Hoàng đế Ung Chính là nhân vật được khai thác rộng rãi trong phim truyền hình Trung Quốc.
Khang Hi có tổng cộng 35 con trai và 20 con gái, trong đó 24 con trai và 8 con gái sống đến tuổi trưởng thành. Khang Hi lên ngôi khi mới 8 tuổi, thừa kế ngai vàng khi cha là hoàng đế Thuận Trị qua đời.
Khi Khang hi 20 tuổi, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu sinh hoàng tử Dận Nhưng, là con trai duy nhất còn sống của hai người.
Hoàng hậu qua đời sau khi sinh, khiến Khang Hi hết sức đau lòng. Hàng năm ông đều dành một ngày đến thăm mộ hoàng hậu quá cố. Để thể hiện sự trân trọng với Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Khang Hi ra chiếu phong Dận Nhưng là thái tử vào đúng ngày giỗ đầu của hoàng hậu.
Mặc dù quyết định này có phần mang tính bột phát, một số nhà sử học cho rằng đây điều Khang Hi đã toan tính kỹ. Phong thái tử từ sớm có thể giúp ngăn xung đột và chia rẽ giữa các hoàng tử, giảm mối lo cho hoàng đế.
Thật vậy, những năm về sau là giai đoạn các hoàng tử chung sống hòa thuận bên vua cha. Nhưng kế hoạch của Khang Hi không hoàn hảo vì thái tử là người rất dễ bị các quan lại lợi dụng. Thái Tử cũng quá nóng vội muốn kế vị ngai vàng vì Khang Hi trị vì suốt 61 năm.
Khang Hi là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa, cuối đời vì do dự mà khiến các con trai tranh giành ngôi báu, hãm hại lẫn nhau.
Những sai lầm lặp đi lặp lại và cùng tính cách tàn bạo của Dận Nhưng là giọt nước tràn ly khiến Khang Hi quyết định tước danh hiệu thái tử. Điều này vô hình trung làm khơi dậy cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các hoàng tử.
Khang Hi không ngờ rằng quyết định này đã tạo nên biến cố lớn nhất cuộc đời, là nguyên nhân các hoàng tử kéo bè kết phái, đón lấy cơ hội. Trong số 24 hoàng tử, 9 người trực tiếp tham gia vào cuộc đối đầu tranh ngai vàng.
“Cửu vương đoạt vị” là thành ngữ nổi tiếng được dùng để chỉ sự kiện này, là cơ sở cho nhiều bộ phim truyền hình và tiểu thuyết ra đời sau này ở Trung Quốc.
9 người tranh ngai vàng bao gồm 4 hoàng tử đầu tiên, hoàng tử thứ 8, thứ 9, thứ 10, thứ 13 và 14. Những hoàng tử này chia làm 3 phe phái, bao gồm phe hoàng tử trưởng Dận Thì, hoàng tử thứ 4 Dận Chân (Ung Chính) và hoàng tử thứ 8 Dận Tự.
Kể từ khi biết tin thái tử Dận Nhưng bị phế truất, hoàng tử trưởng Dận Thì đinh ninh nghĩ rằng chắc chắn vua cha sẽ lập trưởng. Dận Thì công khai ý định giết chết Dận Nhưng, khiến Khang Hi tức giận, lệnh tước bỏ hết danh hiệu, bị giam lỏng trong phủ.
9 hoàng tử tranh giành ngai vàng được người đời sau gọi là "cửu vương đoạt vị".
Hoàng tử thứ 8 Dận Tự là người dẫn đầu phe phái rất có cơ hội đoạt ngôi. Dận Tự được đa số các đại thần ủng hộ, được nhiều hoàng tử đứng về phe mình, như hoàng tử thứ 9, thứ 10 và 14.
Dận Tự cũng được Khang Hi ưu ái từ khi còn nhỏ, dù mẹ chỉ là quý phi có địa vị thấp kém. Dận Tự được phong tước hiệu ở tuổi 17, sớm nhất trong số các anh em trai.
Sau khi anh trai cả Dận Thì bị giam lỏng, Dận Tự là người có khả năng nối ngôi nhất. Nhưng đó cũng là điều dẫn đến sự xuống dốc của Dận Tự. Khang Hi cảm thấy tầm ảnh hưởng của Dận Tự ngày càng tăng trong triều thì đâm ra lo lắng.
Khang Hi khi về già hay lo nghĩ quẩn. Ông nghe theo lời thầy bói, phán rằng Dận Tự sớm muộn sẽ lên ngôi. Khang Hi nghĩ rằng Dận Tự sẽ có mưu đồ làm phản nên ra lệnh xử tử. Mệnh lệnh chỉ được rút lại khi hoàng tử thứ 9 và thứ 14 xin cha nương tay. Cuối cùng, Dận Tự giữ được mạng sống nhưng mất hết danh hiệu, không còn được vua cha tin tưởng.
Hoàng tử thứ 4 Dận Chân, sau này là hoàng đế Ung Chính, là người biết cách che giấu tham vọng nhất trong số các anh em trai. Khang Hi không hề biết Ung Chính có tham vọng đoạt ngôi cho đến khi ông qua đời.
Ung Chính không phải là người cô độc. Người trung thành nhất với Ung Chính trong số các anh em trai là hoàng tử thứ 13. Ung Chính không được nhiều đại thần ủng hộ, nhưng chỉ cần sự ủng hộ của hai đại thần có ảnh hưởng lớn nhất, là Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa.
Long Khoa Đa là em vợ của hoàng đế Khang Hi, có nghĩa là chú của các hoàng tử. Gia tộc vinh hiển giúp Long Khoa Đa giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời Khang Hi, là Cửu môn đề đốc, nắm binh quyền ở kinh đô. Ông là một trong những cận thần được Khang Hi tin cậy nhất trong những năm cuối đời.
Trong khi đó, Niên Canh Nghiêu là một mãnh tướng, từng tham gia nhiều chiến dịch bình định vùng biên giới phía tây.
Sức khỏe Khang Hi suy giảm rõ rệt vào tháng 12.1721, sau một chuyến đi săn. Trong những ngày cuối đời, Khang Hi không tiếp bất cứ ai ngoài Long Khoa Đa.
Càn Long là con trai hoàng đế Trung Hoa Ung Chính.
Nhờ mối quan hệ thân thiết với Long Khoa Đa, Ung Chính biết được tình trạng sức khỏe của vua cha, từ đó chuẩn bị các bước đi cần thiết. Long Khoa Đa là người truyền lại lời trăn trối cuối cùng của hoàng đế, bao gồm “truyền ngôi cho hoàng tử thứ 4”.
Các sử gia Trung Quốc sau này đồn đoán rằng Long Khoa Đa đã thay cụm từ “truyền ngôi cho hoàng tử thứ 14” thành thứ 4 vì cách đọc khá giống nhau. Điều này gây ra những tranh cãi trong nội bộ hoàng tộc. Nhiều hoàng tử cho rằng Ung Chính lên ngôi không chính thống.
Niên Canh Nghiêu là tướng lĩnh nắm binh quyền, cùng với quân cơ đại thần Long Khoa Đa, có công lớn giúp hoàng đế Ung Chính giữ vững ngôi vị trong những ngày đầu tiên.
Ung Chính không hề có mối quan hệ tốt với các anh em, sau khi lên ngôi đã yêu cầu tất cả các anh em phải đổi tên từ chữ "Dận" thành chữ "Doãn" để tránh kỵ huý.
Các sử gia Trung Quốc sau này nghi ngờ Ung Chính có nhúng tay vào việc thanh trừng anh em trai.
Hoàng tử trưởng Doãn Thì qua đời vào năm Ung Chính thứ mười hai (1734). Hoàng tử thứ 2 Doãn Nhưng, người từng được phong làm thái tử, bị giam lỏng và qua đời vào năm Ung Chính thứ 2 (1724). Hoàng tử thứ 8 Doãn Tự, đối thủ lớn nhất của Ung Chính, bị giam cầm nhiều năm, sau bị ban án tử.
Hoàng tử thứ 14 Doãn Đề, người bị đồn là người Khang Hi muốn truyền ngôi, bị Ung Chính cấm không được vào viếng vua cha, giam lỏng mãi đến khi Càn Long kế vị mới được phóng thích.
Các hoàng tử khác cũng không có kết cục sáng sủa, ngoại trừ hoàng tử thứ 13 Doãn Tường, đươc phong chức tước và hưởng vinh hoa phú quý. Ung Chính coi Doãn Tường là “huynh đệ tri kỷ nhất”.
Đăng nhận xét