Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ là dấu hiệu bệnh gì?

Mục Lục

Hầu như bé sơ sinh nào cũng hay giật mình trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong vài giây và sẽ hết ngay lập tức. Đa phần, bé sơ sinh hay giật mình trong giai đoạn 1 tháng tuổi. Sau đó, bé bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài, cảm giác quen thuộc hơn nên hiện tượng giật mình cũng giảm dần. Khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, hiện tượng này giảm dần và có thể hết hẳn hoàn toàn.

Nguyên nhân phần lớn là do phản xạ tự nhiên của bé, bé chưa quen giấc ngủ đêm, bé bị trào ngược dạ dày, bé thiếu canxi…Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hay giật mình cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy mẹ không nên chủ quan trong trường hợp này. Khi thấy bé hay giật mình, me cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có giải pháp chữa trị kịp thời.

1. Nguyên nhân bé sơ sinh hay giật mình

Giật mình là một trong những phản xạ tự nhiên của bé khi mới chào đời giống như phản xạ bú, tìm vú mẹ… Do sau khi sinh, bé chuyển từ môi trường trong tử cung mẹ sang môi trường mới nên có thể tự tạo phản xạ giật mình để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ đe dọa khác nhau.

Giật mình thường chỉ xảy ra vài giây rồi hết. (Ảnh minh họa)

Phản xạ giật mình có thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi hết. Tuy nhiên nó có thể khiến bé thức giấc giữa đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và bố mẹ. Ngoài ra bé hay giật mình cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay giật mình:

- Tâm lý bất an: Khi bé bị hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, không an toàn thì bé sẽ hay giật mình.

- Tiếng ồn lớn: Bé sơ sinh cũng có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn ở bên ngoài hay khi bé bị đặt xuống một cách bất ngờ.

- Trào ngược dạ dày: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé hay giật mình.

- Thiếu canxi: Khi bé bị thiếu canxi, bé cũng hay rướn người và giật mình.

- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hay rối loạn thần kinh bẩm sinh cũng có thể gây ra tình trạng hay giật mình. Vì vậy mẹ không nên chủ quan khi thấy bé thường xuyên giật mình không rõ nguyên nhân.

2. Biểu hiện trẻ sơ sinh hay giật mình

Bé sơ sinh thường có tỉ lệ giật mình cao hơn người trưởng thành. Sau đây là những dấu hiện giúp mẹ nhận biết việc bé giật mình:

- Giật mình khi thức: Bé có biểu biện vung tay qua một hướng, lòng bàn tay hướng lên trên và ngón cái cong lại. Bàn chân và ngón chân duỗi căng ra.

- Giật mình khi ngủ: Bé đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao rồi hạ xuống ngay lập tức. Bé cũng có thể nháy mặt và đầu hơi giật giật.

3. Khắc phục hiện tượng bé hay giật mình

Khi bé bị giật mình thường xuyên, bố mẹ cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu bé bị giật mình do các nguyên nhân bệnh lí thì cần đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị phù hợp. Trong các trường hợp giật mình do phản xạ tự nhiên và tác động môi trường bên ngoài, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm hiện tượng này:

- Không gian ngủ yên tĩnh: Tiếng động lớn, phòng ngủ không thoải mái cũng chính là nguyên nhân khiến bé hay giật mình. Vì vậy mẹ nên cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh, không có tiếng động ồn ào. Nhiệt độ trong phòng phải thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Mẹ nên cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh. (Ảnh minh họa)

- Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ: Khi ru bé ngủ, mẹ nên hạn chế để bé ngủ trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, mẹ đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ để bé không bị giật mình.

- Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cung cấp cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy mẹ cần đảm bảo bé được bú sữa mẹ đầy đủ để không bị thiếu các khoáng chất cần thiết.

- Tắm nắng thường xuyên: Để giúp bé không bị thiếu canxi, mẹ nên tắm nắng thường xuyên cho bé. Sau khi chào đời từ 7 đến 10 ngày bé đã có thể tắm nắng. Mẹ tắm nắng cho bé vào buổi sớm, lúc ánh sáng còn dịu nhẹ. Tránh những ngày gió to và thời tiết thay đổi đột ngột.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình chữa như thế nào?
Vặn mình là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, nhiều bé còn kèm theo giật mình khiến mẹ lo lắng. Để chấm dứt tình trạng này mẹ có thể tham khảo các...
Theo Lê Ánh (Dịch từ Mamanatural) (Khám phá)