Khi có trẻ nhỏ trong nhà, bố mẹ nên cân nhắc kỹ càng trước khi mua sắm hay trang trí nhà bằng một trong số những loại hoa dưới đây để đảm bảo an toàn cho con.
Hoa trạng nguyên
Sắc đỏ tươi của hoa trạng nguyên sẽ tạo thêm điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn, thế nhưng khi quyết định đặt chậu hoa này trong nhà, bạn cần phải cân nhắc kĩ. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì tuyệt đối không nên bởi vì nó rất độc hại cho trẻ. Nếu nhựa của cây hoa trạng nguyên tiếp xúc với da hoặc mắt của trẻ, nó sẽ gây ra mụn, mẩn đỏ trên da và cảm giác nóng rát ở mắt.
Nếu trẻ không may ăn phải lá, thân hoặc nhựa cây hoa trạng nguyên, các bé sẽ ngay lập tức có triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện con mình ăn hoặc vô tình chạm vào cây hoa đỗ quyên.
Hoa thủy tiên
Mặc dù hoa thủy tiên rất đẹp tuy nhiên theo khuyến cáo thì loài hoa này cực độc hại đối với trẻ em. Phần củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim bất thường, trong trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến co giật và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, phần lá, cành của hoa cũng nguy hiểm. Nếu phát hiện trẻ ăn phải bất cứ bộ phận nào trên hoa thủy tiên thì cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Vì thế, nếu không muốn bé nhà bạn gặp nguy hiểm, hãy loại bỏ loài hoa này ra khỏi danh sách những cây cảnh trồng trong nhà nhé.
Trúc đào
Nếu nhà có trẻ nhỏ, tuyệt đối không nên trồng cây trúc đào bởi trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào. Một chút nhựa trên cây hoa trúc đào có chứa độc tố đủ để gây tử vong cho một đứa trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ ăn phải loại hoa này, nhẹ thì bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ói mửa, tiêu chảy; nặng thì gây co giật, hôn mê, hệ tim mạch suy yếu và nguy hiểm đến tính mạng.
Thậm chí, lá và hoa trúc đào rơi xuống nước còn làm nhiễm độc nước. Với những người trồng hoa chăm sóc cây hoa trúc đào, cần nhớ kỹ khi cắt tỉa và chăm sóc cây cần phải đeo găng tay và rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với cây.
Hoa loa kèn Arum/ Ý lan
Hoa loa kèn Arum/ Ý lan có tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Dù hình thức rất đẹp nhưng cũng như cây kim tiền, lá và củ cây này đều có chất độc đường ruột canxi oxalat. Chỉ cần trẻ vô tình ăn một lượng nhỏ, các bé có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn bởi khi hoa nở thành bông lớn rất đẹp. Nhưng loài hoa này lại vô cùng độc hại, chỉ cần vô tình ăn phải sẽ giống như bạn đang ăn một loại thuốc độc. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, chóng mặt, ngất xỉu, mạch tập nhanh, tụt huyết áp và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra tiếp xúc với người sẽ làm cho da của người bị dị ứng, đặc biệt là với làn da mỏng manh của trẻ em. Vì vậy mọi người nên cẩn thận khi trồng loại cây này nếu trong nhà có trẻ nhỏ.
Đỗ quyên
Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Một lượng 100 đến 225 gram lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa nghiêm trọng, mạch đập chậm, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Cái chết có thể đến nếu người đó rơi vào tình trạng hôn mê hoặc có một cơn co giật dữ dội.
Hoa loa kèn (huệ tây)
Loài hoa này còn có những tên gọi khác là Lily, Bách hợp. Nó có tên khoa học là Lilium longiflorum. Loài hoa màu sắc này thường được nhiều gia đình dùng để trang trí phòng khách, bàn ăn hoặc trồng bên cửa sổ để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng loài hoa này cực kỳ độc hại với trẻ nhỏ và động vật, điển hình là mèo.
Củ của cây chứa các alkaloid Lycorine - chất độc hại. Nếu trẻ không may ăn vào, nó có thể gây nôn mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Trường hợp nhựa lá cây chạm vào có thể gây mủ, tuyệt đối không để cho chạm vào mắt của trẻ. Ngoài ra phấn hoa rất dễ khiến những đứa trẻ mẫn cảm bị dị ứng, nhẹ thì viêm mũi, chảy nước mũi, hắt hơi nặng thì có thể gây ra tình trạng khó thở thậm chí là tử vong.
Hoa anh thảo
Các phần độc hại nhất của cây hoa anh thảo là hạt và rễ của cây, nhựa tươi của cây có thể gây kích ứng hay viêm da. Các gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận để tránh cho bé không ngắt hoa anh thảo cho vào miệng.
Xem thêm NASA công bố 15 loại cây cảnh tốt nhất lọc chất độc trong nhà
Nguyệt quế núi
Hoa nguyệt quế núi (Kalmia Latifolia) có màu hồng tinh tế hoặc màu trắng, thường nở vào cuối mùa xuân. Nhưng ẩn giấu bên trong vẻ đẹp lộng lẫy ấy, hoa nguyệt quế núi lại chứa hai độc tính andromedotoxin và arbutin có thể gây chết người. Nếu trẻ vô tình ăn phải loài hoa này thì khả năng tử vong là tương đối cao.
Với liều lượng cao, chất độc của loài hoa này gây ra hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Đây là hội chứng có thể gặp ở người bình thường mắc bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng. Chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn và một phần đập chậm dưới mức cho phép dẫn đến nguy cơ tử vong. Ở liều lượng thấp, người bệnh có triệu chứng nôn, khoảng 1 tiếng sau sẽ có hiện tượng khó thở và mất khả năng sử dụng cơ bắp, dần dần rơi vào trạng thái hôn mê.
Đăng nhận xét