Tổ hợp tên lửa phòng không-phòng thủ tên lửa S-500 Prometheus được coi là một trong những chương trình phát triển vũ khí tham vọng nhất của Quân đội Nga trong thập niên đầu thế kỷ 21. Và nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, S-500 Prometheus sẽ bắt đầu trực chiến từ năm 2025.
S-500 Prometheus có khả năng đánh chặn các đầu đạn của tên lửa tầm trung-xa, tên lửa xuyên lục địa (ICBM) ở pha cuối của hành trình bay. Cùng với đó, tổ hợp vũ khí phòng không này cũng có thể ngăn chặn các phương tiện bay siêu vượt âm, máy bay chiến đấu..., nhưng đó là nhiệm vụ thứ cấp. Với việc bổ sung các loại đạn đánh chặn mới, S-500 Prometheus hoàn toàn có khả năng bắn hạ các vệ tinh địa tĩnh hoạt động ở quỹ đạo thấp của Trái đất. Hệ thống vũ khí phòng không mới của Nga được thiết kế dạng module mở để tích hợp các loại tên lửa tầm xa, vươn tầm phòng thủ lên quỹ đạo trong tương lai.
Đặc tính cực kỳ quan trọng của radar Yenisei là khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài so với các radar phòng không khác, chìa khóa then chốt mang tính quyết định đối với hệ thống tên lửa phòng không trinh sát bằng radar, đồng thời cũng loại trừ các yếu tố lỗi của người vận hành trên thực tế nhờ chế độ tự động, giảm tải rủi ro xuống mức thấp nhất.. Ví dụ, hệ thống radar của S-400 Triumph không được thiết kế để hoạt động trong thời gian dài như vậy, trong khi các trận chiến và trận địa phòng không thường diễn ra trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.
Radar Yenisei cho phép nó tiến hành"trinh sát và phát hiện các vật thể trên không và đưa ra chỉ định mục tiêu cho các loại vũ khí phòng không kể cả khi không phát sóng". Một điểm tiến bộ quan trọng khác của nền tảng radar này là được trang bị các trạm điều khiển từ xa, cho phép nó đối phó hiệu quả với việc gây nhiễu. Bởi theo nghiên cứu thì các siêu vũ khí tấn công thành công gần đây của Không quân Mỹ là nhờ khả năng gây nhiễu các hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng điều này không có tác dụng với Yenisei. Cường độ nhiễu càng cao, thiết bị định vị của Yenisei càng liên kết tốt hơn với các dấu vết mục tiêu và đưa ra chỉ định mục tiêu chính xác hơn cho các loại vũ khí phòng không. Một tính năng chính khác của Yenisei là khả năng quét "khu vực", không giống như hầu hết các radar khác quét theo vòng tròn, chẳng hạn trạm radar dò tìm mọi độ cao 96L6 của S-400 không có khả năng quét khu vực. Hơn nữa, hệ thống radar cũng có khả năng phát hiện tên lửa phóng ra "mục tiêu giả" sau khi nhìn thấy radar của đối phương để đánh lừa chúng, và đưa ra chỉ định mục tiêu chính xác có bị bắn trúng hay không?
Radar Yenisei có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không bay cách mặt đất hơn 100 km (về cơ bản là ở ranh giới giữa khí quyển Trái đất, không gian vũ trụ) và hơn 600 km. Đây là một hệ thống đa năng có thể phát hiện chính xác các mục tiêu trên không và chỉ định chúng cho vũ khí phòng không. Hệ thống này rất cơ động, với thời gian thiết lập/gỡ bỏ dưới 5 phút. Để có tính cơ động tốt hơn, Yenisei sẽ không có thiết bị ngoại vi, không giống như radar giám sát mọi độ cao 96L6. Tất nhiên, các “bàn chân” cơ để cân bằng hệ thống vẫn ở đó, nhưng chúng được kéo thẳng vào đường ray chứ không phải ở hai bên.
Đăng nhận xét