Bất cứ chị em nào cũng muốn nấu cho con ăn những bữa cơm không chỉ ngon miệng mà còn phải đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vì một số thói quen sơ chế cẩn thận quá mức, mẹ lại gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Một trang tin chuyên về chăm sóc trẻ em ở Trung Quốc dẫn chứng trường hợp một bà mẹ trẻ nước này, vì muốn đảm bảo rau nấu cho con phải sạch nên luôn luôn rửa rau rất cẩn thận, sau đó còn ngâm rau trong nước hàng tiếng đồng hồ để đảm bảo thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại sẽ tan ra trong nước. Bà mẹ này không ngờ, một loại khoáng chất quý giá trong rau củ cũng vì thế mà “ra đi”.
Cách đây 2 tháng, người mẹ này thấy con mình thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, sút cân, lưỡi khô. Đưa con đi khám bác sĩ, chị mới giật mình khi biết bé đã bị thiếu máu, chậm phát triển do thiếu axit folic. Nguyên nhân đến từ thói quen nấu ăn của người mẹ khi thường xuyên ngâm rau trong nước suốt một thời gian dài trước khi chế biến.
Xem thêm: 12 rau quả dễ bị nhiễm chất độc nhất cần tránh cho bé
Ngâm rau trong nước trước khi nấu là thói quen rất nhiều bà mẹ đang làm. Vì sao nó lại mang đến hậu quả nghiêm trọng như vậy? Theo các bác sĩ, đó là vì axit folic là một loại chất rất dễ tan trong nước. Ngâm rau trong nước quá lâu sẽ khiến axit folic có trong rau tan vào nước. Theo thời gian, trẻ sẽ bị thiếu hụt vi chất này.
Axit folic là gì?
Axit folic hay còn gọi là folate đóng vai tròng rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chất này không chỉ giúp tạo và duy trì tế bào cho cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cũng như thực hiện chức năng của não, giúp phát triển hệ thần kinh, học tập và hành vi của trẻ.
Trẻ thiếu axit folic cho thể dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, suy yếu chức năng nhận thức, kém thông minh.
Lượng trẻ cần một ngày (tính theo microgram)
Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: 65 mcg
Trẻ từ 7 đến 12 tháng: 80 mcg
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 150 mcg
Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 200 mcg
Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 300 mcg
Mẹ có thể bổ sung axit folic cho con từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như:
Thức ăn động vật: gan, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt…
Thức ăn thực vật:
- Các loại rau lá xanh: Rau bina, bông cải xanh, cải xoăn…
- Các loại quả có vị chua: Dâu tây, nước cam...
- Các loại đậu, ngũ cốc, quả hạch.
- Nước cam, nước trái cây nguyên chất.
- Vừng, lạc.
Đăng nhận xét