Mặc dù Mỹ dường như không quan tâm đến những thiệt hại tiềm tàng đối với Ukraine và các đồng minh NATO ở châu Âu, tuy nhiên Moscow sẽ hành động để ngăn chặn thảm họa này xảy ra, người phát ngôn của Quốc hội Nga cho biết.
"Các hành động của Kiev đang đặt thế giới bên bờ vực của một thảm họa hạt nhân. Chúng tôi không thể cho phép điều này xảy ra", Volodin nói, mở đầu phiên họp mùa thu của cơ quan lập pháp.
Ông Volodin lập luận rằng Mỹ ở xa nhà máy, trong khi "các đồng minh NATO của họ ở châu Âu sẽ phải gánh chịu hậu quả" trong trường hợp phóng xạ phát tán. Nghị viện Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) im lặng trước mối đe dọa, nhưng nhiều quốc gia khác trên thế giới chia sẻ mối quan ngại cùng Nga, ông nhấn mạnh.
Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu kể từ tháng 3/2022. Các cuộc tấn công vào cơ sở này bắt đầu vào tháng 7, Bộ Quốc phòng Nga ghi nhận hơn 30 cuộc tấn công bằng pháo và máy bay không người lái, cũng như cáo buộc biệt kích Ukraine hai lần nhằm vào nhà máy.
Đáp lại, Kiev tuyên bố Moscow dàn dựng vụ pháo kích để đổ lỗi cho Ukraine. Mặc dù vậy sau đó quân đội Ukraine thừa nhận đã nhắm vào khu vực này.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi, người đích thân dẫn đầu phái đoàn đến thị sát nhà máy, cho biết hôm 12/9 rằng cả Nga và Ukraine đều "quan tâm" đến đề xuất ngừng bắn tại địa phương và thiết lập một khu vực an ninh xung quanh nhà máy. Tất cả sáu lò phản ứng hiện đang ngừng hoạt động do mối đe dọa từ pháo kích.
Moscow bác bỏ mọi ý kiến rút quân khỏi khu vực này. Điện Kremlin nói rằng cuộc thảo luận duy nhất vào thời điểm này là "về việc buộc phía Ukraine ngừng các cuộc pháo kích" gần nhà máy.
Trong phát biểu của mình hôm 13/9, ông Volodin nói rằng "thời gian đã một lần nữa cho thấy tính đúng đắn trong quyết định của Tổng thống Vladimir Putin về việc gửi quân đến Ukraine hồi tháng 2/2022".
Đăng nhận xét