Lo sợ vỡ đê, đêm qua nhiều gia đình đã phải đưa trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai di tản đến nơi an toàn.
Clip người dân chia sẻ về thời điểm nước lũ lên đỉnh điểm.
Đêm 30/7, thành phố Hà Nội đã ra thông báo tình trạng khẩn cấp khi đê sông Bùi (xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có nguy cơ bị vỡ. 14.000 hộ dân đã được thông báo sẵn sàng di tản khi sự cố xảy ra. Suốt đêm, lực lượng quân đội cùng người dân tập trung gia cố đoạn đê dài gần 10km này.
Ghi nhận tại khu vực có nguy cơ vỡ đê sáng ngày 31/7, hiện tại lượng nước đã rút khoảng 40cm, tuy nhiên lực lượng quân đội và người dân vẫn túc trực thường xuyên, đề phòng nước lũ đầu nguồn về bất chợt.
Sáng 31/7, mực nước ở khu vực đê sông Bùi đã rút khoảng 40 cm.
Chia sẻ với chúng tôi, những người dân sống gần khu vực đê Bùi vẫn chưa hết lo lắng. Ông Hoàng Văn Hùng (53 tuổi) cho biết, gia đình ông đêm qua cũng ở trong diện phải di dời nếu vỡ đê hoặc nước tràn mạnh qua đê. Ngay sau khi nhận được thông báo, một số thành viên trong gia đình đã phải di tản đến nơi an toàn vì lo ngại sự cố xảy ra sẽ không kịp trở tay.
Nhiều gia đình đã phải di tản trước bà bầu và trẻ nhỏ vì lo ngại nguy cơ vỡ đê.
“Khi nhận được thông báo có thể phải di tản vì nguy cơ vỡ đê, gia đình tôi đã phải đưa 2 cháu nhỏ và con dâu đang mang thai 7 tháng đến nhà người quen ở Hà Đông ngay trong đêm. Hai vợ chồng tôi cùng con trai vẫn ở lại để cùng người dân gia cố đê, đồng thời chuyển đồ đạc đến nơi an toàn hơn”, ông Hùng chia sẻ.
Cũng là người có mặt ở khu vực đê yếu nhất từ hôm qua đến nay, ông Lưu Đặng Bộ (62 tuổi, ở thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình) kể lại, ông là người dân gốc ở đây và từ khi ông sinh ra đến giờ, chưa bao giờ thấy nước lũ về nhanh và dâng cao như vậy.
Ông Bộ chỉ vào đoạn đê ngày 30/7 suýt bị vỡ.
Theo ông Bộ, đỉnh điểm nước lũ là ngày 30/7, khi đó nước đã tràn cả những bao tải chắn nước trên đê, thậm chí những đoạn đê yếu có nguy cơ vỡ rất cao khi phía chân đã bị lở nhiều.
“Nếu đoạn đê đó vỡ thì phía hạ lưu sẽ chìm trong biển nước, nhiều chuồng trại của người dân trong thôn sẽ bị cuốn trôi. May mắn, lực lượng quân đội đã có mặt kịp thời để gia cố toàn bộ đoạn đê này. Hôm nay, thấy nước rút nhiều người dân cũng bớt lo lắng hơn”, ông Bộ nói.
Các bao cát được chuẩn bị sẵn để tiếp tục gia cố khi nước sông lên.
Không chỉ có xã Thanh Bình đặt trong tình trạng báo động, nhiều ngày qua người dân xã Nam Phương Tiến cũng phải ăn cùng lũ, sống cùng lũ. Tính đến thời điểm ngày 31/7, nhiều thôn ở xã này vẫn bị cô lập hoàn toàn, phương tiện di chuyển duy nhất đó là các loại bè tự chế và thuyền nan.
Bà Lê Thị Lan (57 tuổi, xã Nam Phương Tiến) cho biết, hơn 1 tuần qua gia đình bà, cùng những người dân nơi đây phải sống khổ, sống sở khi nước lũ lên đến ngang nhà.
Phương tiên di chuyển của người dân xã Nam Phương Tiến là thuyền và những chiếc bè tự chế.
“Khó khăn nhất hiện nay là giao thông tê liệt, thiếu nước sạch và kinh tế nhiều gia đình kiệt quệ. Nhiều hôm ngồi trên giường ăn cơm, nhìn thấy cả xác chuột, gia cầm chết nổi lềnh bềnh ở phía ngoài.
Không chỉ có vậy, hiện các cháu đang bắt đầu vào năm học mới, vì thế các gia đình phải đóng bè bằng những chiếc xăm xe chở các cháu đến trường từng ngày. Không biết đến bao giờ cuộc sống của người dân trong thôn chúng tôi mới trở lại bình thường”, bà Lan cho biết.
Ngay tại Hà Nội, nhiều học sinh phải vượt lũ, đi học bằng bè tự chế.
Cũng theo người phụ nữ này, do nước lên cao, giao thông tê liệt, có gia đình đã phải hoãn tổ chức đám cưới cho con vì trong điều kiện hiện tại dù muốn cũng không thể tổ chức được.
Lãnh đạo sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã tổ chức sơ tán người dân trong vùng phân lũ, sửa chữa sự cố ở các đê bao, đắp bao cát làm...
Theo Lê Phương (Khám phá)
Đăng nhận xét