Quân đội Độc lập Kachin – lực lượng tuyên bố tấn công quân đội Myanmar để phản đối vụ đảo chính hôm 1.2 (ảnh: Irrawaddy)
Naw Bu – người phát ngôn của KIA – xác nhận thông tin trên và nói thêm rằng, vụ tấn công được thực hiện bởi “tiểu đoàn 26” thuộc KIA.
Lực lượng vũ trang KIA sau đó rút lui mà không chiếm được tiền đồn của quân đội Myanmar. Quân đội Myanmar sau đó đáp trả bằng một trận hỏa lực dội từ máy bay trực thăng.
Từ cuối năm 2018, các vụ đụng độ lớn giữa quân đội Myanmar và KIA nổ ra liên tiếp và khiến nhiều người thiệt mạng.
Hai bên đang trong quá trình đàm phán căng thẳng về lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, KIA mới đây tuyên bố họ sẽ không hợp tác với chính quyền quân sự của Thống tướng Min Aung Hlaing.
Sau vụ đảo chính ngày 1.2, KIA mở nhiều cuộc tấn công nhằm vào quân đội Myanmar, bất chấp việc chính quyền quân sự từng thể hiện rõ quan điểm muốn hòa bình với lực lượng vũ trang này.
KIA yêu cầu chính quyền quân sự ở Naypyitaw không sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình phản đối đảo chính. Nhóm này tuyên bố “đứng về phía người dân Myanmar” và sẽ “trả đũa” nếu có thêm người biểu tình bị thiệt mạng khi đụng độ với cảnh sát.
Tình trạng bất ổn quân sự ở Myanmar với nhiều phe phái là một trong những nguyên nhân khiến giới chuyên gia cho rằng, cộng đồng quốc tế không nên can thiệp nhằm giải tán quân đội Myanmar sau vụ đảo chính.
Một viên đạn được tìm thấy trong cơ thể người biểu tình bị thương ở Myanmar (ảnh: Irrawaddy)
George Yeo – cựu Ngoại trưởng Singapore – cho rằng, nếu quân đội Myanmar bị giải tán, quốc gia này có thể chìm sâu hơn vào bất ổn và trở nên giống Iraq và Libya.
“Tôi cho rằng nhiều người không thích quân đội Myanmar. Nhiều người có thể sẽ vui mừng nếu quân đội Myanmar bị giải tán. Nhưng nếu điều đó xảy ra, tình trạng ở Myanmar sẽ ra sao trong khoảng 5 – 10 năm nữa khi khoảng trống an ninh bị những nhóm vũ trang địa phương lấp đầy?”, ông George Yeo nói.
Vivian Balakrishnan – Ngoại trưởng Singapore – cho rằng, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề Myanmar không phải là can thiệp quân sự mà là sắp xếp một cuộc gặp gỡ giữa quân đội và chính quyền dân sự nước này.
“Cách duy nhất để có được hòa bình lâu dài, bền vững là hòa giải dân tộc. Chúng tôi kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do ngay lập tức cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các chính trị gia khác đang bị giam giữ”, ông Balakrishnan nói.
Ít nhất 80 người biểu tình đã thiệt mạng ở Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1.2.
Hôm 13.3, Mahn Win Khaing Than, người đại diện cho chính quyền dân sự ở Myanmar, cho hay, chính quyền dân sự sẽ cố gắng “thực hiện các hành động lập pháp cần thiết để người dân có quyền tự vệ” trước quân đội và cảnh sát.
“Đây là thời điểm đen tối nhất của đất nước và bình minh đã cận kề”, ông Khaing Than đăng lên Facebook.
Hôm 13.3, ít nhất 13 người biểu tình phản đối đảo chính đã thiệt mạng ở Myanmar do đụng độ với cảnh sát.
Đăng nhận xét