Trong số các mối đe dọa khác nhau mà Trái đất phải đối mặt từ không gian, hầu hết các cơn bão Mặt trời không được đánh giá cao. Tuy nhiên, trên thực tế những vụ phát năng lượng từ Mặt trời có khả năng gây ra sự tàn phá vô cùng khủng khiếp.
Trái đất hiếm khi bị chúng tác động, nhưng dấu vết hủy diệt của chúng có thể được nhìn thấy trên khắp Hệ mặt trời, chính vì thế các nhà khoa học hiện vẫn đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra giải pháp.
Nhà vật lý thiên văn, Tiến sĩ Michelle Thaller nói với BigThink: "Chúng tôi đang nghiên cứu nguồn gốc của những hạt năng lượng cao này cũng như cách chúng được gia tốc ra khỏi Mặt trời".
"Khi nhắc tới các hạt năng lượng cao, tôi muốn nói đến các electron, proton - đôi khi lớn bằng hạt nhân của nguyên tử heli".
"Chúng có thể nổ xuyên qua Hệ Mặt trời của chúng ta với tốc độ một triệu dặm một giờ."
"Thậm chí, chúng có thể thay đổi cả cấu trúc của một hành tinh, đây cũng chính là nguyên nhân khiến sao Hỏa mất dần bầu khí quyển theo thời gian".
Đồng thời, cô cũng nói thêm: "Lý do duy nhất mà Trái đất không bị ảnh hưởng bởi nó nhiều là vì chúng ta có một từ trường rất mạnh".
"Lõi kim loại nóng chảy di chuyển xung quanh bên trong Trái đất tạo ra một bong bóng từ tính, điều đó đã bảo vệ chúng ta".
Mặc dù vậy, một ngày nào đó, Mặt trời sẽ tách khỏi bầu khí quyển của chúng ta, khiến Trái đất lộ ra ngoài.
Tiến sĩ Thaller nói thêm: "Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển một hệ thống cảnh báo sớm để xem liệu có thứ gì đó nguy hiểm đến từ Mặt trời hay không. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có thể thông báo trước một ngày".
"Gió mặt trời thường không gây nguy hiểm nhiều cho chúng ta, nhưng cũng giống như thời tiết - đôi khi có những cơn giông bão thực sự lớn".
"Trong trường hợp của Mặt trời, đó sẽ là những cơn bão rất hỗn loạn - trong một khoảnh khắc, có thể có hàng nghìn tỷ tấn vật chất tích điện chuyển động nhanh, hướng tới Trái đất".
"Mối nguy hiểm lớn nhất là khi chạm vào Trái đất, chúng có thể quét sạch lưới điện".
Trong 200 năm qua, các nhà thiên văn đã ghi nhận hai cơn bão mặt trời gây ra sự gián đoạn toàn cầu.
Sự kiện lớn nhất trong số đó được gọi là Sự kiện Carrington năm 1859.
Sau khi một cơn bão mặt trời đặc biệt mạnh tấn công hành tinh, kết quả là tất cả các dây điện tín trên khắp Bắc Mỹ và châu Âu đều cháy hết.
Năm 2012, một sự kiện tương tự đã suýt phá hủy mạng internet, đánh sập các vệ tinh GPS và gây mất điện toàn cầu.
Các nhà vật lý đã xem xét cơn bão Mặt trời này, sau đó vào năm 2014, họ đã lập một báo cáo về những thiệt hại mà nó có thể gây ra cho cơ sở hạ tầng của Trái đất. Theo báo cáo, tổng tác động kinh tế mà cơn bão có thể gây ra sẽ vượt qua 1,45 nghìn tỷ bảng Anh (2 nghìn tỷ USD).
Đăng nhận xét