Bật mí về ATACMS: Vũ khí Mỹ có thể giúp Ukraine tấn công Nga từ cách xa 300km

Bật mí về ATACMS: Vũ khí Mỹ có thể giúp Ukraine tấn công Nga từ cách xa 300km - Ảnh 1.

ATACMS khai hỏa vào năm 2006. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.

Cho đến nay, Washington đã từ chối yêu cầu trên của Ukraine với lý do không muốn thực hiện các bước làm gia tăng xung đột.

Vậy ATACMS là gì, tại sao Ukraine muốn có chúng?

ATACMS hiện là dòng tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật duy nhất đang nằm trong biên chế quân đội Mỹ. Mặc dù được liệt kê là tên lửa đạn đạo nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác.

Mặc dù di chuyển trên một đường đạn đạo, ATACMS, trên quỹ đạo đi xuống, thực hiện một loạt các động tác di chuyển nhanh, rẽ và điều chỉnh đường bay khiến nó khó theo dõi và khó bị đánh chặn hơn.

Lục quân Mỹ mô tả ATACMS là một tên lửa cơ động. Nó có thể được bắn từ HIMARS hoặc M270 MLRS.

Giới chức Ukraine muốn có ATACMS để nhắm vào các mục tiêu thuộc Nga ở sau chiến tuyến. Một trong những mục tiêu mà phía Ukraine muốn phá hủy là cây cầu nối bán đảo Crimea với lục địa Nga.

Đó là cây cầu dài nhất ở châu Âu và hiện chủ yếu được các xe dân sự và tàu hỏa sử dụng. Tuy nhiên, Kiev tuyên bố cây cầu đó là mục tiêu quân sự hợp pháp vì nó có thể được dùng để chuyển binh sĩ và quân nhu đến Crimea.

Người Ukraine đã có ATACMS chưa?

Các sự kiện gần đây ở bán đảo Crimea, bao gồm các vụ nổ bí ẩn ở sân bay Saki khiến ít nhất 9 máy bay của Hạm đội Biển Đen của Nga bị phá hủy đã dẫn đến những lời đồn đoán rằng, Ukraine đã sở hữu ATACMS và dùng chúng để tấn công vào Crimea.

Một số chuyên gia của Mỹ tin rằng, sự cố ở sân bay Saki không phải là do bị phá hoại như Nga tuyên bố và cũng không thể bị phá hủy bởi tên lửa "cây nhà lá vườn" do Ukraine sản xuất. Phân tích kích thước của một miệng hố ở sân bay Saki sau các vụ nổ, các chuyên gia tin rằng, cần 226kg chất nổ C4 để tạo ra nó. Điều này khiến các chuyên gia tin rằng, ATACMS có thể đã được sử dụng để tấn công vào sân bay của Nga trên bán đảo Crimea.

Mặc dù Washington đã từ chối gửi ATACMS tới Ukraine, nhưng nhiều đồng minh của Mỹ cũng sở hữu chúng bao gồm Úc, Bahrain, Hy Lạp, Ba Lan, Romania, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các chuyên gia không loại trừ khả năng đồng minh của Mỹ có thể đã bí mật cung cấp cho Ukraine một số tên lửa ATACMS.

Nếu thực sự sở hữu ATACMS, quân đội Ukraine sẽ sử dụng chúng như thế nào? Các sự cố ở Crimea bao gồm sân bay Saki là những ví dụ điển hình về việc Kiev có thể sử dụng ATACMS để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của Nga ở phía sau chiến tuyến.

Các trung tâm chỉ huy và kiểm soát lớn của Nga nằm ngoài phạm vi của các loại tên lửa dẫn đường chính xác và có kích thước lớn (GMLRS) mà Ukraine đang sở hữu có thể bị nhắm mục tiêu. Các tàu hải quân của Hạm đội Biển Đen của Nga đang neo đậu ở Sevastopol cũng sẽ nằm trong tầm bắn của Ukraine.

ATACMS có thể tác động đến sự sống còn của các phi công Không quân Ukraine bằng cách nhắm vào các khẩu đội phòng không và máy bay Nga. Và cũng như GMLRS, ATACMS có thể nhắm mục tiêu và phá hủy các cây cầu chính mà người Nga sử dụng trong các hoạt động tiếp tế.

Adblock test (Why?)