Trước thời nhà Chu, định nghĩa về tội hiếp dâm không rõ ràng lắm, nhưng tội thông dâm (ngoại tình) thì lại rất rõ ràng và xử phạt nghiêm khắc. Ví dụ, trong cuốn "Thượng thư" từng có đoạn viết: Nếu đàn ông và phụ nữ quan hệ bất chính, sẽ bị hình cung (nhục hình, hay nôm na là thiến). Nói cách khác, nếu trước thời nhà Chu mà nam nữ quan hệ không chính đáng, thì bất kể là người đàn ông hay người phụ nữ đều sẽ bị dùng hình cung xử phạt.
Tất nhiên, tội hiếp dâm thời đó cũng được gộp vào tội thông dâm, nên điều này dẫn tới sự bất công cho bên bị xâm phạm. Rõ ràng người phụ nữ là nạn nhân, không những bị xâm phạm, mà còn phải chịu hình phạt giống như kẻ phạm tội.
Cho nên khi tới triều nhà Tần, Tần Luật nói: "Thần cường và chủ gian, tỉ ấu chủ" – có nghĩa là người chủ dâm cũng như nô lệ cường hành, nếu có quan hệ không tốt với chủ nhân, tương đương với đánh chủ, lúc đó nô lệ sẽ bị xét tử hình vì đã đánh chủ. Đây là hình thức định tội đối với giới nô lệ, vậy còn đối với dân thường thì sao? Trên thực tế, nhà Tần không có hình phạt cụ thể cho tội cưỡng hiếp thường dân, nhưng đến thời nhà Hán đã có quy định. Trong luật nhà Hán có quy định: Nếu cướp bóc, cưỡng bức dẫn nữ, sẽ bị chặt một ngón chân và đày đi xây thành. Như vậy là hình phạt vẫn còn rất nhẹ.
Sau đó, luật nhà Hán bổ sung thêm rằng: tội hiếp dâm sẽ bị xử tử hình trước công chúng, và người nào bắt được tội cưỡng dâm sẽ được thưởng mười lượng vàng.
Tuy nhiên, vì quả thật người thời xưa rất khó đưa ra bằng chứng, và không thể giải thích được rõ ràng, nên trong rất nhiều trường hợp, tội hiếp dâm bị quy vào thông dâm. Rất nhiều kẻ phạm tội hiếp dâm sau khi bị bắt, muốn thoát khỏi tội trạng, nên không chịu thừa nhận hành vi của mình mà lái sang thông dâm. Đây cũng chính là một "ưu thế" xảo quyệt của nam nhân thời xưa.
Nhưng, như đã nói ở trên, tội thông dâm sẽ bị xử phạt tịch thu "công cụ" phạm tội. Trong lịch sử cổ đại, chỉ có hoạn quan (thái giám) mới có thể tịch thu công cụ này, còn đối với dân thường, đa số đều xử phạt bằng hình thức phải rời bỏ quê nhà ra đi, và sẽ phải chịu sự kỳ thị chê trách từ những người xung quanh, làng mạc xung quanh. Ví dụ, Lý Diên Niên – một nhà viết nhạc nổi tiếng ở thời Tây Hán, vì nảy sinh quan hệ nam nữ với một người phụ nữ ngưỡng mộ mình, mà bị kết tội thông dâm, bị dùng nhục hình để tịch thu "công cụ" phạm tội.
Trong triều đại nhà Tần và nhà Hán, quả thực không có quy định định tội rõ ràng về tội cưỡng dâm, nhưng ở triều đại nhà Tùy và nhà Đường, cuối cùng đã có một bộ quy định chuyên về định tội hiếp dâm, quy định rằng người phụ nữ là nạn nhân sẽ không bị trừng phạt nữa.
Mặc dù vậy, hình thức xử phạt tội hiếp dâm ở thời nhà Tùy và nhà Đường tương đối nhẹ, thông thường chỉ là đày ải, nếu hiếp dâm mà còn làm bị thương người khác sẽ bị kết án treo cổ.
Tuy nhiên, ở triều đại nhà Tùy và nhà Đường, chỉ có hình phạt đối với tội danh hiếp dâm phụ nữ, chưa có định tội hiếp dâm với các bé gái. Phải tới thời nhà Nguyên, những quy định đặc biệt về tội hiếp dâm bé gái mới được đưa ra.
Ví dụ, trong Luật nhà Nguyên có một quy định: Nếu hiếp dâm dân nữ dưới 10 tuổi, nếu được đồng thuận, sẽ được giảm tội chết, nhưng sẽ bị phạt đánh 107 trượng, nữ được miễn truy cứu. Nói cách khác, nếu quan hệ với dân nữ dưới 10 tuổi, ngay cả khi được sự đồng ý thì vẫn bị coi là phạm tội.
Và nhà Nguyên cũng là triều đại đầu tiên định tội với tội danh hiếp dâm tập thể, ví dụ ba người đàn ông cưỡng hiếp một người phụ nữ thì cả ba đều bị xử tử, người phụ nữ không bị truy cứu. Đây được coi là hình phạt đủ nghiêm khắc.
Tới thời nhà Minh thì luật định càng chi tiết hơn. Ví dụ, hình bộ lang trung của nhà Minh đã viết một đoạn quy định như sau: Tội phạm hiếp dâm, không được sự đồng ý từ phía nữ, dựa trên mức độ bạo hành, có thể răn đe bằng dùng hình với dao, rìu, hoặc dùng dây trói lại, nếu trong trường hợp nghiêm trọng có thể xử treo cổ…
Mặc dù quy định này khá chi tiết, nhưng câu hỏi đặt ra là: Nếu người phạm tội dùng bạo lực cưỡng bức lúc đầu, sau đó người phụ nữ vì sợ chết mà đồng ý, thì người cưỡng bức có bị coi là phạm tội không? Bởi vậy có thể nói, quy định như trên vẫn còn nhiều sơ hở. Và nếu nộp đơn kiện lên quan tòa theo luật này, thì vụ kiện sẽ vô cùng tốn công sức.
Tới thời nhà Thanh, trực tiếp kế thừa hệ thống từ pháp của nhà Minh, nên việc nộp đơn kiện còn được xét nhiều cấp độ rõ ràng hơn, ví dụ xem mức độ bị cưỡng bức như thế nào: có la hét hay không, có thở hổn hển không, quần áo có bị xé rách hay không … Nếu tất cả đều có thì chắc chắn là một vụ án hiếp dâm thật sự! Nếu thiếu những thứ trên thì chưa chắc đã được tính là hiếp dâm. Từ đó người ta càng khó định nghĩa hơn, việc người phụ nữ không la hét không đồng nghĩa với việc đồng ý. Cũng vì thế mà thời nhà Minh, nhà Thanh có rất nhiều trạng vương, nếu chỉ tranh luận bằng mồm thì sẽ dễ dàng thắng kiện.
Có thể nói, tổng kết về tội trạng hiếp dâm ở thời cổ đại Trung Quốc như sau: trước thời Hán, hình phạt chủ yếu là tịch thu "công cụ" phạm tội, thời Đường và Tống chủ yếu là treo cổ, còn thời Nguyên chủ yếu là tử hình trước công chúng, tới thời nhà Minh và Thanh các hình phạt cũng rất nghiêm khắc, nhưng việc định tội cũng khá là khó khăn.
Đăng nhận xét