền Tây Ukraine.

"Tôi không sợ hãi vì tôi là một tình nguyện viên và đã bị pháo kích", ông nói trong tiếng pháo nổ lớn bên tai. Kostyantyn nhớ lại hoàn cảnh bị mắc kẹt khi một chiếc xe buýt sơ tán ở vùng Kharkiv bị pháo kích hồi cuối tháng 2.

"Với những gì đang xảy ra bây giờ, bạn nhận ra rằng cuộc sống không quá bị đe dọa. Khi chiến tranh kéo dài, những người chọn không sơ tán khỏi khu vực trở nên tự tin và cứng rắn hơn", ông nói. "Tôi nghĩ nó giống một dạng căng thẳng thần kinh hơn", Denys, người bạn của ông Kostyantyn nói xen, vào.

Tuy nhiên, Sloviansk hiện không có nước hoặc khí đốt và nguồn cung cấp điện không ổn định do chiến tranh tàn phá và khó sửa chữa, thị trưởng thành phố này nói với AFP.

Những đống dầm bê tông trên con đường từ khu nghỉ mát bãi biển vào thành phố đã tạo ra một chướng ngại vật kéo dài cho các phương tiện và các đường hào chiến tranh đã được xây dựng dọc theo đó.

Adblock test (Why?)

Thị trưởng Kiev cảnh báo NATO sau vụ tấn công vào trung tâm thương mại - Ảnh 1.

Ông Vitali Klitschko phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Ảnh: Getty Images)

Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga hôm 27/6 vào một trung tâm mua sắm ở thành phố Kremenchuk, Ukraine là lời nhắc nhở nghiệt ngã về sự khủng khiếp của chiến tranh, và một số người đã xem thời điểm của cuộc tấn công - khi các nhà lãnh đạo G7 gặp nhau ở Đức và ngay trước hội nghị thượng đỉnh NATO - như một thông điệp trực tiếp từ Moscow. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi cuộc tấn công vào trung tâm mua sắm là một hành động "khủng bố". Ông Zelensky sẽ phát biểu trực tuyến trước các nhà lãnh đạo NATO vào ngày 29/6,

Các nhà lãnh đạo của liên minh quốc phòng lớn nhất thế giới đang triệu tập hội nghị thượng đỉnh tại Madrid trong tuần này. Cuộc họp cấp cao từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 6 diễn ra vào thời điểm căng thẳng toàn cầu gia tăng trong bối cảnh Nga xung đột với Ukraine.

Ông Klitschko nói với các phóng viên tại địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO: "Thức dậy đi mọi người. Điều này đang xảy ra ngay ở thời điểm hiện tại. NATO có thể là mục tiêu tiếp theo, và nó sẽ diễn ra chỉ trong nháy mắt".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng các cuộc gặp thượng đỉnh sẽ vạch ra một kế hoạch chi tiết cho liên minh "trong bối cảnh một thế giới nguy hiểm và khó đoán hơn". Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, quan hệ giữa NATO và Điện Kremlin ngày càng xấu đi.

Các nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ bao gồm tăng cường phòng thủ trước Nga và hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Moscow, cả hai đều đòi hỏi cam kết tài chính nhiều hơn từ các thành viên NATO.

Chỉ 9 trong số 30 thành viên của NATO đáp ứng mục tiêu của tổ chức là chi 2% GDP cho quốc phòng. Tây Ban Nha, quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh, chỉ dành một nửa trong số đó.

Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và New Zealand tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách khách mời.

Trong khi đó, một số thành viên châu Âu đang lo ngại trước đường lối cứng rắn của Mỹ đối với Bắc Kinh và không muốn Trung Quốc trở thành đối thủ của NATO.

Ở một diễn biến khác, cơ quan vũ trụ nhà nước của Nga, Roscosmos, đã đánh dấu sự khai mạc của hội nghị bằng cách công bố các hình ảnh vệ tinh và tọa độ của hội trường Madrid, nơi hội nghị đang được tổ chức, cùng với tọa độ của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và trụ sở chính phủ ở London, Paris cũng như Berlin.

Adblock test (Why?)

Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận NATO với Phần Lan và Thụy Điển - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Madrid, Tây Ban Nha. Ngày 28 tháng 6 năm 2022. Ảnh: AP

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ việc mời Phần Lan và Thụy Điển tham gia NATO tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của khối ở Tây Ban Nha, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tuyên bố hôm 28/6 sau cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson.

Ba nước đã ký biên bản ghi nhớ tại cuộc họp, được tổ chức với sự hỗ trợ của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Ông Niinisto cho biết: "Các bước gia nhập cụ thể của chúng tôi sẽ được các đồng minh NATO nhất trí trong hai ngày tới, nhưng quyết định đó sắp xảy ra. Tôi rất vui vì quá trình trở thành thành viên NATO của Phần Lan đang diễn ra suôn sẻ".

Theo Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển cam kết "lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức" và chấm dứt ủng hộ các tổ chức mà Ankara chỉ định là khủng bố.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã có được những gì mình muốn", ông Erdogan nói trong một tuyên bố sau khi thỏa thuận được công bố.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Stoltenberg nói rằng Phần Lan và Thụy Điển sẽ trở thành quan sát viên của NATO tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Ông nói thêm rằng bản ghi nhớ bao gồm các điều khoản về chống khủng bố và xuất khẩu vũ khí.

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson ca ngợi "thỏa thuận rất tốt" với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên khẳng định Thụy Điển không nhượng bộ quá nhiều đối với Tổng thống Erdogan.

"Thực hiện bước tiếp theo để trở thành thành viên NATO tất nhiên quan trọng đối với Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng đó cũng là bước rất quan trọng đối với NATO, bởi các quốc gia chúng ta sẽ là bên cung cấp an ninh trong NATO", bà Andersson nói.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng hoan nghênh thỏa thuận này. "Tư cách thành viên của Thụy Điển và Phần Lan sẽ làm cho liên minh tuyệt vời của chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn", ông Johnson đăng Twitter.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ trích Phần Lan và Thụy Điển xin vào NATO, nhưng cảnh báo hoạt động mở rộng hạ tầng quân sự trên lãnh thổ hai quốc gia này sẽ kích hoạt phản ứng từ Moscow. "Hành động cụ thể sẽ dựa trên mối đe dọa mà họ tạo ra với Nga", ông Putin nói.

Adblock test (Why?)

Chiến sự Nga-Ukraine: Cuộc rút lui đẫm máu khi cả đơn vị Ukraine trúng bom Nga - Ảnh 1.

Một binh sĩ của đơn vị đổ bộ đường không Ukraine bị thương nặng được sơ tán sau khi bị trúng bom Nga vào ngày 26/6. Ảnh Washington Post.

Khi đoàn xe bọc thép của đơn vị đổ bộ đường không Ukraine vừa rút khỏi Severodonetsk và di chuyển vào làng Verkhnokamianske, với nhiều binh sĩ đang ngồi bên ngoài xe ngày 26/6, họ hứng ngay một vụ nổ được cho là do bom Nga. Theo Washington Post, sau này những người lính Ukraine phỏng đoán đó là một quả bom bi.

“Không có chuyện gì xảy ra với chúng tôi khi chúng tôi ở mặt trận. Nhưng chính trong khi chúng tôi đang rút lui, chúng tôi lại bị trúng bom", chỉ huy đơn vị đổ bộ đường không Ukraine cho biết.

Khi vụ nổ xảy ra, một số người lính Ukraine văng khỏi vị trí trên xe, bị thương, máu đổ ra từ tay chân và thậm chí đầu của họ. Nhưng không có thời gian để xử lý những vết thương trong khi đoàn xe vẫn nằm trong tầm ngắm của pháo binh Nga.

Những binh sĩ không bị thương vội vàng tự cầm máu cho đồng đội rồi kéo họ trở lại xe và băng ra khỏi làng. Họ chạy qua những con đường đất bùn lầy để đến hàng cây phía trên cánh đồng lúa mì cách đó khoảng một km.

Một số binh sĩ đã đẩy xe của đơn vị vào trong tán cây, ngụy trang chúng bằng cành cây để che mắt các máy bay không người lái của Nga. Những binh sĩ khác đã làm mọi thứ họ có thể làm cho những người bị thương, với đồ sơ cứu cá nhân vì đơn vị y tế dã chiến của đơn vị đã bị tách ra từ trước.

Có 8 người lính bị thương, ít nhất hai người trong số họ bị thương nặng. Người lính với vết thương ở đầu dần mất ý thức và bất tỉnh.

Người chỉ huy vừa liên lạc với các nhóm y tế để yêu cầu trợ giúp thì một số nhà báo của Washington Post đưa tin về cuộc rút lui cũng vừa đến hiện trường. Những người lính lập tức hét lên yêu cầu các nhà báo rời khu vực: "Ở đây không an toàn!", họ nói.

Tuy nhiên, đội hộ tống an ninh của The Washington Post, một cựu nhân viên y tế chiến trường có một bộ dụng cụ sơ cứu chấn thương đầy đủ trên xe. "Mang đến đây, mang đến đây”, những người lính Ukraine đề nghị.

Trong nửa giờ tiếp theo, lực lượng hộ tống an ninh của The Washington Post đã hỗ trợ ổn định những trường hợp bị thương nghiêm trọng nhất.

Một người lính bị thương nặng ở đầu được tháo mũ để băng bó. “Anh ấy bị mảnh bom văng trúng đầu. Nhưng tôi không tìm thấy vết thương nào. Mảnh bom vẫn ở trong đó", một nhân viên y tế cho biết.

Gần đó, một binh sĩ khác đang nằm trên vũng máu của chính mình trên một chiếc cáng vải, đùi được băng bó kín mít.

Một lúc sau, xe cứu thương của quân đội Ukraine đến, các nhân viên y tế đã nhảy ra ngoài, nhanh chóng đưa những người lính bị thương rời đi, The Washington Post.

Adblock test (Why?)

46 di dân chết trong xe container ở Mỹ: Thống đốc Texas đổ lỗi cho Tổng thống Biden - Ảnh 1.

Một chiếc xe cấp cứu rời khỏi hiện trường nơi cảnh sát cho biết 46 di dân chết trong xe container ở Texas, Mỹ. Ảnh Stuff

Theo Skynews, ông Greg Abbott, Thống đốc đảng Cộng hòa cho biết, vụ hàng chục di dân chết trong xe container ở thành phố San Antonio, thuộc bang Texas đã "cho thấy hậu quả của việc Tổng thống từ chối thực thi luật pháp".

Những cái chết này là do ông Biden. Đó là kết quả của các chính sách biên giới mở chết người của ông ấy. Vụ việc đã cho thấy hậu quả của việc Tổng thống từ chối thực thi luật pháp"", ông Abbott tuyên bố.

Cụ thể, ông Abbott muốn nhắc đến việc, Tổng thống Biden đã đảo ngược chính sách nhập cư của chính quyền tiền nhiệm - tức cựu Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép vào Mỹ.

Theo đó, sau khi lên nắm quyền, ông Biden đã công bố tạm dừng chương trình "Ở lại Mexico", có tên gọi chính thức là Nghị định thư Bảo vệ người di cư (MPP). Điều này giúp cho phép khoảng 11.000 người tham gia chương trình được vào Mỹ trong khi đợi kết quả xin thị thực.

Quyết định trên của ông Biden từng vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các thành viên đảng Cộng hòa. Đồng thời, đảng Cộng hòa cho rằng Tổng thống Biden đang khuyến khích nhiều người di cư tới khu vực biên giới Mỹ - Mexico và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tại khu vực này.

Trong khi đó, phát biểu về vụ việc khi số di dân chết trong xe container ở Mỹ đã tăng từ 46 lên 51 người, Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả "thảm kịch" ở Texas là "kinh hoàng và đau lòng".

Trước đó, vào khoảng 18h ngày 27/6, 46 di dân được phát hiện thiệt mạng trong một xe container bị bỏ lại ở thành phố San Antonio, bang Texas. 16 người sống sót, gồm 12 người lớn và 4 trẻ em được đưa đi cấp cứu trong tình trạng sốc nhiệt, cơ thể rất nóng và mất nước.

"Khi chúng tôi chạm vào, các bệnh nhân đều rất nóng, họ bị sốc nhiệt, kiệt sức vì nóng. Trên xe không có dấu hiệu của nước. Đó là xe container đông lạnh nhưng không thấy bộ phận làm lạnh hoạt động", Charles Hood, Giám đốc sở cứu hỏa thành phố San Antonio cho biết.

Thị trưởng thành phố San Antonio, bà Ron Nirenberg đã gọi đây là một "thảm kịch kinh hoàng của loài người" và gọi các nạn nhân là di dân, theo CNN.

"Thật là bi thảm. Đêm nay chúng tôi đang phải giải quyết một thảm kịch kinh hoàng của loài người. Chúng tôi hy vọng những kẻ chịu trách nhiệm đẩy các nạn nhân vào điều kiện vô nhân đạo như vậy sẽ bị truy tố kịch khung", Thị trưởng San Antonio Ron Nirenberg tuyên bố trong cuộc họp báo.


Adblock test (Why?)

Xe bọc thép cực hiếm của Ukraine xuất trận - Ảnh 1.

Xe bọc thép Ovod "Ruồi trâu" của Ukraine (Ảnh: Defense Express).

Những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Telegram cho thấy quân đội Ukraine đã đưa một xe bọc thép Ovod ra tiền tuyến. Trong tiếng Nga, "Ovod" có nghĩa là "Ruồi trâu".

"Ruồi trâu" là một loại xe bọc thép vô cùng hiếm do chúng không được đưa vào sản xuất đại trà và chỉ có một phiên bản thử nghiệm được chế tạo. Lý do của sự thiếu phổ biến của xe bọc thép "Ruồi trâu" là do buồng lái quá nhỏ, dẫn đến sự thiếu tiện nghi cho kíp lái.

Xe bọc thép này được đặt trên khung gầm cơ sở của xe tải Gaz-66, một loại xe tải quân sự nổi tiếng được chế tạo từ những năm 1960 dưới thời Liên Xô. Năm 2015, các kỹ sư tại nhà máy tăng thiết giáp Zhytomyr đã bắt đầu tân trang lại phiên bản thử nghiệm của xe bọc thép này và đặt cho nó cái tên "Ruồi trâu" vì kích thước nhỏ gọn nhưng có khả năng hoạt động tương đối mạnh mẽ.

Xe bọc thép cực hiếm của Ukraine xuất trận - Ảnh 2.

Buồng lái nhỏ, gây ra sự thiếu tiện nghi cho "Ruồi trâu" (Ảnh: Defense Express).

"Ruồi trâu" được trang bị một lớp giáp bảo vệ mỏng có thể chịu được hỏa lực hạng nhẹ của đối phương. Với khả năng chuyên chở khoảng 12 binh sĩ cùng 2 thành viên kíp lái, xe bọc thép này có thể được sử dụng để vận chuyển bộ binh Ukraine tại các vùng chiến sự. Một khẩu súng máy 12,7mm cũng đã được lắp đặt nhằm tăng cường sức mạnh tấn công cho xe bọc thép hiếm gặp này.

Theo giới phân tích, việc phải đưa một phương tiện chiến đấu đã tương đối lỗi thời và thiếu tiện nghi như "Ruồi trâu" ra tiền tuyến cho thấy một lượng lớn xe bọc thép chở quân của quân đội Ukraine đã bị tiêu diệt trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Một số chuyên gia nhận định số lượng xe bọc thép của Ukraine bị thiệt hại sau những cuộc giao tranh với Nga lớn đến mức các phương tiện chiến đấu sản xuất trong nước hoặc được phương Tây viện trợ không thể bù đắp được. Điều này dẫn tới việc quân đội Ukraine buộc phải sử dụng "Ruồi trâu" như một giải pháp tình thế.

Adblock test (Why?)

Chó robot của Mỹ được gửi đến Ukraine để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt - Ảnh 1.

Chú chó robot Spot của Boston Dynamics. Ảnh: Getty

HALO Trust, một tổ chức rà phá bom mìn có trụ sở tại Mỹ, được cho là sẽ sử dụng Spot - chú chó robot của Boston Dynamics - để gỡ mìn, đạn cối và bom chưa nổ tại các khu vực trước đây do Nga kiểm soát gần thủ đô Kiev, theo giám đốc điều hành Chris Whatley của tổ chức, người đã nói chuyện với Foreign Policy.

Whatley tuyên bố rằng trong một phiên thử nghiệm năm ngoái, Spot "tỏ ra vô cùng hiệu quả". Được trang bị một cánh tay robot, Spot có thể thu thập bom, đạn chưa nổ trong các hố mà không gây rủi ro cho dân thường hoặc bất kỳ đội nào trong số 10 đội của HALO hiện đang làm việc tại Ukraine.

Foreign Policy lưu ý rằng họ chưa nhận được bất kỳ bình luận nào về vấn đề này từ Boston Dynamics, công ty phát triển và chế tạo những chú chó robot Spot. Quân đội Mỹ được cho là đã chấp thuận việc chuyển giao.

Trong một email gửi tới Foreign Policy, giám đốc truyền thông và tiếp thị của Boston Dynamics, Nikolas Noel thừa nhận: "Nói chung, Spot là một công cụ hiệu quả để bảo vệ mọi người tránh xa nguy cơ bị tổn hại. Chú robot có thể được sử dụng để kiểm tra các vật liệu nguy hiểm tiềm ẩn từ một khoảng cách an toàn".

Tuy nhiên, Noel nói thêm rằng các điều khoản và điều kiện của Boston Dynamics đã ngăn không cho robot "được vũ khí hóa hoặc sử dụng cho mục đích gây hại hoặc đe dọa".

Mặc dù Spot có thể được huấn luyện để tự động thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản, nhưng diễn biến khó đoán tại chiến trường khiến nó chỉ có thể được sử dụng hiệu quả khi điều khiển bằng tay.

Theo Thứ trưởng Nội vụ Ukraine Meri Akopyan, khoảng 300.000 km vuông lãnh thổ Ukraine được rà phá bom mìn kể từ ngày 20/5 và hoạt động rà phá bom mìn có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm.

Vào tháng 5/2022, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc tuyên bố rằng phải mất nhiều thập kỷ để rà phá "mìn sát thương cũng như các loại đạn chưa nổ hoặc bị bỏ lại khác ở Ukraine", "đe dọa cuộc sống của hàng triệu người".

Adblock test (Why?)

Lợi dụng màn đêm, binh sĩ Ukraine rút lui khỏi Severodonetsk bằng thuyền - Ảnh 1.

Anton (phải), một người lính trở về từ Severodonetsk, chụp ảnh với bạn bè của mình ở Slovyansk, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 26 tháng 6 năm 2022. Ảnh: Reuters

Hôm 25/6, các lực lượng Nga đã chiếm hoàn toàn thành phố Severodonetsk, cả hai bên xác nhận. Thành phố phía đông đã trải qua các cuộc giao tranh đẫm máu trong suốt vài tuần qua.

"Đó là một điều đáng tiếc, chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều để bảo vệ thành phố", Danylo, một người lính 24 tuổi nói và cho biết thêm anh là một trong những người cuối cùng rời đi.

"Chúng tôi không quá buồn vì chúng tôi vẫn còn muốn sống", Danylo nói thêm.

Hôm 26/6, anh và một người lính khác, Anton, người cũng đã rời đi trong những ngày cuối cùng, mô tả việc họ vượt sông Siverskyi Donets trong một số cuộc phỏng vấn. Họ nói chuyện với Reuters tại Sloviansk, một thị trấn cách Severodonetsk khoảng 60km về phía tây, nơi này hiện đã trở thành một trong những thành trì quan trọng của Ukraine trong công cuộc bảo vệ Donbass.

Danylo cho biết: "Chúng tôi phải lợi dụng lúc trời tối để có thể rời đi an toàn. Đường đi liên tục thay đổi do gặp pháo kích".

Theo như người thanh niên được biết, không có ai thiệt mạng trong cuộc rút lui.

Nỗi lo về một Mariupol khác

Anton cho biết các lực lượng phòng thủ của Severodonetsk lo sợ rằng bọn họ sẽ bị bao vây giống như khu vực nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng phía nam Mariupol, nơi hàng trăm chiến binh Ukraine cố thủ trước khi đầu hàng.

Tại Severodonetsk, lực lượng Ukraine cũng bị đẩy lùi về một khu vực công nghiệp rộng lớn, lần này là nhà máy hóa chất Azot.

"Có rất nhiều dân thường, chúng tôi đang bị bao vây", Anton nói, đồng thời cáo buộc quân đội Nga sử dụng chiến thuật "Tiêu thổ".

"Chúng tôi có thể đối phó với bộ binh và xung kích, tuy nhiên chiến thuật của Moscow là phá hủy tất cả các công trình, tiêu diệt mọi thứ. Chúng tôi không còn nơi nào để phòng thủ", anh nói.

"Nga đang thử thách sức chịu đựng của chúng tôi. Không có lời giải thích hợp lý nào cho hành động của quân đội Moscow, nhưng họ đang làm chúng tôi kiệt sức, đó là toàn bộ chiến thuật của họ", anh nhấn mạnh.

Moscow phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 

Anton cho biết quân phòng thủ được lệnh rút lui vì bị tổn thất nặng nề, không còn gì để bám trụ. Tuy nhiên, anh cho rằng các lực lượng Nga còn chịu tổn thất nặng nề hơn nhiều.

"Đây đã trở thành nhà của tôi và tôi muốn chiến đấu vì nơi này. Thật khó để quyết định rút lui, nhưng đó là mệnh lệnh và là điều đúng đắn nên làm", anh nói.

Trở lại Sloviansk, Tatyana Khimeon, trước đây là một biên đạo múa, cho biết cô đang tình nguyện phân phát đồ dùng bao gồm tất, khăn ướt, áo giáp và mũ bảo hiểm cho những người lính mới đến.

"Thật khó khăn cho các chàng trai khi họ phải rời khỏi những thành phố bị chiếm đóng. Chúng tôi mỉm cười và ôm họ để xoa dịu tâm trạng một chút", cô nói.

"Nhưng nhìn chung tinh thần của họ rất tốt. Chúng tôi tin tưởng vào họ, chúng tôi hy vọng vào họ".

Adblock test (Why?)

NATO tăng quân số sẵn sàng chiến đấu lên hơn 300.000 người - Ảnh 1.

NATO sẽ tăng quân số sẵn sàng chiến đấu lên 300.000 binh sĩ. Ảnh: Getty

Stoltenberg nói với các phóng viên trước thềm hội nghị thượng đỉnh của khối ở Madrid, Tây Ban Nha vào cuối tuần này: "Chúng tôi sẽ thay đổi lực lượng phản ứng nhanh của NATO và tăng quân số lực lượng sẵn sàng chiến đấu lên hơn 300.000 người".

Lực lượng Ứng phó NATO (NRF) hiện có khoảng 40.000 quân nhân.

Ông Stoltenberg cho biết các đồng minh cũng sẽ tăng cường khả năng phòng không và dự trữ quân nhu.

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo NATO dự kiến khai mạc từ 28/6 ở Madrid, Tây Ban Nha. Phản ứng tập thể đối với xung đột Nga-Ukraine, cũng như đơn gia nhập liên minh của Thụy Điển và Phần Lan, sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự năm nay.

Ông Stoltenberg nói: "Tôi kỳ vọng hội nghị sẽ làm rõ việc các đồng minh coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của khối".

NATO đã tăng gấp đôi hiện diện tại các quốc gia thành viên có chung biên giới với Ukraine kể từ cuối tháng 2/2022, khi Nga mở chiến dịch quân sự ở nước này. Hiện nay, liên minh quân sự này vẫn chưa coi Nga là mối đe dọa trực tiếp.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên NATO đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Moscow và cung cấp cho Kiev vũ khí hạng nặng, bao gồm hệ thống tên lửa, máy bay không người lái chiến đấu và xe bọc thép.

Adblock test (Why?)

Xung đột Nga-Ukraine: Anh, Pháp tin Ukraine có cơ hội lật ngược tình thế - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo chung ở Kiev ngày 16/6. Ảnh AP

Theo Ukrinform, Tổng thống Macron đã ca ngợi sự hỗ trợ quân sự liên tục của Thủ tướng Boris Johnson đối với Ukraine và các nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy mạnh công việc này”, thông cáo báo chí của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết.

Các nhà lãnh đạo Pháp và Anh đã nhất trí rằng, hiện tại là thời điểm quan trọng đối với cuộc chiến ở Ukraine, và có cơ hội để Kiev lật ngược tình thế trong cuộc chiến.

Ông Johnson nhấn mạnh bất kỳ nỗ lực nào để giải quyết xung đột lúc này sẽ chỉ gây ra bất ổn lâu dài và cho phép Tổng thống Putin thao túng cả các quốc gia có chủ quyền và thị trường quốc tế vĩnh viễn.

Hội nghị thượng đỉnh G7 đang được tổ chức dưới sự chủ trì của Đức tại Lâu đài Elmau ở quận Garmisch-Partenkirchen của dãy Alps Bavaria bắt đầu kể từ Chủ nhật 26/6 theo giờ địa phương.

Xung đột Nga-Ukraine: Anh, Pháp tin Ukraine có cơ hội lật ngược tình thế - Ảnh 2.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Kiev lần thứ 2 ngày 17/6. Ảnh Reuters.

Trong một diễn biến liên quan, giới chức Ukraine cho biết, Nga sáng sớm 26/6 đã tấn công tên lửa nhằm vào một tòa nhà dân cư và nhà trẻ ở trung tâm thủ đô Kiev, khiến một người thiệt mạng và 6 khác bị thương. Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Zelensky cáo buộc, vụ tấn công này của Nga nhằm "đe dọa người dân Ukraine" ngay trước thêm cuộc họp thượng đỉnh G7.

Về phần mình, Nga tuyên bố cuộc tấn công lúc sáng 26/6 vào Kiev là nhắm vào một nhà máy sản xuất vũ khí đồng thời bác bỏ những thông tin "giả mạo" về việc tên lửa bắn trúng khu dân cư ở thủ đô Ukraine.

Nhà máy Artyom "là mục tiêu và là một cơ sở hạ tầng quân sự. Các lực lượng Nga tấn công những mục tiêu dân sự ở Kiev là tin giả", Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Bộ cũng cho biết một tòa nhà dân cư gần đó bị thiệt hại là do tên lửa phòng không Ukraine.

Nga cùng ngày tuyên bố tiến hành các cuộc tập kích nhằm vào 3 trung tâm huấn luyện quân sự của Ukraine. Các cuộc tấn công được thực hiện bằng "vũ khí chính xác cao của lực lượng hàng không vũ trụ Nga và tên lửa Kalibr", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay.

Trong số các mục tiêu có một trung tâm huấn luyện quân sự cho các lực lượng Ukraine ở quận Starychi thuộc vùng Lviv, cách biên giới Ba Lan, một thành viên NATO, khoảng 30 km. Hai trung tâm còn lại nằm ở khu vực Zhytomyr, miền trung đất nước, và Chernihiv ở miền bắc Ukraine.

Tại chiến trường Donbass, các lực lượng Nga vừa giành được một bước đột phá chiến lược khi kiểm soát được hoàn toàn thành phố Severodonetsk sau nhiều tuần xung đột ác liệt.

Lực lượng Ukraine đã buộc phải rút lui để cố thủ tại thành phố Lysychansk lân cận nhằm bảo toàn lực lượng. Nếu các lực lượng Ukraine tiếp tục thất thủ ở Lysychansk, toàn bộ tỉnh Lugansk, một trong 2 tỉnh hình thành vùng Donbass sẽ rơi vào tay Nga.

Adblock test (Why?)

Ukraine gia nhập NATO là điều "chưa bao giờ" được tính đến, Tây Ban Nha tuyên bố - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh NATO.int

NATO đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Madrid, nhưng điều đó không có nghĩa là khối có kế hoạch mời Kiev sớm gia nhập hàng ngũ của mình, ông Albares khẳng định hôm 26/6 trong cuộc phỏng vấn với tờ El Pais.

Ngoại trưởng Tây Ban Nha nhấn mạnh rằng, chuyện mời Ukraine gia nhập NATO sẽ không được đặt ra khi phóng viên hỏi liệu khối quân sự có mở cửa cho Kiev gia nhập "vào trung hạn" hay không.

“Điều đó chưa bao giờ được tính đến, bây giờ cũng vậy", ông Albares nói thêm.

Sự mở rộng về phía đông của NATO được Nga cho là một trong những lý do để Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine vào tháng Hai. Điện Kremlin yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.

Đầu tuần này, cố vấn của Tổng thống Zelensky, Aleksey Arestovich tuyên bố rằng, Ukraine “trên thực tế” đã là một phần của NATO khi các quốc gia phương Tây hứa hẹn sẽ giúp nước này “chiến thắng” trong cuộc xung đột với Nga.

Nếu Zelensky quyết định đích thân tham gia hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Madrid, "chúng tôi sẽ chào đón ông ấy với vòng tay rộng mở", Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng nhà lãnh đạo Ukraine sẽ tham gia thông qua liên kết video.

Tuy nhiên, ông Albares nhấn mạnh, EU và NATO chỉ muốn “hòa bình trở lại Ukraine và châu Âu càng sớm càng tốt” đồng thời nói thêm rằng, tất cả các biện pháp mà các quốc gia EU và “đồng minh xuyên Đại Tây Dương” của họ thực hiện đều chỉ nhằm buộc các lực lượng của Moscow phải trở lại lãnh thổ Nga.

Nhiều quốc gia phương Tây đã cung cấp cho Ukraine vũ khí và thiết bị quân sự kể từ khi đầu cuộc xung đột. Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng những nguồn cung cấp như vậy cho Kiev sẽ chỉ kéo dài xung đột.

Khi được hỏi liệu phương Tây có nên khuyến khích Tổng thống Zelensky đạt được một lệnh ngừng bắn với Nga bằng cách chấp nhận một số nhượng bộ hay không, ông Albares nói rằng Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và có thể tự đưa ra quyết định.

Những tuyên bố của Ngoại trưởng Tây Ban Nha được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới tại Madrid. Tại hội nghị, khối quân sự này dự kiến sẽ xác định khái niệm chiến lược mới của mình. Người đứng đầu NATO, Jens Stoltenberg, trước đó nói rằng trong bản cập nhật chính sách tiếp theo, khối này sẽ lần đầu tiên tuyên bố Nga không phải là một đối tác mà là một mối đe dọa.

Các quốc gia Baltic và Ba Lan cũng có kế hoạch sử dụng hội nghị này để yêu cầu NATO triển khai quy mô lớn ở sườn phía đông của họ - điều mà Moscow từ lâu coi là mối đe dọa đối với an ninh của nước này.

Adblock test (Why?)

NÓNG: Đại tướng Shoigu bất ngờ thăm các binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trao huân chương cho một binh sĩ trong cuộc kiểm tra quân đội Nga tham gia chiến sự ở Ukraine tại một địa điểm và ngày không xác định. Ảnh Rferl

"Tại sở chỉ huy của các đơn vị Nga, đại tướng Sergei Shoigu đã nghe báo cáo về tình hình hiện tại và hành động của lực lượng vũ trang Nga trong những khu vực tác chiến chính", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga không công bố thời điểm diễn ra chuyến thăm của Đại tướng Shoigu. Nhưng chuyến thăm này đánh dấu lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến Ukraine kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở nước láng giềng vào ngày 24/2.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong chuyến thăm, ông Shoigu đã trao huân chương cho các binh sĩ Nga để tuyên dương thành tích của họ trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trước đó, vai trò của Đại tướng Shoigu đã bị đặt câu hỏi khi Nga thất bại trong việc đánh chiếm thủ đô Kiev và phải rút lui để tập trung vào mục tiêu nhỏ hơn ở Donbass cũng như các bằng chứng về việc lính nghĩa vụ được điều động tham gia chiến đấu, bất chấp sự phủ nhận từ phía Tổng thống Nga Putin trước đó.

Thông tin Đại tướng Shoigu tới thăm các binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine diễn ra cùng ngày trung tâm Kiev bị tấn công bằng tên lửa, đánh dấu lần đầu tiên thủ đô Ukraine bị tấn công sau nhiều tuần yên ổn và cuộc sống đang dần trở lại bình thường với người dân thành phố.

Adblock test (Why?)

Trận chiến Donbass: Ukraine làm gì tiếp theo sau khi "nhường" Severodonetsk cho Nga? - Ảnh 1.

khói bốc lên phía sau một tòa nhà bị phá hủy bởi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine ở Lysychansk, vùng Lugansk, Ukraine ngày 17/6/2022. Ảnh Reuters.

Thiếu tướng Kyrylo Budano, Cục trưởng Cục tình báo quân sự Ukraine cho biết, quân đội sẽ cố gắng ổn định lại tình hình sau khi rút khỏi thành phố Severodonetsk, trung tâm hành chính của tỉnh Lugansk vài giờ sau khi Nga tuyên bố giành toàn quyền kiểm soát thành trì này.

Việc Severodonetsk thất thủ hôm 25/6, sau nhiều tuần lực lượng Ukraine tại đây bị bắn phá nặng nề, được xem là đánh dấu một bước lùi đáng kể của quân đội Ukraine trên chiến trường Donbass.

Ông Budano cho biết, Nga đã sử dụng chiến thuật "mà họ đã sử dụng ở Mariupol" để giành lấy Severodonetsk. Đó là xóa sổ thành phố khỏi mặt đất. Theo đó, quân đội Ukraine đã không thể tổ chức phòng thủ trong đống đổ nát và các bãi đất trống được nữa.

"Vì vậy, các lực lượng Ukraine sẽ rứt tới vùng đất cao hơn để tiếp tục các hoạt động quốc phòng", ông Budano nói.

Khi được hỏi về kế hoạch tổ chức phản công ở khu vực Kherson - bị Nga kiểm soát vào đầu cuộc xung đột nổ ra vào 24/3, tướng Ukraine từ chối hé lộ chi tiết nào về bất cứ kế hoạch tiềm năng nào.

"Từ tháng 8, chúng ta sẽ thấy những kết quả rõ ràng về hoạt động quân sự của Ukraine. Chỉ cần đợi một chút và chúng ta sẽ thấy những gì chiến dịch mang lại", ông Budano nói.

Ông cho biết bất kỳ cuộc phản công nào cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả việc tập trung lực lượng được trang bị tốt. Điều này sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine nhận được bao nhiêu sự giúp đỡ từ các đối tác nước ngoài.

Vị tướng Ukraine cũng bày tỏ lòng biết ơn to lớn đối với sự hỗ trợ của phương Tây, nhưng nói rằng Ukraine cần thêm sự trợ giúp bao gồm các xe bọc thép và hệ thống vũ khí tối tân để tấn công vào các lực lượng Nga.

Adblock test (Why?)

Nga tấn công trung tâm thủ đô Ukraine khi lãnh đạo phương Tây họp bàn biện pháp trừng phạt Nga - Ảnh 1.

Khói bốc lên ở Kiev sau cuộc tấn công tên lửa của Nga hôm nay 26/6. Ảnh Reuters.

Thị trưởng Kiev, ông Vitali Klitschko cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng, tên lửa của Nga đã bắn trúng quận Shevchenkivskiy ở trung tâm của Kiev vào Chủ nhật, phá hủy một phần tòa nhà chung cư 9 tầng và gây ra hỏa hoạn.

“Có những người vẫn đang nằm dưới đống đổ nát”, ông Klitschko nói và cho biết thêm rằng một số người đã phải nhập viện.

"Họ (những người cứu hộ) đã kéo ra (khỏi đống đổ nát) một bé gái 7 tuổi. Bé còn sống. Giờ họ đang cố gắng giải cứu mẹ của bé", thị trưởng Kiev nói thêm.

Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Ukraine, ông Ihor Klymenko, cho biết trên kênh truyền hình quốc gia rằng, ít nhất 5 người đã bị thương trong cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào Kiev hôm nay.

Các quan chức Ukraine cho biết, 4 vụ nổ được ghi nhận ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm nay, bao gồm vụ tấn công vào một khu dân cư gần trung tâm thành phố và gây hỏa hoạn. Các vụ nổ đã gây hỏa hoạn và khói đen dày đặc bốc lên.

Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko cho biết trên Telegram rằng Nga đã phóng 14 tên lửa vào Kiev và các vùng phụ cận trong sáng nay. Trong khi đó, nghị sĩ Lesia Vasylenko, nói rằng 7 người có thể đã bị thương trong các cuộc tấn công.

Cuộc sống vốn đã trở lại bình thường ở Kiev sau khi Nga rút quân khỏi thủ đô Ukraine và các khu vực phía Bắc của nước này sau khi không thể bẽ gãy sự kháng cự của các lực lượng Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Mặc dù còi báo động không kích đôi khi vẫn vang lên khắp thành phố, nhưng đã không có cuộc tấn công lớn nào nhằm vào Kiev kể từ tháng Sáu.

Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường, nhưng Ukraine và phương Tây nói ngược lại. Các vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh thành phố chiến lược quan trọng ở phía đông Ukraine là Severodonetsk vừa thất thủ vào tay Nga hôm 25/6 và các lãnh đạo phương Tây tập trung ở châu Âu để thảo luận thêm về các biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.

Ông Klitschko cho biết, vụ không kích này của Nga còn nhằm "đe dọa người Ukraine" ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Đức bắt đầu từ hôm nay 26/6.

Nga hiện chưa bình luận về vụ tấn công này.

Adblock test (Why?)

Cục trưởng cục tình báo Ukraine hé lộ lý do Nga phải bí mật huy động quân cho chiến trường Donbass - Ảnh 1.

Thiếu tướng Kyrylo Budanov, Cục trưởng Cục Tình báo Quân sự Ukraine, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ngày 25/6/2022. Ảnh Reuters.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Kiev, tướng Kyrylo Budanov, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Ukraine nói với Reuters rằng, ông tin, Ukraine chỉ có thể đạt được một chiến thắng trước Nga thông qua lực lượng quân sự.

"Chiến lược rất đơn giản. Ổn định tình hình, nhận đủ số lượng thiết bị, vũ khí cần thiết và chuẩn bị lực lượng, phương tiện để bắt đầu cuộc phản công nhằm giành lại toàn bộ lãnh thổ của chúng tôi", ông Budanov nói.

“Chúng ta không nên chờ đợi một phép màu rằng họ sẽ mệt mỏi và ngừng chiến đấu", vị tướng cho biết thêm.

Ông cũng hé lộ rằng, các lực lượng Nga có 330.000 quân tham gia vào chiến dịch quân sự ở Ukraine, chiếm 1/3 toàn bộ lực lượng vũ trang của nước này. Nga chưa lên tiếng về quân số của họ. 

Trong số 330.000 quân nhân trên cũng bao gồm bao gồm những người không tham gia chiến đấu mà làm công tác hậu cần.

Theo vị tướng Ukraine, Kiev không cần lo lắng về khả năng Nga cuối cùng sẽ công khai tuyên bố điều động thêm binh sĩ tham chiến ở Ukraine vì điều đó có nghĩa là Moscow sẽ phải đối mặt với những câu hỏi khó xử ở quê nhà.

"Họ thực sự lo sợ điều này - Đây là lý do chính tại sao việc huy động quân đang diễn ra một cách bí mật, đặc biệt là việc sử dụng lực lượng dự bị", tướng tình báo Ukraine tuyên bố và nói thêm rằng, lực lượng dự bị của Nga không phải là những người được đào tạo bài bản trong nhiều năm.

Adblock test (Why?)

Tại hội nghị cuối cùng khi Pháp đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên EU này, ông nhấn mạnh cuộc xung đột tại Ukraine “chỉ hợp thức hóa” nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của châu Âu về chủ quyền và càng đẩy nhanh chương trình nghị sự của EU.

Đằng sau 'Giấc mơ châu Âu' - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu với báo giới tại Paris ngày 7/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong động thái được đánh giá là  “chứng minh” cho phát biểu trên, lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã nhất trí trao quy chế ứng cử viên gia nhập khối cho Moldova và đặc biệt là Ukraine, một quyết định nhanh chưa từng có.

Quyết định được Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho là “lịch sử” này sẽ cho phép Ukraine dấn thêm một bước trong tiến trình gia nhập EU cùng với nước láng giềng. Bày tỏ trên mạng xã hội, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi đây là “một thời khắc lịch sử và độc nhất trong quan hệ Ukraine - EU”, trong khi Tổng thống Moldova Maia Sandu cũng cho rằng các nước EU đã phát đi “một tín hiệu ủng hộ rõ ràng và mạnh mẽ” đối với cả hai nước.

Ukraine đã được hưởng quy chế chỉ sau 4 tháng nộp đơn. Chưa bao giờ các nước thành viên EU có ý kiến chấp thuận đối với một quốc gia bên ngoài trong thời gian ngắn kỷ lục như vậy. Điều này được hiểu ở động cơ chính trị đằng sau quyết định của EU: Đưa ra một “tín hiệu rất mạnh mẽ đối với nước Nga” như phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Quyết định của Hội đồng châu Âu thực ra là động thái mang tính biểu tượng đối với cả Ukraine lẫn Moldova, bởi đây chỉ là khởi đầu của một hành trình phức tạp và kéo dài nếu xét đến các tiêu chuẩn không thể hạ thấp của EU về kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là về tự do, nhà nước pháp quyền và nhân quyền. Hơn nữa, quyết định được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột chưa có hồi kết tại Ukraine sẽ bổ sung thêm nhiều thách thức cho cả Kiev lẫn EU trong những chặng đường tới.

Nhà phân tích Georgina Wright, Giám đốc chương trình châu Âu của Viện Montaigne (Pháp) nhận định: “Nếu áp lực chính trị do xung đột tạo ra đã khiến việc trao quy chế ứng cử viên cho Ukraine được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục, thì ngược lại sự gia nhập của nước này sẽ không thể diễn ra ngay lập tức”. Theo chuyên gia này, việc xét kết nạp Ukraine phải có được một đảm bảo liên quan đến cả hai phía. Đó là khả năng của Ukraine trong việc đáp ứng các quy định của EU và ngược lại, khả năng của EU trong việc tiếp nhận một thành viên mới và cá biệt như Ukraine.

Ngày 17/6, phát biểu trước báo chí, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho rằng Ukraine “đã thực hiện khoảng 70% các quy định, định mức và tiêu chuẩn của EU” và thể hiện “là một nền dân chủ tổng thống và nghị viện rất vững chắc, một nền hành chính công hoạt động rất tốt, đã có những thành công trong cải cách phi tập trung hóa, có một nền kinh tế thị trường vận hành đầy đủ”. Năm 2014, Ukraine đã ký thỏa thuận liên kết với EU, trong đó có hiệp định thương mại tự do có hiệu lực từ đầu tháng 9/2017, cho phép Ukraine thực hiện các mục tiêu cải cách thể chế và nền kinh tế theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của EU.

Về phần mình, liệu EU có đủ khả năng để tiếp nhận một quốc gia ứng cử như Ukraine hay không cũng là vấn đề cần được giải đáp. Nói cách khác, việc xem xét và kết nạp Ukraine không phải là vấn đề một chiều. Ngoài những đòi hỏi đặt ra đối với Ukraine, bản thân EU cũng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về ngân sách, năng lực ra quyết định... để có thể kết nạp thêm thành viên. Nếu Ukraine hội nhập EU, nước này sẽ là thành viên lớn nhất xét về diện tích và có quy mô dân số đứng hàng thứ năm, làm ảnh hưởng đến cán cân quyền lực khi Kiev có sự hiện diện nổi trội trong Hội đồng và Nghị viện châu Âu. Đây là vấn đề không mấy dễ chịu đối với các thành viên khác.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, cũng trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 17/6, nói rằng Ukraine “vẫn còn nhiều việc quan trọng phải làm”, nhất là phải cho thấy những tiến bộ về “nhà nước pháp quyền, quản lý giới tài phiệt, chống tham nhũng và thực hiện các quyền cơ bản”. Lời phát biểu này cũng có thể được hiểu như một sự cảnh báo đối với Kiev. Nếu không đạt được các mục tiêu cơ bản sau vài năm, quy chế ứng cử viên mà Ukraine dễ dàng được hưởng sẽ bị lung lay, thậm chí có thể khiến nhóm 27 nước rút lại quyết định, như một quan chức cấp cao châu Âu khẳng định “Quy chế ứng cử viên là điều có thể đảo ngược”. Nếu Ukraine đã được Hội đồng châu Âu trao quy chế thì thể chế này cũng hoàn toàn có thể rút lại quyết định của mình.

Quy chế ứng cử viên cho phép Ukraine chính thức mở các cuộc đàm phán với EU, phải vượt qua khoảng 30 chương đàm phán bao trùm toàn bộ hoạt động của EU, chẳng hạn như thuế, quyền của người thiểu số, di chuyển tự do của hàng hóa và con người, các vấn đề môi trường... Các chương đàm phán này đều nhằm mục đích xác thực luật pháp của Ukraine có phù hợp với luật của EU hay không. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng phát biểu hồi tháng 5 rằng quá trình này có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên.

EC sẽ có những đánh giá ban đầu về tiến độ thực hiện của Ukraine vào cuối năm nay. Nhưng thật khó để tưởng tượng giữa hai bên sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán trong điều kiện địa chính trị và cục diện châu Âu hiện nay. Bối cảnh xung đột quân sự tại Ukraine sẽ khiến các nước EU theo dõi chặt chẽ cách thức Ukraine bảo vệ các dân tộc thiểu số, gồm các cộng đồng người Hy Lạp, Bulgaria, Hungary và đặc biệt là người Nga, bởi đây cũng là một khía cạnh quan trọng khi xem xét khả năng của Kiev đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu.

Lịch sử EU cho thấy rằng quá trình đàm phán để kết nạp một ứng cử viên chưa bao giờ diễn ra thuận lợi, có thể mất nhiều năm và thậm chí có thể đảo bị ngược. Để ví dụ, Montenegro được trao quy chế ứng cử viên từ năm 2010 nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành ba chương đàm phán trong số 33 chương dự kiến. Serbia (năm 2007) mới thực hiện được hai chương, trong khi Bắc Macedonia (năm 2005) chưa hoàn thành bất kỳ chương nào.

Tiếp tục so sánh, Serbia, nước nộp đơn vào năm 2009 phải đợi đến năm 2012 mới được trao quy chế ứng cử viên và năm 2013 mới có thể khởi động các cuộc đàm phán. Nhưng cũng như các trường hợp của Albania, Bắc Macedonia và Montenegro, đến nay Serbia vẫn tiếp tục đàm phán và “đợi một ngày đẹp trời” để được bước qua cánh cổng của EU. Ví dụ điển hình nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin gia nhập khối này từ năm 1987, để được trao quy chế ứng cử viên vào năm 1999 và bắt đầu đàm phán vào năm 2005, nhưng tất cả đều đang bế tắc.

Ngay cả khi các cuộc đàm phán kết thúc, Ukraine cũng có thể phải chờ đợi một cuộc cải cách về chức năng của các thể chế EU, nhất là về quy tắc đồng thuận giữa 27 nước thành viên hiện vốn đang được cho là nguyên nhân cản trở tiến trình ra quyết định của liên minh.

Cuối cùng, một khi các cuộc đàm phán đã hoàn tất, việc gia nhập của Ukraine sẽ phải được thông qua một lần cuối tại 27 quốc gia thành viên. Đây cũng là khâu quyết định nếu biết rằng tại một số nước, số phận chính trị của quốc gia ứng cử viên phải được định đoạt thông qua trưng cầu dân ý. Nếu như Ukraine có thể dễ dàng được hưởng quy chế ứng cử viên tại Hội nghị thượng đỉnh lần này nhờ động cơ chính trị của EU, thì việc Kiev một ngày nào đó chính thức được đứng chung hàng ngũ với 27 nước thành viên trong khối lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Giấc mơ EU của Ukraine có thể sẽ trở thành hiện thực, nhưng không phải trong một tương lai gần.

Adblock test (Why?)

TT Putin hứa triển khai tên lửa hạt nhân đến Belarus để răn đe NATO - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại St Petersburg vào thứ Bảy 25/6. Ảnh Reuters.

Theo Reuters, Tổng thống Putin đã hứa, Nga sẽ cung cấp cho Belarus các hệ thống tên lửa Iskander-M trong vòng vài tháng tới trong cuộc gặp với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm thứ Bảy 25/6.

Tại cuộc gặp được tổ chức ở St Petersburg, ông Lukashenko đã chia sẻ với nhà lãnh đạo Nga rằng Belarus rất lo ngại trước các chính sách “gây hấn”, “đối đầu” và “trả đũa” của các nước láng giềng Lithuania và Ba Lan.

Ông Lukashenko đề nghị Tổng thống Putin giúp Belarus thực hiện một "phản ứng đối xứng" với những máy bay NATO được trang bị vũ khí hạt nhân áp sát gần biên giới Belarus.

Ngoài ra, Tổng thống Lukashenko cũng yêu cầu Nga giúp đỡ để chế tạo máy bay quân sự của Belarus biến chúng thành các "pháo đài bay" có khả năng hạt nhân.

Đáp lại, ông Putin tuyên bố: "Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ chuyển giao cho Belarus các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M, có thể sử dụng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình, ở phiên bản hạt nhân hoặc thông thường của chúng”.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh, các máy bay phản lực Su-25 do Nga chế tạo đang được Belarus sử dụng có thể được nâng cấp nếu cần thiết trong các nhà máy của Nga.

“Nhiều (máy bay) Su-25 đang phục vụ trong quân đội Belarus. Chúng có thể được nâng cấp theo cách thích hợp. Việc hiện đại hóa này nên được thực hiện tại các nhà máy sản xuất máy bay ở Nga. Chúng tôi sẽ thống nhất cách thực hiện việc này”, ông Putin tuyên bố.

Trước đó, Tổng thống Putin đã nhiều lần đề cập đến vũ khí hạt nhân kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2. Phương Tây coi đây là cảnh báo của Nga để họ không can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Moscow cũng cáo buộc NATO có kế hoạch kết nạp Ukraine và sử dụng nước này như một nền tảng để đe dọa và chống lại Nga.

Adblock test (Why?)

Ukraine tố bị Belarus pháo kích dữ dội ở phía Bắc, Moscow lôi Minsk vào cuộc chiến - Ảnh 1.

Ukraine tố Belarus bắn 20 quả rocket vào nước này hôm thứ Bảy 25/6. Ảnh NY Post.

Quân đội Ukraine cho biết khu vực biên giới phía bắc của nước này đã hứng chịu "đợt pháo kích lớn" từ lãnh thổ của Belarus vào ngày 25/6.

Hai mươi quả rocket đã nhắm vào ngôi làng Desna ở tỉnh Chernigiv, miền bắc Ukraine trong "một cuộc oanh tạc dữ dội", theo Bộ chỉ huy quân sự miền bắc Ukraine. Chưa có thương vong nào được báo cáo vào thứ Bảy 25/6.

"Hai mươi quả tên lửa, được bắn từ lãnh thổ Belarus và từ trên không, nhắm vào làng Desna", Bộ chỉ huy quân sự miền bắc Ukraine thông báo.

Belarus đã hỗ trợ hậu cần cho Moscow kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Putin tại Ukraine vào ngày 24/2, các quan chức ở Kiev cáo buộc.

Ukraine cho biết, "đợt pháo kích dữ dội" vào hôm thứ Bảy từ Belarus diễn ra một ngày sau khi các quan chức quân sự nước này tuyên bố rút quân khỏi thành phố chiến lược Severodonetsk ở tỉnh Lugansk, miền Đông Ukraine. Nó diễn ra cùng ngày khi Ukraine xác nhận Severodonetsk thất thủ, người Nga đã giành được toàn quyền kiểm soát thành phố.

“Cuộc tấn công ngày hôm nay (25/6) có liên quan trực tiếp đến các nỗ lực của Điện Kremlin nhằm kéo Belarus trở thành một nước tham chiến ở Ukraine", cơ quan tình báo Ukraine tuyên bố, được New York Post trích dẫn lại.

Desna - mục tiêu bị pháo kích - là một ngôi làng nhỏ với với dân số khoảng 7.500 người, nằm cách thủ đô Kiev 70 km về phía bắc, đồng thời cũng cách biên giới Ukraine với Belarus về phía nam một khoảng tương tự.

Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp người đồng cấp Belasrus Aleksandr Lukashenko tại St.Petersburg. Tổng thống Lukashenko cho biết tại cuộc hội đàm với ông Putin, hai bên thảo luận "nghiêm túc về các vấn đề quan trọng”, trong đó có tình hình Ukraine.

Ukraine tố bị Belarus pháo kích dữ dội ở phía Bắc, Moscow lôi Minsk vào cuộc chiến - Ảnh 2.

Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko có mối quan hệ cực thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh NY Post

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dự kiến sẽ đến thăm Belarus vào tuần tới. 

Belarus được xem là đồng minh duy nhất của Nga tại châu Âu sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine nổ ra vào ngày 24/2. Tổng thống Lukashenko cũng từng tuyên bố rằng, ông là lãnh đạo châu Âu gần gũi nhất với Tổng thống Putin.

Adblock test (Why?)

Tình cảnh tại những ngôi làng nghèo khổ nhất ở Afghanistan sau trận động đất kinh hoàng - Ảnh 1.

Người dân kiểm tra thiệt hại nhà cửa vào ngày 23 tháng 6 năm 2022 sau trận động đất ở Gayan, Afghanistan. Ảnh: Reuters

Khi trận động đất xảy ra, nhiều người tỏ ra hoảng loạn cố gắng đánh thức những người thân đang ngủ. Nhưng đối với hàng trăm gia đình, thời gian đã hết.

Trong vòng vài phút, những mái nhà lụp xụp ở quận Gayan, nơi các gia đình nghèo có tới 15 người sống cùng nhau, đã ập xuống.

Vài giờ trôi qua sau những chấn động kinh hoàng đầu tiên, số người chết tiếp tục tăng lên.

Vào thời điểm người dân ở thủ đô Kabul của Afghanistan tỉnh dậy, số người chết đã lên tới 90 người. Đến tối hôm ấy, con số vượt quá 1.000 người, trong đó có ít nhất 121 trẻ em.

Ba ngày sau, số người chết đã vượt quá 1.100 người, và hàng trăm người bị thương.

"Mỗi gia đình đều có nhiều người mất tích, tất cả các ngôi nhà đều bị phá hủy", Ali Khan nói, kể lại rằng 10 thành viên trong gia đình của anh đã thiệt mạng trong trận động đất.

Lớn lên ở Gayan, người đàn ông 35 tuổi này cho biết điều kiện kinh tế nghèo khó của dân làng là một trong những nguyên nhân khiến vụ việc trở nên nghiêm trọng như vậy.

Những ngôi làng hẻo lánh ở Khost và Paktika ẩn mình trong những sườn đồi núi đá, không trải nhựa, những ngôi nhà thô sơ bằng bùn và gỗ không thể chống chọi lại trận động đất.

Khan cho biết: "Tất cả mọi người đều rất nghèo, họ xây những ngôi nhà đơn sơ bằng tất cả những gì có thể kiếm được". 

"Bạn không biết phải giúp ai trước"

Bộ Quốc phòng Afghanistan đã bắt đầu triển khai máy bay trực thăng đến các quận bị ảnh hưởng vào sáng hôm 22/6, nhưng đến giữa buổi chiều, các chuyến bay phải tạm dừng do mưa xối xả, mưa đá và mây mù dày đặc bao phủ Kabul cùng các tỉnh lân cận.

Các nhân viên y tế ở tỉnh Paktia nói với Al Jazeera rằng những chuyến bay trực thăng bị trì hoãn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng cứu trợ.

Và khi các chuyến bay trực thăng hoạt động trở lại, nhu cầu trở nên quá tải.

Một phi công đang thực hiện các chuyến bay giữa Paktika và tỉnh Paktia lân cận, cho biết anh không thể tin được những gì mình nhìn thấy mỗi khi trực thăng hạ cánh xuống một trong những khu vực bị ảnh hưởng.

"Bạn không biết phải giúp ai trước, một dòng người dài vội vã cố gắng lên máy bay một cách tuyệt vọng", anh nói, đồng thời khởi động lại động cơ máy bay trực thăng.

Samira Sayed Rahman, điều phối viên truyền thông tại Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), cho biết tổ chức của cô đã triển khai các đơn vị y tế di động đến Khost và Paktika, nhưng nhu cầu vẫn rất lớn. "Đội y tế cơ động của chúng tôi ở huyện Spera báo cáo rằng hầu hết các trường hợp tử vong và nạn nhân mà họ đang điều trị là phụ nữ", cô nói.

Haji Mirwais đã có mặt từ hôm 22/6, dẫn đầu một nhóm đánh giá và làm việc với một số tổ chức phi chính phủ địa phương để hỗ trợ những người sống sót sau trận động đất.

Khi Mirwais đến quận Gayan, anh đã bị sốc bởi những gì mình nhìn thấy. "Có khoảng 1.700 ngôi nhà cần được xây dựng lại toàn bộ. Tất cả chỉ còn là những mảnh bùn và gỗ văng khắp nơi", anh nói với Al Jazeera qua điện thoại.

Các nguồn tin địa phương nói với Al Jazeera rằng ít nhất bốn trong số 19 quận ở Paktika bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo Liên hợp quốc, ít nhất 200 người chết ở Gayan.

Adblock test (Why?)

Thiên thạch khổng lồ dự kiến đi qua quỹ đạo Trái đất trong tuần tới - Ảnh 1.

Tiểu hành tinh dự kiến sẽ đâm xuyên qua quỹ đạo hành tinh của chúng ta. Ảnh: Dailystar

Tiểu hành tinh, được gọi là 2022MQ, đang di chuyển ngoài không gian với tốc độ hơn 12km mỗi giây và có khả năng đâm xuyên qua quỹ đạo hành tinh của chúng ta.

Thiên thạch có đường kính 134m, hiện cách Trái đất 6,31 triệu km và dự kiến sẽ cách hành tinh của chúng ta 2,8 triệu km vào ngày 27/6.

Bất kỳ tiểu hành tinh lớn nào cách Trái đất trong vòng 7,5 triệu km đều được các nhà khoa học NASA phân loại là "có khả năng nguy hiểm".

May mắn thay, không cần phải hoảng sợ vì dù gần Trái đất nhưng thiên thạch sẽ không có tác động gì.

Theo quỹ đạo hiện tại, lần tiếp theo 2022MQ đến gần Trái đất sẽ là vào năm 2033, mặc dù nó sẽ còn xa hơn nhiều so với tuần sau. Tuy nhiên, một năm sau vào năm 2034, thiên thạch dự kiến sẽ đi gần hơn nhiều.

Theo các nhà khoa học, bất cứ vật thể nào ngoài không gian dài hơn 100 mét sẽ đủ lớn để tạo ra một lực tàn phá có sức công phá gấp 10 lần so với một vụ phun trào núi lửa. Năm 1908, một thiên thạch rơi xuống phía đông Siberia và san phẳng toàn bộ khu rừng có kích thước khoảng 200 mét.

Adblock test (Why?)

Mỹ dự kiến đón 100.000 người Ukraine trong mùa hè này - Ảnh 1.

Những người Ukraine tị nạn tại cảng nhập cảnh El Chaparral, trên đường vào Mỹ ở Tijuana, Mexico, tháng 4/2022. Ảnh: Getty

Cho đến nay, hơn 15.000 người Ukraine đã nhập cảnh vào Mỹ sau khi được chấp thuận thông qua chương trình "Thống nhất vì Ukraine", theo số liệu của Bộ An ninh Nội địa (DHS) do NBC đưa tin. 23.000 người khác đã được chấp thuận nhưng chưa bắt đầu lên đường. Việc sắp xếp việc đi lại phụ thuộc vào người Ukraine hoặc những nhà tài trợ.

Kể từ khi chương trình được triển khai vào tháng 4/2022, các nhà tài trợ - bao gồm bạn bè, người thân, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm nhà thờ - đã đăng ký trực tuyến để hỗ trợ hơn 60.000 người Ukraine đang tìm cách nhập cảnh vào Mỹ. Theo số liệu của Washington Post, có khoảng 1.400 đơn đăng ký trực tuyến mới để tài trợ cho từng cá nhân Ukraine.

Trong những năm gần đây, Mỹ không khuyến khích người di cư và tị nạn, tuy nhiên với Ukraine lại là một trường hợp khác.

Theo LHQ, ít nhất 12 triệu người Ukraine đã phải di dời. Trong số đó, gần 5,3 triệu người đã tìm kiếm nơi ẩn náu ở các quốc gia trên khắp châu Âu, bao gồm 1,8 triệu người ở Nga, 1,2 triệu người ở Ba Lan, 780.000 người ở Đức và 120.000 người ở Tây Ban Nha. Khoảng 7 triệu người Ukraine được cho là đang phải di dời trong nước.

Với số lượng lớn người bỏ trốn như vậy và ít có dấu hiệu cho thấy xung đột có thể dừng lại, chính quyền Biden có thể sẽ phải đối mặt với áp lực tiếp tục cho người Ukraine được phép nhập cảnh vào Mỹ.

Mặc dù số lượng người Ukraine đến nhờ chương trình bảo trợ công dân đang tăng lên, phần lớn những người đến Mỹ cho đến nay đều sử dụng thị thực hiện có hoặc bằng cách đi qua biên giới phía nam Mexico-Mỹ.

Tại biên giới phía nam, gần 24.000 người Ukraine đã vào Mỹ qua các cửa khẩu đường bộ như Tijuana từ tháng 3 đến tháng 5, theo dữ liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP). Kể từ đó, người Ukraine phải chịu các hạn chế biên giới trên bộ áp đặt tương tự như đối với hàng chục nghìn người Mexico và Trung Mỹ, những người phần lớn đã bị cấm xin tị nạn do lệnh Tiêu đề 42 gây tranh cãi áp dụng kể khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.

Adblock test (Why?)