Vùng đất nơi bộ lạc Mustang sinh sống nay thuộc Nepal.
Bộ lạc Mustang nằm ở Mustang, Nepal, nơi từng là vương quốc tách biệt nhất thế giới vì suốt một thời gian dài không có người ngoài đặt chân đến.
Nơi bộ lạc Mustang sinh sống nằm ở độ cao khoảng 3.000 mét, muốn lên được tới đó phải mất khoảng 12 ngày đường. Khu vực thượng Mustang và hạ Mustang được phân chia bởi con sông Kali Gandaki
Trong suốt một thời gian dài, bộ lạc Mustang được tổ chức theo hình thức quân chủ chuyên chế, có vua và hoàng hậu. Năm 2008, bộ lạc trực tiếp do chính phủ Nepal quản lý, vai trò của vua và hoàng hậu chỉ mang ý nghĩa biểu tượng.
Mustang là bộ lạc cuối cùng duy trì nền văn hóa Tây Tạng, nói tiếng Tây Tạng và theo tín ngưỡng phật giáo Tây Tạng. Người Mustang tin rằng bệnh tật là do linh hồn ma quỷ gây ra. Phụ nữ trong bộ lạc sống theo hình thức đa phu, một người sẽ làm vợ tất cả các anh em trong nhà. Tất cả các anh em đều được chia đất nên hiếm có sự phân biệt giàu nghèo.
Nhiều người tin rằng tập tục đa phu ở Mustang đã hình thành từ thời cổ xưa. Đó là một trong những cách tốt nhất để gìn giữ đất đai và tài sản trong gia đình, trong bộ tộc, giúp kiểm soát số dân trong vùng. Theo cách gián tiếp, tập tục đa phu có đóng góp to lớn trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở Tây Tạng, theo một nghiên cứu về tập tục đa phu của người Mustang vào năm 2013.
Mùa đông ở Mustang rất khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống tới âm 20 độ C trong khi người bộ lạc từ xưa sống ở nơi không có điện, phải tồn tại bằng cách nhóm lửa sưởi ấm. Càng nhiều người thì càng cần nhiều củi đốt nên tập tục đa phu giúp kiểm soát dân số, từ đó giúp giảm áp lực phải đi kiếm củi để tồn tại.
Mustang là một trong những nền văn hóa Tây Tạng cuối cùng còn tồn tại trên thế giới.
Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong một gia đình đa phu, để duy trì sự hòa thuận, nhất là giữa những người chồng. 37 năm trước, một phụ nữ tên Doma Gurung sống chung với 6 người chồng.
Không phải lúc nào cả 6 người chồng cũng ở nhà, thường là có 2-3 người chồng ở nhà mỗi ngày. Doma có trách nhiệm duy trì duy trì mối quan hệ bình đẳng, tình yêu và mối quan hệ giữa những người chồng.
Cô hiểu tâm lý của các ông chồng, chăm lo cho họ và đáp ứng nhu cầu tình dục của họ. Có lúc cô phải đáp ứng nhu cầu tình dục cho 3-4 người chồng trong một đêm.
Ngày nay, những câu chuyện như vậy không còn nhiều. Thường chỉ có một người chồng thường xuyên ở nhà cùng vợ.
Tác giả nghiên cứu, Juddha Bahadur Gurung có may mắn phỏng vấn một người phụ nữ bộ lạc Mustang. Cô L. Gurung, 36 tuổi, là một người được ăn học đầy đủ, nói thành thạo tiếng Nepal.
Khi được hỏi về tập tục đa phu ở Mustang, cô mỉm cười và nói là có. “Đó là tập tục tồn tại lâu đời, nhưng đến nay đang dần biến mất”, L. Gurung nói.
Trong cuộc phỏng vấn, cô nói mình có hai người chồng, là hai anh em trong một nhà. “Khi lớn lên, tôi đem lòng yêu người chồng đầu tiên và cưới nhau. Trong đám cưới, bố chồng yêu cầu tôi cưới cả con trai thứ hai của ông ấy. Và tôi đồng ý. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho điều đó nếu gia đình chồng yêu cầu, vì đó là văn hóa của chúng tôi”, L. Gurung nói.
Bộ lạc Mustang kiếm được nhiều tiền nhờ lượng khách du lịch đến khu vực ngày càng đông.
Tuân theo tập tục cũng giúp các gia đình trong bộ lạc được tôn trọng hơn. “Thông thường, người chồng trẻ hơn sẽ gọi tôi là chị dâu trước mặt mọi người, nhưng thực ra chúng tôi cũng là vợ chồng”, cô nói.
L. Gurung nói cô không gặp vấn đề gì khi có cả hai người chồng ở nhà. Cô nói mình không suy nghĩ tiêu cực vì đây truyền thống cổ xưa. Theo tác giả nghiên cứu, đây là trường hợp điển hình mà người phụ nữ đối xử bình đẳng với hai người chồng và giúp gia đình hòa thuận.
Theo tác giả Juddha Bahadur Gurung, đa số phụ nữ sống ở khu vực thượng Mustang theo tập tục đa phu sẽ lấy hai người chồng, rất ít phụ nữ lấy 3 người chồng hoặc hơn trong một gia đình.
Ngày nay, bộ lạc Mustang không còn sống khép kín. Họ được tự do tiếp cận với môi trường hiện đại, việc nâng cao nhận thức, có nguồn thu nhập tốt hơn là một trong những yếu tố khiến tố khiến tập tục đa phu đang dần biến mất.
Năm 2017, chính phủ Nepal đã cho xây dựng đường cao tốc kết nối với Mustang, đặt mục tiêu biến nơi này thành trung tâm du lịch. Kể từ khi mở cửa với thế giới bên ngoài vào năm 1992, du lịch đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của người bộ lạc Mustang.
Năm 2017, có 779.886 lượt du khách đến Mustang, tăng gấp 3 lần so với năm 1992. Người dân bộ lạc kiếm tiền từ đồ lưu niệm, khách sạn, nhà hàng.
Những gia đình tích lũy được một số tiền sẽ gửi con ra nước ngoài để tiếp xúc với nền văn hóa hiện đại, giúp những tập tục như đa phu sẽ dần biến mất. Nhưng điều này cũng dẫn đến những lo ngại rằng thế hệ trẻ của bộ lạc sẽ dần đánh mất bản sắc văn hóa.
Đăng nhận xét