Cậu bé Emon được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ. Khi chào đời, phần của Emon có kích thước to hơn so với bình thường một chút, nhưng trong 2 năm qua, kích thước đầu không ngừng mở rộng hơn. Hiện tại phần đầu của bé to gấp 3 lần so với đầu người khác và nặng khoảng 9kg - cân nặng thông thường của các bé 1 tuổi.
Trọng lượng lớn ở phần đầu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của Emon, thậm chí cậu bé không thể đi lại hay cử động tay chân được. Điều đó có nghĩa mọi hoạt động sinh hoạt của Emon phải nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ.
Do bị tràn dịch não nê cậu bé Emon, 2 tuổi đến từ miền nam Bangladesh có một cái đầu to gấp 3 so với bình thường và nó nặng khoảng 9kg.
Bố mẹ đã rất lo lắng cho tình trạng của Emon. Họ đưa Emon đến các khu làng lân cận để tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ, nhưng không một ai có thể nói chính xác được nguyên nhân bệnh tật của Emon.
Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm bác sĩ, Emon được chuẩn đoán là tràn dịch não hay còn được gọi là não úng thủy. Hiện tượng này xuất hiện bởi một sự tích tụ quá nhiều chất dịch bên trong hộp sọ, gây áp lực và dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho não. Nếu không chữa trị kịp thời, nó sẽ khiến người bệnh bị khuyết tật cả về tinh thần và thể chất, tổn thương não vĩnh viễn.
Trọng lượng lớn ở phần đầu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của Emon, thậm chí cậu bé không thể đi lại hay cử động tay chân được. Điều đó có nghĩa mọi hoạt động sinh hoạt của Emon phải nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ.
Các bác sĩ đã nói với bố mẹ của Emon rằng nên đưa cậu bé ra nước ngoài để điều trị bởi ở những nơi đó, trang thiết bị hiện đại mới có thể giúp được Emon. Tuy nhiên, hiện tại gia đình Emon quá nghèo khó và họ không thể đủ sức để đưa con ra nước ngoài điều trị. Họ tuyệt vọng khi nghĩ đến việc con trai có thể sẽ không bao giờ được phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Gia đình không có đủ kinh phí để nghĩ đến việc đưa Emon ra nước ngoài điều trị nên họ đang cảm thấy rất tuyệt vọng
Trước đó, trang Dailymail cũng dẫn chứng trường hợp của cô bé Roona Begum. Cô bé cũng bị chuẩn đoán bị não úng thủy khi phần đầu có kích thước chu vi khoảng 94cm. Dị tật này đã gây áp lực lên não của Roona và khiến cô bé không thể ngồi thẳng được. Tuy nhiên, sau một vài hoạt động chạy chữa tại một bệnh viện ở New Delhi, các chất lỏng dư thừa trong não của Roona đã được rút bớt và hiện tại vòng đầu của bé giảm còn khoảng 58cm.
Cô bé Roona Begum. Cô bé cũng bị chuẩn đoán bị não úng thủy khi phần đầu có kích thước chu vi khoảng 94cm.
Sau một vài hoạt động chạy chữa tại một bệnh viện ở New Delhi, các chất lỏng dư thừa trong não của Roona đã được rút bớt và hiện tại vòng đầu của bé giảm còn khoảng 58cm.
Đăng nhận xét