Dấu hiệu 1: Đau ngực
Thay đổi ở ngực được cho là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo bạn đã có thai. Ngực của phụ nữ mang bầu thường sẽ đau, sưng và nhạy cảm hơn sau khi thụ thai 1-2 tuần. Nguyên nhân là do lượng estrogen và progesterone ở giai đoạn sớm của thai kỳ bắt đầu phát triển.
Vì lượng hormone estrogen tăng lên nên ngực sẽ giữ nước nhiều hơn và chị em cảm thấy đau, nặng nề, nhạy cảm hơn.
Việc cần làm: Chọn áo ngực rộng rãi, chất liệu mềm mại.
Thay đổi ở ngực được cho là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo bạn đã có thai. (ảnh minh họa)
Dấu hiệu 2: Ra máu báo
Máu báo thường xuất hiện ở quần lót phụ nữ với lượng ít từ khoảng sau 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Đó là những đóm máu nhẹ thường có màu hồng hoặc nâu đậm. Đây là dấu hiệu vô hại nhưng nếu bạn nghi ngờ mang thai, hãy nói cho bác sĩ biết bởi đây cũng có thể là dấu hiệu sảy thai sớm hoặc thai ngoài tử cung.
Việc cần làm: Gọi hoặc đến phòng khám sản bất cứ khi nào nhận thấy dấu hiệu chảy máu.
Dấu hiệu 3: Mệt mỏi
Trong vài tuần đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ phải làm việc 24/7 để nuôi dưỡng thai nhi nên cảm giác mệt mỏi là hoàn toàn bình thường. Progesterone được sản xuất thêm sau khi thụ thai cũng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên, làm mẹ thiếu năng lượng và mệt mỏi hơn.
Ngoài ra, trái tim của mẹ lúc này cũng phải bơm máu nhanh hơn để cung cấp thêm oxy vào từ cung cho thai nhi nên cũng sẽ làm mẹ mệt hơn bình thường.
Việc cần làm: Hãy hỏi ý kiến chuyên gia để được bổ sung vitamin tổng hợp, có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước để giữ huyết áp ổn định và dành thời gian nghỉ ngơi.
Dấu hiệu 4: Đi tiểu thường xuyên
Bạn nghĩ rằng sau khi thai nhi quá lớn chèn vào bàng quang mới khiến mẹ thường xuyên đi tiểu nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Không chỉ đặt áp lực lên bàng quang, việc những dòng máu làm việc nhiều hơn cũng khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu hơn.
Việc phải làm: Dù đi tiểu thường xuyên, mẹ cũng không nên cắt giảm lượng nước uống mỗi ngày.
Dấu hiệu 5: Cảm giác buồn nôn
Dấu hiệu này thường xuất hiện sớm nhất sau 2 tuần trứng được thụ thai. Nguyên nhân là do hormone progesterone gây ra. Chính hormone này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đôi khi khiến mẹ bầu bị táo bón, khó tiêu.
Cảm giác buồn nôn cũng có thể gây ra do hormone Hcg xuất hiện trong máu và nước tiểu mẹ bầu ngay cả trước khi bạn trễ kinh nguyệt. Lượng Hcg càng cao (mang bầu song thai) mẹ bầu sẽ có thể càng cảm thấy buồn nôn hơn.
Việc phải làm: Mẹ có thể sử dụng chà gừng, nước chanh để giảm cảm giác buồn nôn, khó chịu hoặc hỏi ý kiến chuyên gia về việc bổ sung vitamin B6.
Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện sớm nhất sau 2 tuần trứng được thụ thai. (ảnh minh họa)
Dấu hiệu 6: Tính tình thay đổi
Nhiều bà mẹ nhận thấy dấu hiệu thường xuyên muốn khóc dù không vì lý do gì hoặc cũng có người hay cáu gắt hơn.
Việc cần làm: Những dấu hiệu này là bình thường và mẹ nên trao đổi với người thân để được thông cảm, dành thời gian nghỉ ngơi.
Dấu hiệu 7: Đau lưng
Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, đau lưng… Nhiều người lầm tưởng đây là dấu hiệu sớm của kỳ kinh nguyệt nhưng thực ra là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.
Việc cần làm: Trừ khi đau nặng kèm chảy máu, nếu không đây là những dấu hiệu bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.
Dấu hiệu 8: Chóng mặt, ngất xỉu
Rất nhiều chị em chia sẻ họ nhận thấy dấu hiệu chóng mặt, thậm chí ngất xỉu khi mới mang thai. Progesterone có thể khiến cho đầu óc mẹ bầu bị quay cuồng và làm cơ thể nóng hơn, các mạch máu giãn ra và làm hạ huyết áp. Ngoài ra, một lượng máu lớn được chuyển vào tử cung nên máu đến não có thể sẽ chậm hơn khiến mẹ gặp tình trạng này khi đứng lên, ngồi xuống.
Việc cần làm: Đi lại nhẹ nhàng, ngồi tại chỗ hoặc nằm nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt. Ngoài ra, chị em cần giữ lượng đường trong máu ổn định bằng cách ăn 3-4 giờ một lần, uống nhiều nước để giữ huyết áp ổn định.
Dấu hiệu 9: Đau đầu
Nồng độ Progesterone tăng lên cũng khiến mẹ có cảm giác đau đầu nhiều hơn hoặc khi mẹ không uống đủ nước, thiếu máu. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ dần thuyên giảm khi thai nhi tiến triển hơn.
Việc cần làm: Uống nhiều nước và kiểm tra lượng máu xem có bị thiếu máu hay không. Nếu đau đầu kéo dài cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Đăng nhận xét