Đó là vào những năm đầu của triều đại nhà Nguyên, khi Hề Giáp bàn rơi vào tay một cặp vợ chồng thường dân. Ban đầu họ giống nhìn món đồ giống như một cái chảo nên đã bỏ phần chân của cái khay, chỉ còn lại phần chính được cho là để làm bánh. Rất may khi đó một vị quan tên là Lý Thuận Phu đã phát hiện ra sự việc, nhanh chóng cứu được báu vật quốc gia này. Câu chuyện này đều được ghi chép trong cuốn "Khốn học trai tạp lục" của nhà thư pháp nổi tiếng Tiên Vu Xu và cuốn "Nghiên Bắc tạp chí" của nhà giám định vàng thời Nguyên Lục Hữu.
Sau đó, những nhà sưu tập nổi tiếng đã truyền lại kho báu này ở mọi triều đại. Người sưu tập cuối cùng theo ghi chép là Trần Giới Kỳ ở cuối triều đại nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc. Sau ông, người ta không biết tung tích của Hề Giáp bàn nữa. Do đây là một món đồ cổ có giá trị vô cùng cao, nên rất nhiều đồ nhái tương tự đã xuất hiện ở thị trường Nhật Bản, Hồng Kông và những nơi khác. Đó cũng là lý do mà Hề Giáp bàn anh Đỗ mua với giá 300 USD bị hầu hết mọi người cho là hàng nhái.
Cho đến năm 2014, đích thân ông Viên Chính Hồng, một chuyên gia về di sản văn hóa phi vật thể ở thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc và một số chuyên gia khác đã xác nhận rằng chiếc khay Hề Giáp mà anh Đỗ mua là hàng thật. Viên Chính Hồng đã nghiên cứu văn hóa của Doãn Cát Phu trong "Thi kinh" từ năm 1980, thu thập hơn 400.000 ký tự của các tài liệu viết có liên quan về Doãn Cát Phu. Những nghiên cứu của ông về Doãn Cát Phu, nhà tư tưởng, nhà chiến chiến lược quân sự và nhà triết học phương Tây Chu vĩ đại khá đầy đủ và sâu sắc.
Sau khi so sánh và thẩm định chính xác, các chuyên gia như Viên Chính Hồng và Trương Tập Võ cho rằng bất kể hình dạng, chữ khắc, độ mòn và dấu vết của chiếc khay này, tất cả đều tương ứng với các ghi chép lịch sử. Và chắc chắn là nội dung của đoạn văn khắc cũng liên quan đến chiến tranh thời Tây Chu, phong thưởng, chế độ phong vương, v.v ... giá trị không hề thua kém Mao Công đỉnh ( một đồ đồng thời Tây Chu), có thể gọi là quốc bảo trong số các bảo vật quốc gia, điều đáng tiếc duy nhất là chiếc khay đã bị mất chân.
Quốc bảo này đã từng được coi là chảo bánh xèo, các chuyên gia vẫn chưa biết vì sao nó lại bị lưu lạc trên đất Mỹ. Rất may nó đã được một chàng trai người Trung Quốc mua về với giá 300 USD, từng được hầu hết "người trong cuộc" cho là đồ giả. Nhưng đến phiên đấu giá mùa Xuân Hàng Châu 2017, "chiếc chảo đồng" này đã được bán với mức giá cao ngất ngưởng 185 triệu nhân dân tệ, cộng thêm phí giao dịch thì đạt mức 212,75 triệu nhân dân tệ, tương đương với 0,6 tấn vàng vào thời điểm đó! Người có được quốc bảo này là nhà sưu tầm đồ cổ Hàng Châu – Tưởng Tái Minh. Ông còn cho rằng mức giá này vẫn còn rất "rẻ" so với giá trị nghệ thuật của quốc bảo.
Đăng nhận xét