Hãng bảo mật Kaspersky của Nga vừa công bố báo cáo minh bạch đầu tiên của mình và cũng là hãng bảo mật hiếm hoi thực hiện công việc này. Báo cáo dựa trên yêu cầu từ các chính phủ và cơ quan chấp pháp, trong đó, công ty này đã tiết lộ số lượng các yêu cầu theo quốc gia trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021.
Kaspersky đã từ chối nhiều yêu cầu cung cấp dữ liệu từ cả các chính phủ và cơ quan hành pháp. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, trong 2020, Kaspersky nhận được 160 yêu cầu từ chính phủ và các cơ quan hành pháp từ 15 quốc gia. Trong số đó, có 132 đơn vị yêu cầu về chuyên môn và thông tin kỹ thuật phi cá nhân. Tất cả yêu cầu cho dữ liệu người dùng (28 yêu cầu) đã được xử lý theo hướng từ chối, do thiếu thông tin hoặc không đáp ứng được các yêu cầu xác minh pháp lý.
Còn trong nửa đầu năm 2021, Kaspersky nhận được 105 yêu cầu từ chính phủ và các cơ quan chấp pháp từ 17 quốc gia. 40% trong số đó đã được xử lý theo hướng từ chối, cũng do thiếu thông tin hoặc không đáp ứng được các yêu cầu xác minh pháp lý.
Chi tiết 105 yêu cầu từ chính phủ và các cơ quan chấp pháp từ 17 quốc gia trong nửa đầu năm 2021.
Các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, bao gồm: Thông tin kỹ thuật phi cá nhân được xây dựng và cung cấp bởi đội ngũ các nhà nghiên cứu bảo mật của Kaspersky và các thuật toán máy học, bao gồm các mã băm (hashes) MD5 của phần mềm độc hại, dấu vết tấn công (IoCs), thông tin về phương thức hoạt động của các cuộc tấn công mạng, kỹ thuật dịch ngược mã nguồn của phần mềm độc hại (reverse engineering), thông tin thống kê và các kết quả điều tra nghiên cứu khác.
"Kaspersky không cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu người dùng hay cơ sở hạ tầng của công ty cho bất kỳ cơ quan chấp pháp hay tổ chức chính phủ nào. Công ty chỉ cung cấp thông tin về các dữ liệu này theo yêu cầu, và các bên thứ ba sẽ không có quyền truy cập trực tiếp hay gián tiếp vào cơ sở hạ tầng hay dữ liệu nói trên. Tất cả yêu cầu đều phải được xác minh pháp lý trước khi được phê duyệt, bị từ chối hoặc kháng nghị", Kaspersky nêu rõ.
"Dữ liệu người dùng bao gồm thông tin do người dùng cung cấp cho Kaspersky khi họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Tùy vào loại dịch vụ, sản phẩm và tính năng người dùng sử dụng mà dữ liệu được bảo vệ theo Chính sách Quyền riêng tư của Kaspersky. Là công ty an ninh mạng, Kaspersky không xử lý cũng như không có quyền truy cập vào dữ liệu nội dung mà người dùng tạo ra", hãng cho biết thêm.
Ngoài ra, công ty cho biết, họ còn nhận được các yêu cầu từ người dùng vì nhiều mục đích, chẳng hạn như: Để xoá thông tin cá nhân người dùng, để biết chi tiết nơi lưu trữ dữ liệu người dùng và loại dữ liệu được lưu trữ, cũng như nguồn cung cấp của chúng. Trong năm 2020, Kaspersky đã nhận tổng cộng 503 yêu cầu từ người dùng; trong khi nửa đầu năm 2021, con số đã tăng lên hơn gấp đôi - lên tới 1.199 yêu cầu.
Cuba bắt đầu tiêm ngừa Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi 2-10 vào tháng 9.
Cuba từng chứng kiến cảnh các bệnh viện chật cứng bệnh nhân và nguồn cung cấp oxy hạn chế, đẩy hệ thống y tế quốc gia trên bờ vực sụp đổ. Đó là lúc Cuba đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đối với người trưởng thành.
Đến nay, quốc gia có hơn 11 triệu dân ở vùng Caribe đang là nước có tốc độ tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Our World in Data đến ngày 28.9, khoảng 80% dân số Cuba đã tiêm ít nhất một mũi vaccine. Tỉ lệ tiêm chủng ở Cuba hiện nay cao hơn các quốc gia phương Tây như Anh, Mỹ hay Canada.
Cuba đặt mục tiêu “tiêm chủng toàn diện” cho người dân vào cuối năm nay. Nếu thành công, Cuba sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hoàn thành mục tiêu này.
Cuba đạt được thành tựu một cách nhanh chóng nhờ các vaccine nội địa. “Cuba biết không thể tiếp cận nguồn cung vaccine toàn cầu một cách dễ dàng hoặc với giá chấp nhận được, nếu không tự mình sản xuất”, Jennifer Hosek, giáo sư am hiểu về Cuba tại Đại học Queens, nói trên ABC News.
Cuba tự lực phát triển vaccine
Các nhà khoa học Cuba đã phát triển thành công 3 loại vaccine Covid-19, gồm vaccine Abdala, Soberana 2 và vaccine tiêm một lần Soberana Plus.
Quốc gia vùng Caribe bắt đầu tiêm chủng cho 141.000 nhân viên y tế bằng vaccine nội địa, kể từ tháng 3 năm nay.
Đến tháng 5, chương trình tiêm chủng mở rộng sang nhóm người trưởng thành. Các biện pháp khẩn cấp được áp dụng để đối phó với biến thể Delta lây lan nhanh ở Cuba.
Giới chức y tế Cuba khẳng định vaccine Abdala và Soberana an toàn và hiệu quả, do phát triển từ công nghệ vaccine truyền thống, đã chứng minh mức độ an toàn khi tiêm cho trẻ nhỏ trong hàng thập kỷ.
Vaccine Cuba cũng không cần phải bảo quản trong điều kiện lạnh sâu, là yếu tố quan trọng đối với một số quốc gia thiếu cơ sở vật chất phù hợp để lưu trữ vaccine.
Người dân Cuba luôn sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19.
Vaccine Abdala và Soberana có hiệu quả hơn 90% trong việc giảm lây nhiễm, ngăn ngừa triệu chứng nặng và tử vong, tương đương với các vaccine Covid-19 hàng đầu thế giới hiện nay.
Trong tháng 9, Cuba là một trong số những nước đầu tiên trên thế giới tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi từ 2-10.
Một yếu tố tích cực ở Cuba là việc người dân sẵn sàng tiêm vaccine, khác với các quốc gia phương Tây có tốc độ tiêm chủng ngày càng chậm lại như Mỹ.
Luis Herrera Martínez , Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma, nói tình trạng do dự tiêm vaccine là rất hiếm ở Cuba.
Người dân Cuba “có mức độ tin tưởng rất cao vào đội ngũ y tế địa phương”. Bên cạnh đó, năng lực y tế của Cuba giúp việc phân phối vaccine và tiêm chủng diễn ra nhanh chóng.
Tập trung đầu tư cho khoa học
Theo ABC News, có một yếu tố khác giúp Cuba phát triển vaccine nội địa, trở thành quốc gia nhỏ bé nhất có vaccine Covid-19 riêng.
Đầu năm 2020, khi Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel thúc giục đất nước sản xuất vaccine Covid-19, ngành công nghệ sinh học của Cuba đã dồn toàn lực cho nhiệm vụ này.
4 vaccine Covid-19 xuất hiện một cách nhanh chóng, trong đó có 3 được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho đến nay.
Vaccine Cuba phát triển nhanh chóng là nhờ quốc gia này đã có thời gian dài đầu tư vào ngành chăm sóc sức khỏe và khoa học.
Cuba hiện nay đạt tỉ lệ 80% người dân tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Đó là mong muốn mà cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã đặt ra từ cách đây hàng thập kỷ, mong muốn “Cuba trở thành quốc gia của khoa học”. Kết quả là ngành công nghệ sinh học Cuba phát triển mạnh mẽ.
Ngày nay, gần 80% các loại vaccine của Cuba được sản xuất nội địa. Hàng trăm triệu liều vaccine khác nhau của Cuba được xuất khẩu ra nước ngoài.
Các nhà khoa học Cuba cũng đứng sau các phương pháp phòng chữa bệnh tiên tiến, bao gồm vaccine phòng bệnh ung thư phổi.
Cuba hiện là quốc gia Mỹ-Latin duy nhất ngoài Brazil có khả năng sản xuất vaccine nội địa. Người dân Cuba được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân miễn phí và có tỉ lệ bác sĩ trên đầu người cao nhất thế giới.
Tập đoàn BioCubaFarma tuyên bố đã đạt sản lượng sản xuất vaccine Covid-19 lên tới 100 triệu liều/năm, sẵn sàng để xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, nhờ tốc độ tiêm chủng thần tốc, Cuba hi vọng sẽ sớm có thể mở cửa đón khách du lịch, đặc biệt khi mùa du lịch cao điểm sắp tới.
Theo tuyên bố từ Bộ Du lịch Cuba, một khi mở cửa trở lại, quốc gia này sẽ không yêu cầu du khách phải làm xét nghiệm PCR.
Samsung vừa giới thiệu điện thoại thông minh tầm trung mới nhất của mình tại Ấn Độ với tên gọi Galaxy F42 5G. Về cơ bản, máy có cấu hình giống hệt với Galaxy Wide5 đã ra mắt tại Hàn Quốc gần đây và Galaxy A22 quốc tế. So với Galaxy A22, Galaxy F42 có camera chính tốt hơn, màu sắc mới và thiết kế camera sau được sửa đổi một chút.
Galaxy F42 5G.
Màn hình của Galaxy F42 5G là màn hình LCD 6,6 inch, độ phân giải Full HD với thiết kế “giọt nước” chứa camera selfie 8MP. Cụm camera sau gồm: camera chính 64MP, camera góc siêu rộng 5MP và camera đo độ sâu 2MP.
Điện thoại chạy trên chip Mediatek Dimensity 700 tám nhân với tốc độ lên đến 2.2GHz. Galaxy F42 5G sẽ được bán tại Ấn Độ với 2 tùy chọn RAM 6GB hoặc 8GB và bộ nhớ trong 128GB, có thể mở rộng tối đa 1TB thông qua khe cắm micro SD.
Chiếc smartphone 5G này có giá rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, Galaxy F42 5G chỉ có hai màu Xanh Matte Aqua hoặc Đen Matte. Samsung định giá điện thoại ở mức 20.999 Rupi (khoảng 282 USD – 6,41 triệu đồng) và 22.999 Rupi (310 USD – 7,05 triệu đồng). Sản phẩm sẽ được “lên kệ” vào ngày 2/10 tới đây.
Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức về tuyên bố mới nhất của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Triều Tiên, Sung Kim, khẳng định Washington không hề có “thái độ thù địch” với Bình Nhưỡng.
“Chúng tôi vẫn luôn để ngỏ khả năng tham gia đối thoại với Triều Tiên để giải quyết các vấn đề từ song phương cho đến vấn đề trong khu vực. Tôi muốn nói rõ một lần nữa rằng Mỹ không hề có thái độ thù địch với Triều Tiên”, ông Sung Kim nói.
Đặc phái viên của Mỹ nhấn mạnh, Washington luôn sẵn sàng hợp tác với Bình Nhưỡng trong vấn đề hỗ trợ nhân đạo.
“Vì mục tiêu này, Mỹ ủng hộ hỗ trợ nhân đạo cho những người Triều Tiên dễ bị tổn thương nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về việc tiếp cận và giám sát”, ông Sung Kim nói.
Nói về vụ phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên, đặc phái viên của Mỹ chỉ trích Bình Nhưỡng đã vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tạo ra mối đe dọa với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
“Tôi cũng khẳng định cam kết của Mỹ với đồng minh càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”, ông Sung Kim nói.
Cũng trong ngày 30.9, ông Sung Kim đã có cuộc hội đàm với đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk và đặc phái viên Nhật Bản Takehiro Funakoshi, để thảo luận về cách thức tiếp cận trở lại với Triều Tiên.
Ông Sung Kim bày tỏ sự tin tưởng Mỹ và các đồng minh trong khu vực sẽ có biện pháp khuyến khích phù hợp để đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.
Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có bài phát biểu tại phiên họp Quốc hội nước này, chỉ trích “chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden không hề thay đổi, vẫn đe dọa quân sự và theo đuổi chính sách thù địch với Triều Tiên”.
Ông Kim chỉ trích những đề nghị đàm phán của Mỹ là "thủ đoạn đê tiện để lừa dối cộng đồng quốc tế và che giấu các hành vi thù địch”.
Theo Mirror, Costache bị bắt thứ Hai tuần trước (20/9) tại sân bay Luton (Luton, Bedfordshire, Anh) ngay trước khi ông ta có thể lên chuyến bay đến Bucharest, MyLondon đưa tin.
Costache - nằm trong một đường dây buôn lậu người vào Vương quốc Anh bị buộc tội cố gắng đưa 17 người tị nạn Afghanistan vào Anh.
Mánh khóe của đường dây này là giấu người tị nạn vào trong thùng xe tải, bên ngoài che chắn kỹ bằng lốp xe.
Những người di cư lên xe van Mercedes ở Hà Lan rồi lên một chuyến phà đến Harwich, Essex, nhưng đã bị cảnh sát Hà Lan chặn lại.
17 người tị nạn Afghanistan được tìm thấy ngồi trong thùng xe tải, bao gồm 5 trẻ em từ 5 đến 14 tuổi và một phụ nữ mang thai, đang trốn sau đống lốp xe.
Người lái xe chiếc xe van đã bị tòa án Rotterdam kết án 40 tháng tù giam.
Costache, người cũng sử dụng tên Vasile Matei, và đang sống ở Hounslow, London bị cáo buộc làm việc cho đường dây buôn lậu người tị nạn Afghanistan để tổ chức các hoạt động đưa người vào Anh trái phép. Costache đã lên kế hoạch gặp nhóm 17 người tị nạn ở thị trấn Essex.
Costache đã phải ra hầu tòa vào thứ Tư (22/9). Chris Hill, nhân viên điều tra cấp cao của Cơ quan Tội phạm Quốc gia cho biết: “Đây là một mắt xích quan trọng trong một cuộc điều tra dài và phức tạp, và là mảnh ghép cuối cùng trong bản xếp hình, với tất cả những người được cho là có liên quan hiện đã bị buộc tội".
Việc bắt giữ Costache là một phần của cuộc điều tra lớn hơn khiến 18 người khác bị buộc tội liên quan đến rửa tiền và tội phạm nhập cư có tổ chức.
Tất cả nhưỡng người đã bị bắt sẽ xuất hiện tại Tòa án Croydon Crown vào ngày 4/10 và sẽ bị xét xử vào ngày 9/1 năm 2023.
UBND TP.HCM yêu cầu người dân khi lưu thông trên đường phải sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID (đến khi ứng dụng PC-Covid chính thức hoạt động), và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc-xin. Trường hợp không có mã QR, phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc-xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).
Trên kho ứng dụng Google Play, ứng dụng VNEID dành cho smartphone Android đang có bản cập nhật mới nhất là vào ngày 6/9/2021. Tuy nhiên, trên App Store - kho ứng dụng dùng cho iPhone, iPad,... thì ứng dụng VNEID vừa có bản cập nhật vào ngày 29/9/2021.
Theo mô tả của đơn vị phát triển là Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an), bản cập nhật mới của VNEID trên App Store có 3 bổ sung quan trọng: Tích xanh tài khoản (xác thực với dữ liệu dân cư); Quét mã QR để đề nghị cấp giấy đi đường; Thẻ xanh di chuyển.
Mô tả về các bản cập nhật của VNEID trên App Store.
VNEID do Bộ Công an phát triển trên nền tảng ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, giúp công dân khai báo di chuyển nội địa, khai báo y tế, thẻ xanh di chuyển cùng nhiều tính năng khác góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ứng dụng này thu thập các thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, số điện thoại, căn cước công dân, giới tính, năm sinh, địa chỉ thường trú, quốc tịch, tình trạng sức khoẻ, nơi đi, nơi đến, phương tiện, biển số và tình trạng tiếp xúc với những người nhiễm COVID-19.
"Tất cả những thông tin thu thập đều được sự cho phép của người dùng bằng cách nhập vào các biểu mẫu và gửi cho chúng tôi. Người dùng tự chịu trách nhiệm về năng lực hành vi trong việc sử dụng, nhập liệu thông tin", đơn vị phát triển thuộc Bộ công an nêu rõ.
Ứng dụng VNEID trên iPhone vừa được bổ sung loạt tính năng, trong đó có mục "Giấy đi đường".
Cụ thể, dữ liệu của người dùng sẽ được lưu trữ và bảo mật bởi Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an), và chỉ sử dụng vào mục đích giúp người dân qua các trạm kiểm soát dịch COVID-19 một cách nhanh chóng, giúp công dân được thông báo về tình hình nghi nhiễm COVID 19 và giúp bảo vệ sức khoẻ và chống dịch bệnh; tuyệt đối không sử dụng vào mục đích thương mại, không xâm phạm đời tư.
Ngoài các mục đích trên, đơn vị phát triển ứng dụng không thu thập, sử dụng thông tin của người dùng vào bất kỳ mục đích gì khác. Và sẽ không tiết lộ bất kỳ thông tin nào có thể gây tổn hại hoặc thực hiện bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào về quyền riêng tư của người dùng theo luật pháp Việt Nam hoặc chính sách của ứng dụng.
Khi sử dụng VNEID, người dùng đồng ý cho phép ứng dụng có quyền truy cập các chức năng sau:
- Truy cập vào Internet từ thiết bị người dùng.
- Truy cập camera để quét mã QR trên thẻ CCCD, giúp rút ngắn thời gian nhập các thông tin cơ bản của công dân, và quét QR tại điểm quét để khai báo di chuyển, y tế nhanh chóng.
- Truy cập vào kho ảnh và nội dung nghe, nhìn trên thiết bị để lưu trữ ảnh QR, phục vụ việc kiểm tra khi đi qua các chốt kiểm soát.
Trên thực tế, doanh số bán iPhone 12 cao hơn nhiều so với iPhone 12 Mini. Và theo báo cáo, đơn đặt hàng trước cho dòng iPhone 13 đã tăng mạnh. Tuy nhiên, iPhone 13 tiêu chuẩn và iPhone 13 Mini liệu có “bán chạy” hơn so với dòng iPhone 13 Pro hay không?
iPhone 13 Pro chỉ là bản cải tiến của iPhone 12 Pro?
Mới đây, trang tin công nghệ Phone Arena đã tiến hành phân tích cách Apple dần dần tách iPhone "tiêu chuẩn" khỏi iPhone "Pro" và cách hãng này nâng lên một cấp độ hoàn toàn mới với dòng iPhone 14.
iPhone 6 Plus: Sự khởi đầu của iPhone "Pro"
Cách đây 7 năm - năm 2014, Apple đã hoàn toàn thay đổi lịch sử iPhone khi tăng kích thước màn hình của iPhone 6 Plus lên 5,5 inch – lớn nhất từ trước tới nay (iPhone 6 chỉ có màn hình 4,7 inch). Đây cũng là chiếc iPhone "thứ hai" đầu tiên trong cùng một năm của Apple, cung cấp cho iFan thêm một tùy chọn và cũng là chiếc iPhone đầu tiên có các tính năng bổ sung như OIS, màn hình 1080p sắc nét hơn và pin lớn hơn nhiều. Và quả thực điều này đã hấp dẫn người hâm mộ.
iPhone 6 Plus là chiếc iPhone lớn đầu tiên phổ biến ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, chiếm 35% doanh số iPhone 6 trong tháng đầu tiên bán ra. Cặp iPhone mang về doanh số tổng cộng 222 triệu chiếc, trở thành những smartphone "bán chạy" nhất trong năm.
iPhone 6 và iPhone 6 Plus.
Tiếp đó là iPhone 7 Plus (năm 2016) với pin lớn hơn nhiều, màn hình sắc nét hơn iPhone 7, RAM 3 GB lớn hơn (iPhone 7 chỉ có RAM 2GB), có thêm camera zoom 2x và chế độ chân dung.
Rõ ràng, “Nhà Táo” đã sẵn sàng sản xuất hai chiếc iPhone khác nhau cho những đối tượng khác nhau - những người muốn/ cần một bản nâng cấp nhẹ và những người thích mạo hiểm hơn và yêu cầu các tính năng mới, cạnh tranh.
Tại sao “Táo cắn dở” làm điều này? Câu trả lời là Apple phải thích nghi. Tại thời điểm đó, điện thoại Android bắt đầu có pin lớn hơn (Galaxy S7 Edge), màn hình tốt hơn (Galaxy S7) và hệ thống nhiều camera (Huawei P9). Ngoài việc iPhone phải trở nên tốt hơn, có lẽ điện thoại Android đã giúp tăng tốc quá trình này.
iPhone X, iPhone XS, iPhone 11 và iPhone 12: Nâng cấp chậm rãi qua từng năm
Vào ngày 12/9/2017, CEO Apple - Tim Cook đã giới thiệu iPhone X cùng với những nâng cấp khiêm tốn của iPhone 8 và iPhone 8 Plus.
Chiếc iPhone X mới có:
● Giao diện mới với viền mỏng hơn
● Face ID mới
● Màn hình OLED tuyệt vời do Samsung sản xuất
● Hệ thống camera tốt nhất trên iPhone từ trước đến nay với tính năng chống rung quang học - OIS kép
● Là điện thoại đầu tiên đạt mốc giá 1.000 USD (tương đương 22,8 triệu đồng)
● Là chiếc iPhone nhỏ gọn đầu tiên có pin lớn (2716 mAh)
Đây là một chiếc iPhone cao cấp dành cho những người muốn sở hữu thiết bị có thiết kế mới.
Năm sau, cặp iPhone XS và iPhone XS Max về cơ bản là những chiếc điện thoại giống nhau với hai kích thước khác nhau. Để đáp ứng những người mua iPhone giá phải chăng hơn, iPhone XR ra đời. Kết quả là iPhone XR “bán chạy” hơn loạt iPhone XS.
Sự nâng cấp của iPhone qua các năm quá ít.
Sau đó, Apple mang đến iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max và… iPhone 11. Tương tự, iPhone 11 trở thành điện thoại “bán chạy” nhất năm 2019, với doanh số cao hơn 50% so với iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max.
Dòng iPhone 12 đem tới một chiếc iPhone nhỏ đúng nghĩa – iPhone 12 Mini trong khi iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max có camera tốt hơn. Nhưng chiếc iPhone 12 Mini nhỏ nhất không đắt hàng vì người dùng không muốn sử dụng iPhone nhỏ. Do đó, iPhone 12 phổ biến nhất.
iPhone 13 và iPhone 14: Chu trình cải tiến
Và năm nay, khi Apple tung dòng iPhone 13, cấu hình của iPhone 13 Pro thậm chí còn xa hơn so với tiêu chuẩn "iPhone dành cho mọi người". Trên thực tế, chúng vượt xa so với tiêu chuẩn thông thường.
iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max có:
● Màn hình hỗ trợ làm mới 120 Hz
● Thêm RAM ( 2GB)
● Hệ thống camera nâng cấp
● Đồ họa GPU mạnh hơn nhờ một lõi bổ sung
● Dung lượng pin lớn (đặc biệt là trên iPhone 13 Pro Max)
Rõ ràng là, iPhone 13 và iPhone 13 Mini dành cho những ai muốn có một chiếc iPhone mới chất lượng cao, giá phải chăng. Trên thực tế, iPhone 13 vay mượn phần cứng và màn hình camera của iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max.
Vì vậy, nếu bỏ qua một số tính năng phần mềm, iPhone 13 ít nhiều là một chiếc iPhone 12 Pro “tái chế”. Nói cách khác, Apple vẫn tiếp tục thực hiện các cải tiến cho iPhone "Pro" trong khi các mẫu iPhone tiêu chuẩn chỉ là bản sao chép của chiếc iPhone Pro năm ngoái.
Ảnh khái niệm iPhone 14 Pro.
Theo các nguồn tin, Apple đang chuẩn bị cho iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max với thiết kế “đục lỗ” mới, hệ thống camera được đại tu, đặc biệt là cảm biến 48MP và màn hình 120Hz. Ngược lại, iPhone 14 và iPhone 14 Max giá phải chăng hơn rất có thể sẽ là một chiếc iPhone 13 Pro nâng cấp, kế thừa màn hình 120Hz.
Kết luận
Tất nhiên, iPhone 13 và iPhone 13 Pro là hai chiếc điện thoại hoàn toàn khác nhau. iPhone 13 là iPhone dành cho những người chỉ cần nâng cấp - iPhone 13 Pro dành cho những người muốn có một thiết bị mới mẻ, thú vị, cạnh tranh, cao cấp.
iPhone đầu tiên và iPhone 13 Pro.
Mỗi nhà sản xuất đều có một số cách để phân biệt những chiếc flagship rẻ hơn với những chiếc siêu cao cấp. Nhưng Apple có lẽ thành công nhất khi "phù phép" thành công iPhone Pro thành iPhone thường nhưng vẫn hút khách qua mỗi năm.
Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến việc nhiều dịch vụ kỹ thuật số và các nền tảng trực tuyến thu thập dữ liệu khách hàng rồi bán cho các bên thứ ba để thu lợi nhuận. Việc các dịch vụ chia sẻ và bán dữ liệu là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dùng, nhưng điều này lại rất khó để né tránh.
Có một sự đánh đổi được ngầm chấp nhận trong ngành kỹ thuật số, đó là bán thông tin cá nhân của người dùng là con đường ngắn nhất để thu về lợi nhuận. (Ảnh minh họa)
Những sản phẩm và nền tảng này sẽ khiến người dùng khó sử dụng dịch vụ nếu họ chọn không chia sẻ dữ liệu. Đôi khi, khi chọn “Tôi không đồng ý” đối với Điều khoản dịch vụ, người dùng sẽ được chuyển đến một trang web không hoạt động. Đây chính là một chiêu trò để ép người dùng đồng ý với các điều khoản.
Một ví dụ điển hình cho chiêu trò này là khi WhatsApp triển khai chính sách bảo mật mới vào đầu năm nay. Theo đó, những người dùng không chấp nhận các thay đổi mới sẽ trải nghiệm việc các tính năng của ứng dụng liên tục suy giảm rồi ngừng hoạt động hoàn toàn. Đó là cái “Bẫy 22” tham lam và WhatsApp đã đánh mất lòng tin của người dùng khi xâm nhập vào quyền riêng tư kỹ thuật số chính đáng của họ.
Đây là một bước đi không khôn ngoan của WhatsApp khi cuối cùng, người dùng đã thể hiện sự thất vọng lớn đến mức công ty này phải tuyên bố rằng họ sẽ không giới hạn chức năng đối với những người dùng chọn từ chối các điều khoản mới.
Làn sóng đấu tranh cho quyền riêng tư trên Internet khiến nhiều công ty khởi nghiệp và nhà phát triển phải chạy đua sáng tạo ra những cách mới để kiếm tiền từ sản phẩm. Họ đã nhầm tưởng rằng việc bán dữ liệu người dùng là nguồn doanh thu khả dụng duy nhất. Tin tốt là có rất nhiều phương pháp thay thế mà một doanh nghiệp thậm chí không cần phải quá sáng tạo để triển khai những cách thức này.
Việc bán dữ liệu người dùng không phải là cách duy nhất để tạo ra lợi nhuận
Thu thập dữ liệu không phải lúc nào cũng xấu. Mọi ứng dụng hoặc nền tảng phải thu thập một số dữ liệu để cải thiện trải nghiệm người dùng và đảm bảo tính năng hoạt động phù hợp. Tương tự như việc đóng thuế, một công dân phải trả thuế để “đăng ký” các dịch vụ công cộng như cầu đường, trường công, công viên, thư viện... Khi bạn sử dụng một ứng dụng miễn phí, bạn sẽ “đóng thuế” cho ứng dụng đó bằng dữ liệu của mình.
Vấn đề chỉ nảy sinh khi một ứng dụng tự định vị mình là hoàn toàn miễn phí nhưng thực chất lại kiếm tiền từ việc cung cấp dữ liệu người dùng cho bên thứ ba. Có nhiều tùy chọn thay thế để các doanh nghiệp có thêm doanh thu mà không yêu cầu người dùng phải đánh đổi quyền riêng tư của họ.
Cung cấp dịch vụ mà người dùng sẵn sàng trả tiền
Một ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả là cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm tốt đến mức người dùng sẵn lòng trả tiền để sử dụng. Dịch vụ đó có thể được tích hợp trong ứng dụng hiện có dưới dạng tiện ích bổ sung hoặc như một tiện ích mang lại doanh thu chính.
Một ví dụ về mô hình kinh doanh này là Netflix, nền tảng mà hàng triệu người sẵn lòng trả tiền để truy cập vào kho nội dung khổng lồ, chất lượng cao và các đề xuất dựa trên mối quan tâm của người dùng. Một ví dụ khác là dịch vụ email cao cấp Hey của Basecamp.
Các ông lớn như Google và Yahoo cung cấp dịch vụ email miễn phí nhưng cài đặt quyền riêng tư mặc định cho phép các công ty này sử dụng nội dung email để nhắm mục tiêu quảng cáo. Basecamp’s Hey tạo sự khác biệt bằng cách tính phí cho một dịch vụ hoàn toàn không có quảng cáo, đồng thời cung cấp tính năng sàng lọc email và tổ chức nâng cao.
Áp dụng mô hình "freemium"
Khi giới thiệu một sản phẩm kỹ thuật số ra thị trường, chiến lược cho phép sử dụng miễn phí là phù hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả các tính năng trên một nền tảng kỹ thuật số đều phải miễn phí, đặc biệt là khi nhà phát triển phải đánh đổi bằng cách bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba.
Các tính năng cao cấp, trả phí có thể bao gồm: Tiện ích tùy chỉnh, bộ nhớ hoặc giao dịch không giới hạn. Trình tạo trang web Wix đã làm tốt điều này. Wix cho phép người dùng xây dựng một trang web cơ bản miễn phí, sau đó cung cấp các tính năng và chức năng phức tạp hơn thông qua mô hình đăng ký nhiều gói khác nhau.
Cung cấp dịch vụ doanh nghiệp hoặc dịch vụ nhãn trắng
Nhà phát triển có thể cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng cá nhân, nhưng cung cấp một phiên bản trả phí cho các doanh nghiệp hoặc nhân sự cấp cao với các tính năng phức tạp, chẳng hạn như tính năng phân tích. Một lựa chọn khác là cung cấp dịch vụ nhãn trắng, trong đó, doanh nghiệp có thể cộng tác với nhà phát triển, mua công nghệ độc quyền để cung cấp cho khách hàng của mình.
Chạy các quảng cáo không yêu cầu theo dõi dữ liệu
Hầu hết các ứng dụng hoặc nền tảng đều nắm được về nhân khẩu học người dùng của họ. Ví dụ: Nếu nhân khẩu học của tệp người dùng của một công ty kỹ thuật số bao gồm những người vừa “lên chức” bố mẹ, thì họ đã có thể cung cấp các quảng cáo về dịch vụ mà phụ huynh thường quan tâm. Không cần phải theo dõi dữ liệu người dùng trên các nền tảng để biết rằng, họ quan tâm đến quảng cáo về tã hoặc ghế ngồi ô tô trẻ em.
Các nhà phát triển ứng dụng phải dẫn đầu nỗ lực này
Đừng đẩy “quả bóng trách nhiệm” lên người dùng, khiến họ phải từ chối mọi chính sách bảo mật lợi dụng dữ liệu hoặc đầu tư thời gian tìm kiếm ứng dụng thật sự tôn trọng quyền riêng tư. Trong trường hợp lý tưởng nhất, nhà phát triển nên đặt mặc định không chia sẻ dữ liệu và để người dùng chọn cho phép nếu họ muốn dữ liệu của họ được sử dụng để tùy chỉnh ứng dụng hoặc nền tảng phù hợp với nhu cầu.
Bằng không, các nhà phát triển ứng dụng và nền tảng cần phải nói rõ cho người dùng biết dữ liệu nào đang được sử dụng cho mục đích nào. Họ cũng phải minh bạch trong việc dữ liệu nào đang được chia sẻ và tại sao.
Mô hình kinh doanh chỉ xét đến các tùy chọn mang lại lợi nhuận sẽ không bền vững về lâu dài. Thao túng người dùng, buộc họ chia sẻ dữ liệu sẽ làm tổn hại niềm tin - điều vốn là tài sản vô hình mà một doanh nghiệp cần có để phát triển tệp khách hàng. Các nhà phát triển ứng dụng và nền tảng nên ưu tiên cho người dùng được đưa ra quyết định.
Cung cấp những giá trị thực sự hữu ích đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ là cách tốt nhất để thu được lợi nhuận dài hạn.
* Bài viết thể hiện quan điểm của ông Nadav Melnick - Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm của Rakuten Viber.
Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến việc nhiều dịch vụ kỹ thuật số và các nền tảng trực tuyến thu thập dữ liệu khách hàng rồi bán cho các bên thứ ba để thu lợi nhuận. Việc các dịch vụ chia sẻ và bán dữ liệu là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dùng, nhưng điều này lại rất khó để né tránh.
Có một sự đánh đổi được ngầm chấp nhận trong ngành kỹ thuật số, đó là bán thông tin cá nhân của người dùng là con đường ngắn nhất để thu về lợi nhuận. (Ảnh minh họa)
Những sản phẩm và nền tảng này sẽ khiến người dùng khó sử dụng dịch vụ nếu họ chọn không chia sẻ dữ liệu. Đôi khi, khi chọn “Tôi không đồng ý” đối với Điều khoản dịch vụ, người dùng sẽ được chuyển đến một trang web không hoạt động. Đây chính là một chiêu trò để ép người dùng đồng ý với các điều khoản.
Một ví dụ điển hình cho chiêu trò này là khi WhatsApp triển khai chính sách bảo mật mới vào đầu năm nay. Theo đó, những người dùng không chấp nhận các thay đổi mới sẽ trải nghiệm việc các tính năng của ứng dụng liên tục suy giảm rồi ngừng hoạt động hoàn toàn. Đó là cái “Bẫy 22” tham lam và WhatsApp đã đánh mất lòng tin của người dùng khi xâm nhập vào quyền riêng tư kỹ thuật số chính đáng của họ.
Đây là một bước đi không khôn ngoan của WhatsApp khi cuối cùng, người dùng đã thể hiện sự thất vọng lớn đến mức công ty này phải tuyên bố rằng họ sẽ không giới hạn chức năng đối với những người dùng chọn từ chối các điều khoản mới.
Làn sóng đấu tranh cho quyền riêng tư trên Internet khiến nhiều công ty khởi nghiệp và nhà phát triển phải chạy đua sáng tạo ra những cách mới để kiếm tiền từ sản phẩm. Họ đã nhầm tưởng rằng việc bán dữ liệu người dùng là nguồn doanh thu khả dụng duy nhất. Tin tốt là có rất nhiều phương pháp thay thế mà một doanh nghiệp thậm chí không cần phải quá sáng tạo để triển khai những cách thức này.
Việc bán dữ liệu người dùng không phải là cách duy nhất để tạo ra lợi nhuận
Thu thập dữ liệu không phải lúc nào cũng xấu. Mọi ứng dụng hoặc nền tảng phải thu thập một số dữ liệu để cải thiện trải nghiệm người dùng và đảm bảo tính năng hoạt động phù hợp. Tương tự như việc đóng thuế, một công dân phải trả thuế để “đăng ký” các dịch vụ công cộng như cầu đường, trường công, công viên, thư viện... Khi bạn sử dụng một ứng dụng miễn phí, bạn sẽ “đóng thuế” cho ứng dụng đó bằng dữ liệu của mình.
Vấn đề chỉ nảy sinh khi một ứng dụng tự định vị mình là hoàn toàn miễn phí nhưng thực chất lại kiếm tiền từ việc cung cấp dữ liệu người dùng cho bên thứ ba. Có nhiều tùy chọn thay thế để các doanh nghiệp có thêm doanh thu mà không yêu cầu người dùng phải đánh đổi quyền riêng tư của họ.
Cung cấp dịch vụ mà người dùng sẵn sàng trả tiền
Một ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả là cung cấp một dịch vụ hoặc sản phẩm tốt đến mức người dùng sẵn lòng trả tiền để sử dụng. Dịch vụ đó có thể được tích hợp trong ứng dụng hiện có dưới dạng tiện ích bổ sung hoặc như một tiện ích mang lại doanh thu chính.
Một ví dụ về mô hình kinh doanh này là Netflix, nền tảng mà hàng triệu người sẵn lòng trả tiền để truy cập vào kho nội dung khổng lồ, chất lượng cao và các đề xuất dựa trên mối quan tâm của người dùng. Một ví dụ khác là dịch vụ email cao cấp Hey của Basecamp.
Các ông lớn như Google và Yahoo cung cấp dịch vụ email miễn phí nhưng cài đặt quyền riêng tư mặc định cho phép các công ty này sử dụng nội dung email để nhắm mục tiêu quảng cáo. Basecamp’s Hey tạo sự khác biệt bằng cách tính phí cho một dịch vụ hoàn toàn không có quảng cáo, đồng thời cung cấp tính năng sàng lọc email và tổ chức nâng cao.
Áp dụng mô hình "freemium"
Khi giới thiệu một sản phẩm kỹ thuật số ra thị trường, chiến lược cho phép sử dụng miễn phí là phù hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả các tính năng trên một nền tảng kỹ thuật số đều phải miễn phí, đặc biệt là khi nhà phát triển phải đánh đổi bằng cách bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba.
Các tính năng cao cấp, trả phí có thể bao gồm: Tiện ích tùy chỉnh, bộ nhớ hoặc giao dịch không giới hạn. Trình tạo trang web Wix đã làm tốt điều này. Wix cho phép người dùng xây dựng một trang web cơ bản miễn phí, sau đó cung cấp các tính năng và chức năng phức tạp hơn thông qua mô hình đăng ký nhiều gói khác nhau.
Cung cấp dịch vụ doanh nghiệp hoặc dịch vụ nhãn trắng
Nhà phát triển có thể cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng cá nhân, nhưng cung cấp một phiên bản trả phí cho các doanh nghiệp hoặc nhân sự cấp cao với các tính năng phức tạp, chẳng hạn như tính năng phân tích. Một lựa chọn khác là cung cấp dịch vụ nhãn trắng, trong đó, doanh nghiệp có thể cộng tác với nhà phát triển, mua công nghệ độc quyền để cung cấp cho khách hàng của mình.
Chạy các quảng cáo không yêu cầu theo dõi dữ liệu
Hầu hết các ứng dụng hoặc nền tảng đều nắm được về nhân khẩu học người dùng của họ. Ví dụ: Nếu nhân khẩu học của tệp người dùng của một công ty kỹ thuật số bao gồm những người vừa “lên chức” bố mẹ, thì họ đã có thể cung cấp các quảng cáo về dịch vụ mà phụ huynh thường quan tâm. Không cần phải theo dõi dữ liệu người dùng trên các nền tảng để biết rằng, họ quan tâm đến quảng cáo về tã hoặc ghế ngồi ô tô trẻ em.
Các nhà phát triển ứng dụng phải dẫn đầu nỗ lực này
Đừng đẩy “quả bóng trách nhiệm” lên người dùng, khiến họ phải từ chối mọi chính sách bảo mật lợi dụng dữ liệu hoặc đầu tư thời gian tìm kiếm ứng dụng thật sự tôn trọng quyền riêng tư. Trong trường hợp lý tưởng nhất, nhà phát triển nên đặt mặc định không chia sẻ dữ liệu và để người dùng chọn cho phép nếu họ muốn dữ liệu của họ được sử dụng để tùy chỉnh ứng dụng hoặc nền tảng phù hợp với nhu cầu.
Bằng không, các nhà phát triển ứng dụng và nền tảng cần phải nói rõ cho người dùng biết dữ liệu nào đang được sử dụng cho mục đích nào. Họ cũng phải minh bạch trong việc dữ liệu nào đang được chia sẻ và tại sao.
Mô hình kinh doanh chỉ xét đến các tùy chọn mang lại lợi nhuận sẽ không bền vững về lâu dài. Thao túng người dùng, buộc họ chia sẻ dữ liệu sẽ làm tổn hại niềm tin - điều vốn là tài sản vô hình mà một doanh nghiệp cần có để phát triển tệp khách hàng. Các nhà phát triển ứng dụng và nền tảng nên ưu tiên cho người dùng được đưa ra quyết định.
Cung cấp những giá trị thực sự hữu ích đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ là cách tốt nhất để thu được lợi nhuận dài hạn.
* Bài viết thể hiện quan điểm của ông Nadav Melnick - Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm của Rakuten Viber.
iPhone 13 Pro Max đã thiếu hụt chỉ 1 tiếng sau khi đơn đặt hàng trước được mở ra và hiện tại hầu hết các thành viên iPhone 13 đều trì hoãn giao hàng đến giữa hoặc cuối tháng 10. Giờ đây, một báo cáo mới cho biết việc vận chuyển đang bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trong sản xuất cũng như nhu cầu tăng lên.
Theo Nikkei Asia, một số lượng đáng kể linh kiện máy ảnh iPhone 13 được lắp ráp tại Việt Nam - vốn hiện là tâm chấn của đợt bùng phát Covid-19. Một giám đốc chuỗi cung ứng giấu tên nói với Nikkei Asia rằng: “Các nhà lắp ráp vẫn có thể sản xuất iPhone mới, nhưng có một khoảng cách về nguồn cung khiến lượng tồn kho của các mô-đun máy ảnh sắp hết. Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài theo dõi tình hình Việt Nam hàng ngày và chờ họ tăng sản lượng”.
Yếu tố góp phần vào sự thiếu hụt là mọi mẫu iPhone 13 hiện nay có tính năng ổn định hình ảnh quang học (OIS) dịch chuyển cảm biến, vốn trước đây chỉ giới hạn ở iPhone 12 Pro Max. Điều đó có nghĩa là số lượng sản xuất của thành phần phải được tăng lên.
Nikkei Asia cho biết thời gian trì hoãn có thể bắt đầu rút ngắn vào giữa tháng 10 do hoạt động sản xuất đang dần trở lại tại một cơ sở chính ở miền Nam Việt Nam.
Được biết, hiện tại, những người mua tại Mỹ đặt hàng iPhone 13 Pro hoặc iPhone 13 Pro sẽ thấy ngày giao hàng dự kiến sớm nhất là 28/10. Người mua đặt hàng iPhone 13 sẽ nhận được máy vào ngày 18/10, trong khi iPhone 13 mini được giao hàng từ 12/10.
Aquos Zero6 được quảng cáo là chiếc điện thoại nhẹ nhất thế giới hỗ trợ 5G khi cung cấp trọng lượng nặng 146 gram. Sản phẩm có kích thước nhỏ gọn (158 x 73 x 7,9 mm) này trang bị màn hình OLED 6,4 inch độ phân giải Full HD , tốc độ làm mới 240 Hz và được bảo vệ bằng kính cường lực Corning Gorilla Glass Victus.
Bên trong điện thoại trang bị chip tầm trung Snapdragon 750G từ Qualcomm, kết hợp với cấu hình duy nhất có RAM 8 GB và bộ nhớ trong 128 GB có thể mở rộng thêm đến 1 TB qua khe cắm thẻ nhớ microSD. Điện thoại có vỏ máy làm bằng hợp kim magie, trang bị loa âm thanh nổi, khả năng chống nước và bụi IP68 tốt nhất trong phân khúc smartphone và pin 4.010 mAh có thể sạc đầy từ 0-100% trong vòng 130 phút.
Ở mặt sau, điện thoại trang bị ba camera với các camera chính 48 MP, camera siêu rộng 8 MP và camera tele 2x 8 MP, kết hợp cảm biến ToF. Trong khi đó, ở mặt trước của máy là camera 12 MP được đặt bên trong notch hình giọt sương.
Về kết nối, chiếc điện thoại này hỗ trợ 5G, Wi-Fi băng tần kép, Bluetooth 5.1, GNSS băng tần kép, NFC và cổng USB-C. Máy vận hành trên nền tảng Android 11 và tích hợp cảm biến vân tay trong màn hình.
Cùng với Aquos Zero6, Sharp cũng giới thiệu mẫu điện thoại giá thấp hơn là Aquos Sense6. Chiếc điện thoại này có màn hình OLED 6,1 inch độ phân giải Full HD , nền tảng chip Snapdragon 690, pin 4.570 mAh và đạt chuẩn chống nước bụi IP68. Ở mặt sau máy có ba camera (48 MP, 8 MP và 8 MP). Máy nặng 156 gram và dày 7,9 mm.
Vẫn chưa có thông tin chính thức về giá bán của sản phẩm nhưng nó hiện đã bắt đầu đặt hàng trước tại Nhật Bản với ba tùy chọn màu sắc Đen, Trắng và Tím.
Đăng Nguyễn - RT Thứ năm, ngày 30/09/2021 11:16 AM (GMT+7)
AaAa+
Ít nhất 100 người thiệt mạng trong cuộc hỗn chiến giữa các băng đảng bằng đủ các loại vũ khí tại một nhà tù ở Ecuador. Nhiều nạn nhân bị chặt đầu một cách dã man.
Bình luận 0
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Chiếc xe siêu sang Bentley Flying Spur của ngôi sao bóng đá Bồ Đào Nha do một tài xế riêng điều khiển, tới đổ xăng ở thị trấn Wilmslow, vùng Cheshire, phía nam thành phố Manchester vào lúc 2 giờ 20 phút chiều ngày 29.9 (giờ địa phương).
Ngôi sao 36 tuổi của CLB Manchester United cũng yêu cầu thành viên đội ngũ an ninh cá nhân đổ đầy xăng cho chiếc Range Rover của mình.
Hai tài xế điều khiển chiếc Bentley Flying Spur và Range Rover cùng tới đổ xăng một lúc. Trong quá trình chờ đợi, các tài xế còn đi mua cà phê Starbuck.
Ronaldo tuần qua thường xuyên di chuyển bằng xe siêu sang Bentley.
Tuy nhiên, cả hai đã chờ đợi suốt gần 7 giờ đồng hồ, vẫn không thấy xe bồn chở xăng tới, nên đành rời đi vào lúc 9 giờ tối.
Một nguồn tin nói trên tờ The Sun: “Ronaldo sở hữu khối tài sản khổng lồ. Nhưng anh ấy cũng giống như những người khác ở Anh hiện nay. Đội ngũ an ninh của Ronaldo hi vọng xe bồn sẽ tới nhưng điều đó đã không xảy ra”.
Hôm 29.9, cuộc khủng hoảng năng lượng ở Anh đã bước sang ngày thứ 4, bất chấp việc chính phủ nước này khẳng định không thiếu xăng dầu cung cấp cho người dân.
Ngôi sao bóng đá Bồ Đào Nha ủy quyền cho đội ngũ an ninh đem xe đi đổ xăng.
Tại các trạm xăng trên khắp nước Anh, hàng dài người xếp hàng chờ mua xăng. Chính phủ Anh thừa nhận việc thiếu tài xế xe bồn chở nhiên liệu và nhu cầu đi lại tăng cao sau đại dịch COVID-19 là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.
Nhiều người dân Anh chờ đợi suốt hàng giờ để các xe bồn tới tiếp thêm nhiên liệu tại các trạm xăng và hai tài xế của ngôi sao Ronaldo cũng không phải ngoại lệ.
Ronaldo ủy quyền cho hai tài xế đi đổ xăng, không xuất hiện tại cây xăng ở Wilmslow, theo quan sát của phóng viên Daily Mail. Ngôi sao bóng đá Bồ Đào Nha thuê một biệt thự với 7 phòng ngủ ở thị trấn.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Anh đã kéo dài nhiều ngày liên tiếp.
Ronaldo thường xuyên lái chiếc Bentley tới sân tập của đội bóng trong tuần qua.
Tại Việt Nam, một chiếc Bentley Flying Spur chính hãng có giá gần 17 tỉ đồng. Giá xe Range Rover dao động từ 8-10 tỉ đồng, tùy từng phiên bản.
Siêu sao bóng đá Bồ Đào Nha sở hữu bộ sưu tập siêu xe lên tới 22 triệu USD, bao gồm Ferrari, Lamborghini, McLaren, hai chiếc Roll-Royce, một chiếc Porsche 911, một chiếc Koenigsegg CCX và nhiều xe sang Range Rover, Audis, Mercedes.
Giá trị nhất trong bộ sưu tập siêu xe của Ronaldo là chiếc Bugatti Centodieci, với giá 11,4 triệu USD (khoảng 260 tỉ đồng).
Theo Sohu, vị quốc vương này là Phra Nangklao (1788-1851) của Vương triều Chakri, Thái Lan. Vương triều Chakri được thành lập từ năm 1782 và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Với 239 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Chakri hiện có tổng cộng 10 đời vua. Vị quốc vương đang trị vì là Rama X - người đăng quang vào năm 2019, sau khi cha ông - vua Rama IX qua đời.
Theo truyền thống có từ thế kỷ 18, các vị quốc vương của Vương triều Chakri giữ danh hiệu là Rama, đại diện của thần Vishnu trong sử thi Ramayana của Ấn Độ xưa. Các quốc vương của Vương triều Chakri thường truyền ngôi cho con trai của mình. Nhưng vẫn có một ngoại lệ khi quốc vương Nangklao (Rama III) trong lúc lâm chung đã bỏ qua các con mình để truyền ngôi cho người em trai cùng cha khác mẹ.
Theo Sohu, quốc vương Nangklao sinh ngày 31/3/1788. Ông là con trai trưởng của vua Rama II. Mẹ ông là công chúa Chao Chom Manda Riam - một phi tần của vua Rama II (về sau đổi tên thành KromSomdej Phra Srisulalai). Quốc vương Nangklao nổi tiếng là vị vua anh minh, giỏi giang. Khi mới 21 tuổi, ông đã thành công trong việc dẹp tan nội loạn, được vua cha đánh giá cao và khen ngợi.
Trước khi lên ngôi, quốc vương Nangklao từng giữ vị trí như Bộ trưởng ngoại giao và thương mại trong triều đình của vua cha. Ở cương vị này, ông đã thúc đẩy quan hệ thương mại với nhà Thanh và đem lại nguồn thu lớn cho triều đình.
Năm 1824, khi vua Rama II đột ngột qua đời không kịp chỉ định người kế vị, thì theo luật kế vị, lẽ ra hoàng tử Mongkut - con trai của hoàng hậu Srisuriyendra phải là người kế vị. Tuy nhiên, hoàng tử Mongkut lúc này còn trẻ, lại đang xuất gia đi tu theo truyền thống của Thái Lan và không thể hoàn tục ngay, vì thế, quốc vương Nangklao - một người có kinh nghiệm chính trị và rất có ảnh hưởng thời điểm đó đã được triều thần ủng hộ lên ngôi.
Tài năng của quốc vương Nangklao là điều không cần bàn cãi, vì thế, việc ông kế vị vua cha cũng là điều hợp lý. Thực tế đã chứng minh, trong thời gian trị vì, quốc vương Nangklao đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhà Thanh, nhưng quốc vương Nangklao không thực thi rập khuôn chính sách “bế quan tỏa cảng” mà tích cực phát triển quan hệ ngoại giao với phương Tây, đặc biệt là Anh. Quốc vương Nangklao cũng kiên quyết trấn áp việc mua bán thuốc phiện và sử dụng hàng loạt biện pháp để giảm thiểu tác hại của thuốc phiện.
Chính nhờ sự cai trị của vua Rama III mà Bangkok, thủ đô của Xiêm (sau này mới đổi thành Thái Lan) lúc đó đã rất thịnh vượng, mở rộng mạnh mẽ.
Điều đáng nói là trong suốt 15 năm trị vì, vua Rama III có tổng cộng 35 phi tần trong hậu cung và 51 người con. Nhưng khi còn khỏe mạnh, vua Rama III không lập thái tử và không người con nào của ông được chỉ định sẽ là người kế vị. Có giai thoại nói rằng, Rama III muốn bồi dưỡng và truyền ngôi cho hoàng tử thứ 6 vì tài năng của vị hoàng tử này vượt trội hơn những người con khác. Tuy nhiên, điều không mong muốn đã xảy ra khi vua Rama III bị ốm rồi mất quá sớm.
Trước khi lâm chung, vua Rama III đã triệu tập các quan đại thần và thông báo rằng người thừa kế ngai vàng sẽ là em trai cùng cha khác mẹ của ông, hoàng tử Mongkut - một người vô cùng tài năng, đức độ và được xem là cha đẻ của khoa học và công nghệ hiện đại của Thái Lan.
Theo Dayday News, việc Rama III bỏ qua 51 người con của mình để truyền ngôi cho em trai là quyết định vĩ đại và vô cùng sáng suốt. Nguyên nhân có thể vì Rama III cho rằng, ngai vàng vốn thuộc về hoàng tử Mongkut, nhưng xét từ góc độ lợi ích quốc gia của Xiêm, thì hoàng tử Mongkut thực sự là một nhân tài Trong lịch sử phong kiến, thực sự hiếm có vị vua nào có thể dẹp bỏ tình cha-con để nghĩ cho đại cục, vì sự ổn định của đất nước để truyền ngôi cho em một người em trai cùng cha khác mẹh như Rama III.
Nguyễn Thái - Tổng hợp Thứ năm, ngày 30/09/2021 09:28 AM (GMT+7)
AaAa+
Nhiều người sẽ cho rằng cửa chống cháy và cửa thoát hiểm là một loại cửa, chỉ khác nhau về cách gọi. Nhưng thực tế, đây là 2 loại cửa có nhiều điểm khác nhau. Vậy những khác biệt đó là gì? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào nút màu xanh. Câu trả lời chính thức sẽ có vào lúc 15h.
Bình luận 0
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
“Trong 8 tháng qua, hành động của chính quyền mới ở Mỹ cho thấy mối đe dọa quân sự và hành động thù địch của Mỹ với Triều Tiên không hề thay đổi”, ông Kim nói, trong bài phát biểu vào ngày thứ hai của kỳ họp Quốc hội, theo hãng thông tấn Triều Tiên KCNA.
Ông Kim nói chính sách về vấn Triều Tiên của Mỹ ngày càng “xảo quyệt hơn”, khẳng định sự cần thiết trong việc phát triển các loại vũ khí mới để răn đe “sự gây hấn quân sự từ các lực lượng thù địch”.
Ông Kim tuyên bố sẽ tăng cường khả năng hạt nhân của Triều Tiên. Trong tháng 9, Triều Tiên đã phóng thử 3 loại tên lửa mới, bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa và tên lửa siêu thanh.
Tên lửa siêu thanh là vũ khí uy lực nhất hiện nay và không có bất kì hệ thống phòng không nào của Mỹ có thể đánh chặn.
Bên cạnh việc chỉ trích Mỹ, ông Kim cũng “chìa cành ô liu” với Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng khôi phục đường dây liên Triều, kêu gọi Seoul “từ bỏ chính sách thù địch” để hai nước có thể tuyên bố hòa bình, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Triều Tiên và Hàn Quốc hiện vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Cuộc chiến năm 1950-1953 chỉ được tạm dừng bằng một thỏa thuận ngừng bắn
Trong bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21.9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Ông Moon chỉ còn chưa đầy một năm trong nhiệm kỳ để thực hiện chính sách hòa giải với Triều Tiên.
Rõ ràng, bộ tứ iPhone 13 là những điện thoại thông minh tốt nhất trên thị trường và vượt xa các thiết bị khác về sức mạnh và đồ họa, nhưng nếu so với iPhone 12 2020, những nâng cấp của chúng còn quá ít.
Ảnh concept iPhone 14 Pro.
Dưới đây là những lý do thuyết phục để người dùng chờ thêm 1 năm nữa, mua iPhone 14.
Chip xử lý không đủ ấn tượng
Ngay khi được ra mắt, chip A14 Bionic bên trong dòng iPhone 12 đã được giới chuyên gia đánh giá cao, thậm chí được gọi là “thần thánh”. Nhưng năm nay, chip A15 Bionic không ghi nhận mức tăng hiệu suất mạnh – Hiệu suất đơn lõi tăng khoảng 7,7 - 10% khi so sánh với iPhone 12 và điểm đa lõi trung bình chỉ tăng 21%.
Bộ xử lý đồ họa GPU quá mạnh so với nhu cầu
Năm nay, Apple đã quyết định nâng tầm khả năng chơi game đồ họa của mình lên một tầm cao mới bằng cách tích hợp cho iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max GPU năm lõi. “Gã khổng lồ” công nghệ có trụ sở tại Cupertino cho biết, các mẫu iPhone Pro có đồ họa nhanh nhất trên thị trường điện thoại thông minh, vượt xa các đối thủ tới 50%.
Khả năng đồ họa của iPhone 13 được nâng cấp đáng kể.
Điều này có thể hấp dẫn các game thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chúng lại quá thừa với những người dùng phổ thông – thường chỉ lướt mạng xã hội, chụp ảnh và nhắn tin!
Cinematic Mode có thật sự hữu ích?
Khả năng nhiếp ảnh của dòng iPhone 13 được cải thiện rõ rệt.
Trên các video quảng cáo iPhone 13/ iPhone 13 Pro, Apple luôn phô diễn khả năng quay video/ chụp ảnh ấn tượng của chúng với sự tham gia của nhiều nhiều nhiếp ảnh gia, nhà quay phim và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Nhưng thực tế, người dùng không quá cần thiết đến tính năng này, đặc biệt là những người dùng lớn tuổi.
“Tai thỏ” vẫn lớn
"Gia đình" iPhone 13 vẫn còn "tai thỏ".
So với thế hệ iPhone trước đây, dòng iPhone 13 đã có “tai thỏ” nhỏ hơn 20% theo chiều ngang, nhưng sự thật là chúng còn cao hơn so với các “tai thỏ” trước đó. Vậy liệu đây có phải là một bản nâng cấp hay không?
Tại sao nên đợi iPhone 14?
Hiện tại, các tin đồn đều cho rằng dòng iPhone 14 sẽ có màn hình “đục lỗ” theo thiết kế Infinity-O của Samsung. Đáng chú ý hơn, Apple có thể sẽ khôi phục Touch ID và tích hợp chúng vào iPhone 2022, thỏa lòng mong đợi của người hâm mộ. Mặt khác, Touch ID có thể không trở lại dòng iPhone vì “Táo Khuyết” được cho là đang nghiên cứu đưa tính năng Face ID xuống dưới màn hình.
Khái niệm iPhone 14 Pro năm sau với camera selfie "đục lỗ".
Chưa hết, iPhone 14 cũng có thể mở ra kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh bằng cách giới thiệu một chiếc smartphone không cổng. Có khả năng, Apple sẽ loại bỏ cổng Lightning và dựa vào MagSafe để sạc và truyền dữ liệu.
Cũng có tin đồn cho rằng iPhone 14 sẽ “là phẳng” camera sau với mặt lưng. Điều này sẽ giúp cho camera được bảo vệ tốt hơn. Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định những tin đồn này có chính xác hay không, nhưng nhìn vào những nâng cấp ít ỏi của iPhone 13, iPhone 14 rất đáng để chờ đợi.
Ở phân khúc tầm trung, Oppo là thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh mẽ với Samsung, Xiaomi, Realme, Vivo. Và cách đây không lâu, hãng này tiếp tục ra mắt Oppo K9 Pro và Oppo F19s với cấu hình khá, giá phải chăng.
Oppo F19s
Xét về ngoại hình, Oppo F19s rất giống với Oppo F19. Điện thoại được trang bị chip Snapdragon 662 kết hợp với RAM 6 GB LPDDR4X (cộng với RAM ảo lên đến 5 GB) và bộ nhớ trong 128 GB (không hỗ trợ mở rộng qua thẻ nhớ).
Điện thoại có hiệu năng khá.
Phía trước là màn hình AMOLED 6.43 inch với độ phân giải 1.080 x 2.400 px (20: 9), tốc độ làm mới 60 Hz, tốc độ lấy mẫu cảm ứng cao (135 Hz trong hoạt động bình thường và 180 Hz trong Chế độ chơi game – Game Mode). Màn hình hỗ trợ phủ gam màu sRGB và 92% DCI-P3, tích hợp máy quét dấu vân tay.
Màn hình của máy rất thích hợp để chơi game.
Ở phía sau, thiết lập camera của Oppo F19s không đổi so với F19: camera chính 48 MP (khẩu độ ống kính f1/ 1.7); camera chụp cận - macro 2 MP và cảm biến độ sâu 2 MP. Thú vị hơn là camera selfie 16 MP ở mặt trước có thiết kế "đục lỗ" xu hướng. Cả camera trước và sau đều có thể quay video 1080p ở tốc độ 30 khung hình/ giây.
Oppo F19s có pin 5000 mAh, sạc nhanh 33W.
Oppo F19s có thiết kế khá mỏng (dày dưới 8 mm), nhưng có pin 5.000 mAh mạnh mẽ, hỗ trợ sạc nhanh lên đến 33W thông qua bộ sạc SuperVOOC 2.0. Thêm nữa, máy còn có cổng USB-C và giắc cắm tai nghe 3,5 mm, hỗ trợ hai SIM, Wi-Fi và Bluetooth 5.0.
Hai phiên bản màu của Oppo F19s.
Điện thoại có hai màu sắc bắt mắt: Đen Glowing và Vàng Glowing, đã cho phép đặt hàng và có giá khoảng 270 USD (tương đương 6,14 triệu đồng).
Oppo K9 Pro
Điểm nhấn ấn tượng nhất trên Oppo K9 Pro là con chip Dimensity 1200 của Mediatek – cung cấp hiệu năng khá, màn hình OLED với tốc độ làm mới 120Hz cho trải nghiệm xem mượt mà.
Oppo K9 Pro.
Oppo K9 Pro được tích hợp màn hình OLED 6,43 inch với độ phân giải Full HD , tốc độ làm mới cao - 120Hz và tốc độ lấy mẫu cảm ứng 180Hz. Thêm vào đó, màn hình cũng phủ 100% màu DCI-P3, hỗ trợ HDR10 và có độ sáng tối đa 800 nit.
Điện thoại có thiết lập ba camera sau, bao gồm: camera chính 64MP, camera góc siêu rộng 8MP siêu rộng và camera chụp cận – macro 2MP. Ở phía trước, camera selfie cũng có thiết kế "đục lỗ" ở góc trái màn hình, chứa cảm biến 16MP.
Máy có khả năng sạc nhanh 60W.
Oppo K9 Pro sở hữu viên pin 4.500mAh, đi kèm với sạc nhanh 60W. Đáng chú ý, sản phẩm có hệ thống làm mát diện tích 14.000 mm vuông, giúp giảm nhiệt độ xuống tới 17 độ C. Về phần mềm, máy cài đặt giao diện người dùng ColorOS 11.3 với hệ điều hành Android 11.
Oppo K9 Pro phiên bản màu xanh dương Glacier.
Oppo K9 Pro có các màu: Đen Obsidian hoặc Xanh dương Glacier. Giá của phiên bản RAM 8GB/ ROM 128GB là 2.199 nhân dân tệ (tương đương 7,73 triệu đồng) và 2.299 Nhân dân tệ (khoảng 8,08 triệu đồng) cho tùy chọn RAM 12/ ROM 256 GB. Sản phẩm đã được rao bán trên trang web Oppo tại Trung Quốc cũng như các nhà bán lẻ trực tuyến lớn.
Mặc dù Hy Lạp cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã phải vật lộn chống lại đại dịch COVID-19 cùng những tác động tiêu cực của nó trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là thời điểm thành công đối với nền khảo cổ học của đất nước này. Nhiều khám phá khảo cổ mới 'không tưởng' đã được phát hiện ở các vùng khác nhau của Hy Lạp.
Bức tượng đầu của thần Hermes cổ đại: một phát hiện khảo cổ nặng ký dưới vỉa hè ở Athens
Một số hiện vật Hy Lạp cổ đại tuyệt vời đã được phát hiện trong quá trình thi công các công trình ở Athens, và Bộ Văn hóa đã bắt đầu công việc trùng tu di tích văn hóa.
Trong số đó, việc Athens phát hiện ra phần đầu của tượng thần Hermes cổ đại Hy Lạp đã lan truyền khắp thế giới. Bức tượng được tìm thấy ở độ sâu chỉ 1,3 m bên dưới vỉa hẻ của một con phố sầm uất tại trung tâm thủ đô Athens. Nó được đúc từ đá cẩm thạch và mô tả vị thần Hermes ở tuổi trưởng thành.
Với phát hiện này, đây có thể là thành tựu khảo cổ học tuyệt vời nhất của Hy Lạp trong 2020 - kho báu vô giá được cất giấu dưới đường phố ở Athens.
Đường ống nước cổ đại đầu tiên trên thế giới và cuộc khai quật di vật văn hóa đặc biệt khác thường
Khi người ta mở rộng tuyến tàu điện ngầm từ Athens đến thành phố Piraeus, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những đường ống dẫn nước cổ đại và hàng nghìn hiện vật từ thời Hy Lạp đến La Mã.
Nhiều vật dụng trong số này được làm bằng gỗ và được cất giấu sâu trong nước dưới đáy giếng. Xét từ thành phần của các vật liệu làm từ carbon, các sản phẩm gia dụng (bao gồm cả đồ dùng bằng gỗ) có thể thấy đây là những di vật đặc biệt khác thường.
Một số vật phẩm đã được trưng bày trong triển lãm cố định ở những ga tàu điện ngầm cạnh "Nhà hát thành phố" ở Piraeus, nơi vẫn đang được xây dựng.
Điểm nổi bật nhất từ trong những hiện vật này là một bức tượng không đầu tuyệt đẹp được tìm thấy dưới đáy giếng cổ.
Ngoài bức tượng Hermes, triển lãm còn bao gồm các cổ vật khác, chẳng hạn như bản sao mô hình của đường ống dẫn nước và sàn nhà bằng đá cuội nguyên bản từ thời Cổ đại .
Cổ vật của nền văn minh Mycenae được khai quật ở Akrotiri, Santorini
Đầu năm 2020, người ta khai quật được đồ gốm tinh xảo ở Akrotiri, một khu định cư cổ trên đảo Santorini.
Hầu hết các phát hiện khảo cổ học tại địa điểm này đều liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của cư dân trên đảo. Một vụ phun trào núi lửa đã phá hủy phần lớn hòn đảo, và sau đó nền văn minh Minoan cổ đại (còn gọi là nền văn mình Minos) ở đảo Crete cũng chết theo cách tương tự.
Một vật chứa hình vỏ sò được bảo quản tốt chứng tỏ những thành tựu nghệ thuật cấp cao của nền văn minh Mycenae. Đây có thể là đồ vật phổ biến nhất trong tất cả các đồ vật, và nó cho thấy rằng ngay cả trên những hòn đảo xa xôi trong thời cổ đại, vẫn có những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra hoàn toàn vì nghệ thuật.
Trong số những phát hiện mới khác, Bộ Văn hóa Hy Lạp còn tìm thấy thấy một dòng chữ bao gồm một ký tự tuyến tính A và một ký tự hình tượng khắc trên một di vật. Dòng chữ này được viết bằng mực và các chuyên gia cho rằng hiện vật này có thể liên quan đến một di vật khác trong các công trình tìm thấy từ cuộc khai quật này.
Thẻ khắc lời nguyền được tìm thấy dưới đáy giếng ở Athens
Các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Athens của Đức đã khai quật được những thẻ khắc lời nguyền dưới đáy giếng trong nghĩa trang cổ đại Kerameikos của Athens, cho thấy một mặt khác của lịch sử Hy Lạp. Được biết, đây là nghĩa trang quan trọng nhất phục vụ Athens cổ đại.
Tổng cộng có khoảng 30 thẻ khắc lời nguyền trong tình trạng được bảo quản khá tốt đã được tìm thấy trong một chiếc giếng cổ tại đây. Các nhà khảo cổ cho rằng nó có thể bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại, khoảng 2500 năm trước. Giếng cổ này lần đầu được khai quật vào năm 2016 và khi đó đã tìm thấy một số vật dụng hàng ngày như đồ dùng để nấu nướng, đồ gỗ, đèn đất sét, tiền xu bằng đồng….
Jutta Stroszeck, nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học Đức, cho biết, những tấm thẻ có niên đại từ thế kỷ 4 trước Công nguyên. Đây là thời kỳ vua Demetrius trị vì Athens, ban luật lệ cấm chôn thẻ khắc lời nguyền trong mộ. Lệnh cấm này khiến người dân tìm đủ cách để che giấu lời nguyền.
Tám ngôi mộ hơn 2000 năm tuổi được phát hiện ở Ilia gần Olympia
Hy Lạp đã phát hiện 8 ngôi mộ cổ tồn tại từ thế kỷ 2 - 4 trước Công nguyên ở Ilia, phía tây Peloponnese. Những ngôi mộ này nằm trong nghĩa địa của thành phố cổ Elis.
Trong số các phát hiện mới có 4 huyệt mộ hình chữ nhật lát đá, ba hòm chôn cất lớn gọi là pithos và một ngôi mộ có mái che. Bên trong một hòm chôn cất, nhóm khảo cổ tìm thấy hũ tro cốt bằng đồng và gương đồng. Chiếc hũ có trang trí hình hoa ở quai, đầu sư tử ở đoạn nối giữa tay cầm và mép.
Khám phá mới về sự sống con người cách đây 130 nghìn năm trong hang động Theopetra
Các hang động Theopetra ở vùng Thessaly, miền trung Hy Lạp được hình thành từ giai đoạn đồ đá thạch cao, cách đây khoảng 137 đến 65 triệu năm trước công nguyên. Hang động được làm bằng đá vôi và đã có người sinh sống từ giữa thời kỳ đồ đá. Những khám phá khảo cổ học mới ở đây đã cung cấp cho giới khảo cổ học những cái nhìn mới hơn đối với việc nghiên cứu về con người thời kỳ này.
Theo các nhà khảo cổ, địa điểm này rất có thể được xây dựng bởi loài người thuở sơ khai nhất trên trái đất. Việc phát hiện ra các vật thể trong hang chỉ ra rằng con người đã sống ở đây từ 130.000 năm trước.
Cư dân thời kỳ đồ đá trong các hang động đã ăn lúa mì, lúa mạch, dầu ô liu và nhiều loại đậu khác nhau. Họ cũng ăn một số loại thịt, chủ yếu là từ cừu và dê nhà (xương của chúng chiếm 60% tổng số xương được tìm thấy), và họ cũng nuôi các gia súc như bò hay lợn, thậm chí có cả chó.
11% các bộ xương được tìm thấy thuộc về hươu săn, lợn rừng, gấu, lửng, mèo rừng và thỏ rừng. Điều gây sốc là trên xương gấu vẫn còn những vết dao.
Những người này còn dùng rang hươu và những vỏ sò ở sông gần đó để sâu chuỗi thành đồ trang sức. Dấu tích của sáp ong cũng được tìm thấy trong hang động. Nghiên cứu mới nhất cho thấy khoảng 43 người đã sống trong các hang động Theopetra thời đồ đá mới.
Hộp sọ thời Byzantine có dấu vết phẫu thuật phức tạp
Các nhà nhân chủng học đã phát hiện ra một hộp sọ Byzantine thời kỳ đầu (còn có tên khác là thời kỳ đế quốc Đông La Mã) ở vùng Paliokastro trên hòn đảo Thassos, với những dấu vết phẫu thuật phức tạp trên bề mặt. Đây là một trong những phát hiện gây sốc của các khám phá khảo cổ học Hy Lạp trong năm 2020.
Theo Tiến sĩ Anagnostis Agelarakis , một nhà nghiên cứu giảng dạy tại Đại học Adeplhi University, lịch sử của hộp sọ có thể bắt nguồn từ thời kỳ đầu của Byzantium vào thế kỷ 4-7 sau Công nguyên. Chính ông và nhóm nghiên cứu của mình đã tìm thấy bộ hài cốt này. Họ đã phát hiện và nghiên cứu 10 bộ xương, bao gồm 4 phụ nữ và 6 nam giới. Xét từ vị trí và phong cách của các ngôi mộ cho thấy địa vị xã hội của những người này không thấp.
Báo cáo nghiên cứu nêu rõ: "Đặc điểm xương cho thấy những người này lao động chân tay .... Cả nam và nữ đều có dấu hiệu bị thương, thậm chí là chấn thương nặng, nhưng họ đều được điều trị tốt và các bác sĩ chữa trị cho họ rất giàu kinh nghiệm, có thể đã được đào tạo điều trị chấn thương phẫu thuật chuyên nghiệp. Chúng tôi cho rằng họ là quân y. "
Các công trình cổ đại của Epidaurus vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên
Trong cuộc khai quật khảo cổ học vào tháng 7 năm 2020, người ta đã tìm thấy tàn tích của một đền thờ cổ có từ trước đó nằm trong khu vực đền thờ thần y Asclepius, nằm gần nhà hát của di chỉ cổ đại Epidaurus ở ngoại ô Athens.
Tòa nhà có từ năm 600 trước Công nguyên này bao gồm một tầng với vết tích của các cột trụ và một tầng hầm bằng đá đã được dọn sạch. Các phần khác vẫn đang được khai quật. Phần nền là một bức tranh khảm hoàn chỉnh bằng đá cuội, và nó cũng là một trong những địa điểm lát đá hiếm hoi và được bảo tồn tốt nhất còn sót lại từ thời kỳ này.
Khám phá này rất có ý nghĩa vì nó có trước tòa nhà rạp hát ở cùng một địa điểm. Theo các chuyên gia, tầng hầm sau này là nơi ở bí ẩn của Thần Y Asclepius, được thay thế bằng một nhà hát sau thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.
Điều này cho thấy sự thờ cúng thần y của cư dân Epidaurus đã có từ sớm hơn rất nhiều so với suy đoán của các chuyên gia và ẩn chứa nhiều điểm bí ẩn. Điều này cũng làm thay đổi nhận thức chung về lịch sử của khu vực.
Các bản khắc và tác phẩm nghệ thuật gần Kythnos
Mùa Hè năm 2020, các nhà khảo cổ học từ Khoa Khảo cổ học tại Đại học Thessaly đã phát hiện thêm nhiều hiện vật quan trọng trên hòn đảo đá nhỏ gần hòn đảo Kythnos, Hy Lạp. Hòn đảo nhỏ này đã từng là một thành phố quan trọng vào đầu thời kỳ Byzantine.
Đồ gốm, đồ trang sức và tượng phụ nữ trong tình trạng còn tốt đã được tìm thấy trong khu bảo tồn này. Điều đó thuyết phục các chuyên gia rằng nơi đây đã từng tồn tại một hình thức thờ cúng nữ thần quan trọng.
Những phát hiện này, chỉ mới được Bộ Văn hóa Hy Lạp công bố gần đây, bao gồm nhiều di vật văn hóa bằng văn bản mô tả chi tiết lịch sử của hòn đảo. Hòn đảo đã có người sinh sống từ thế kỷ 12 trước Công nguyên đến thế kỷ 7 sau Công nguyên.
Một trong những bản khắc được các học giả coi là "rất quan trọng" mô tả chuyện một tên cướp biển tên là Grafkitis đã nắm quyền kiểm soát Kythnos vào thế kỷ 20. Theo những hiện vật được phát hiện gần đây, Grafkitis được hỗ trợ bởi người Macedonians, nhưng cuối cùng đã bị chiếm đóng bởi người Athen.
Phát hiện khảo cổ lâu đời nhất: Cây hóa thạch 20 triệu năm tìm thấy ở Lesbos
Các nhà khoa học Hy Lạp đã có phát hiện kinh ngạc về một thân cây từ 20 triệu năm trước vẫn còn cả cành và hệ rễ sau khi hóa thạch bởi một vụ phun trào núi lửa.
Được biết, cây hóa thạch này được tìm thấy trong một khu rừng trên đảo Lesbos của Hy Lạp. Khu vực này đã được hình thành từ 20 triệu năm trước khi một núi lửa phun trào bao trùm vùng phía bắc của đảo, nhấn chìm cả khu vực trong tro bụi và dung nham. Sau đó nó đã được liệt kê là khu bảo tồn di sản thiên nhiên vào năm 1985, nhưng cây hóa thạch được phát hiện ở đây đều rất lâu đời, có niên đại cách đây 20 triệu năm.
Những cây trong khu vực này khi núi lửa phun trào đã bị chôn vùi trong đống tro tàn, rồi sau đó mưa lớn gây ra lũ lụt, cuốn trôi tất cả. Những trận lở đất lớn chắn ngang thung lũng sông, thân cây chất thành nhiều lớp rồi hóa đá.
Nickolas Zouros, Giáo sư địa chất tại Đại học Aegean (Hy Lạp) cùng các cộng sự đã khai quật hệ sinh thái rừng hóa thạch này. Tuy nhiên Giáo sư Zouros phát biểu với CNN rằng ông chưa bao giờ chứng kiến một phát hiện nào đáng kinh ngạc như chiếc cây còn nguyên vẹn kể trên.