Truyền thông địa phương ở Chiết Giang, Trung Quốc mới ghi nhận một trường hợp mang thai quá ngày để lại hậu quả đáng tiếc.
Theo đó bà mẹ 22 tuổi tên Mai có thai sau đám cưới chỉ vài tháng. Việc Mai có thai khiến gia đình 2 bên vô cùng mừng rỡ, vĩ vậy cô được chăm sóc rất chu đáo.
Thời gian đầu, bà mẹ trẻ bị ốm nghén nặng nên không thể ăn uống được nhiều, cân nặng không tăng mà thậm chí còn sụt mất 3kg. Sau 3 tháng đầu, may mắn là những cơn ốm nghén cũng hết, Mai ăn uống thoải mái hơn. Từ đó, mẹ chồng cô tích cực bồi bổ cho con dâu vì sợ cháu không đủ chất để phát triển.
Bà mẹ trẻ tăng tới 25kg khi mang thai.
Mỗi ngày ngoài 3 bữa chính, Mai ăn thêm 3 bữa phụ và lúc nào cũng có 1 bữa ăn đêm. Vì ăn uống không kiểm soát nên bà mẹ trẻ tăng cân rất nhanh, chỉ trong 3 tháng quý 2, cô đã tăng tới 10kg và đến cuối thai kỳ tăng tận 25kg.
May mắn mỗi lần đi khám thai, bác sĩ đều nói em bé trong bụng phát triển bình thường và chỉ nhắc nhở Mai nên kiểm soát lại chế độ ăn, không để tăng cân quá nhanh.
Rồi ngày dự sinh cũng đến. Vì là sinh con đầu lòng nên vợ chồng Mai vô cùng lo lắng. Ngược lại mẹ chồng cô khá bình tĩnh. Theo bà thì chuyện sinh nở là bản năng của mỗi người phụ nữ, như hoa đến ngày nở nên không có gì phải lo.
Cũng vì thế, sau ngày dự sinh 2 tuần mà Mai vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ chồng cô vẫn khăng khăng không cho Mai sinh mổ bởi theo bà sinh mổ vừa tốn kém lại không tốt cho em bé.
Hơn 2 tuần sau ngày dự sinh trôi qua, vợ chồng Mai vì quá lo lắng nên đã đến viện kiểm tra. Tại đây các bác sĩ cho biết Mai phải mổ đẻ ngay vì nước ối đã cạn và em bé đã đi ra phân su trong bụng mẹ. Với trường hợp này, nguy cơ em bé bị sặc nước ối có phân su hoặc nhiễm trùng trong bụng mẹ là rất cao.
Ca sinh mổ được tiến hành ngay sau đó ít giờ. Khi đưa em bé ra ngoài, các bác sĩ thật sự rất xót xa khi làn da bé đã tím tái, có hiện tượng khó thở do thiếu oxy.
Em bé bị thiếu oxy doi hít phải nước ối chứa phân su.
Theo các bác sĩ tại bệnh viện cho biết, trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, phổi của bé luôn đầy nước ối. Nếu phổi bé có phân su, nó sẽ đi qua khí quản. Khi chuyển dạ, nếu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài, bé sẽ khó thở và hít phải phân su.
Khi hít phải phân su, phân su có thể chặn đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, khiến bé khó thở đồng thời giảm lượng oxy đến bé. Đối với những trẻ gặp trường hợp này, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp. Các kích ứng hóa học của phân su còn có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (chất hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).
Vì thai nhi của Mai đã quá ngày dự sinh hơn 2 tuần và hít phải phân su nên có hiện tượng da tím tái, khó thở khi chào đời. May mắn em bé được mổ cấp cứu kịp thời và được chăm sóc ngay sau đó nên sức khỏe đã dần ổn định trở lại.
Nói về cách phòng tránh nguy cơ bé bị hút nước ối phân su, các bác sĩ cho biết, những thai kỳ có nguy cơ cao như thai già tháng (thai trên 41 tuần), sinh khó, mẹ mắc bệnh (bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi, huyết áp cao), thai chậm phát triển, chèn ép dây rốn cần được theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ và trong khi sinh.
Nếu phát hiện nước ối có màu xanh sẫm, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để kịp thời chẩn đoán, xử lý, tránh các tai biến nguy hiểm.
Đăng nhận xét