TikTok Trung Quốc cấm giả làm chủ tịch, khoe tiền

Trong một thông báo cuối tuần trước, Douyin - ứng dụng video ngắn cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc - cho biết sáu loại nội dung bao gồm "phô trương sự giàu có" hiện bị cấm trên nền tảng này vì chúng quảng bá "các giá trị không lành mạnh".

TikTok Trung Quốc cấm video giả làm chủ tịch, khoe tiền

Nội dung cấm tuân theo sự ra đời của các quy định về phát sóng trực tiếp đã nêu bật việc "phô trương sự giàu có là một vấn đề" vào năm ngoái, cũng như lời kêu gọi gần đây của chính phủ Trung Quốc nhằm truyền bá "năng lượng tích cực" trực tuyến nhiều hơn.

Sáu danh mục tương tự được Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok xác định, cũng bao gồm quảng bá sự sùng bái tiền bạc, sử dụng trẻ vị thành niên trong các video liên quan đến các sản phẩm xa xỉ và "thể hiện địa vị xã hội của một người theo cách không phù hợp", bao gồm cả "chế giễu người nghèo".

Bịa đặt các câu chuyện - chẳng hạn cuộc sống từ rách rưới nghèo hèn đến giàu có hoặc vừa đi du học về - để tiếp thị sản phẩm hoặc lừa đảo người dùng cũng nằm trong một danh mục bị cấm khác. Việc mô tả hình ảnh lãng phí và khoe khoang, như ném một lượng lớn tiền mặt cũng có thể khiến tài khoản người sở hữu bị xóa bỏ trên nền tảng.

TikTok Trung Quốc cấm người dùng làm video khoe tiền, giả làm chủ tịch, chế giễu người nghèo - Ảnh 1.

Video trên Douyin này đã vi phạm các quy định mới về cấm khoe tiền mặt.

Theo Douyin, mục đích của lệnh cấm là thúc đẩy "chi tiêu hợp lý" và "lối sống văn minh", cũng như xây dựng một cộng đồng lành mạnh hơn. Người phát ngôn của nền tảng nói với truyền thông rằng việc phô trương sự giàu có "làm ô nhiễm bầu không khí xã hội (trên Douyin) và đặc biệt có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ vị thành niên".

Cùng với việc đưa ra thông báo, nền tảng này cũng đã mạnh dạn "dọn dẹp" hệ thống của mình trong nhiều tuần gần đây. Kể từ đầu năm nay, gần 4.000 tài khoản chia sẻ nội dung liên quan đến sáu danh mục hiện bị cấm đã được xử lý, tuyên bố cho biết.

Trong một bài báo gần đây trên ứng dụng xã hội WeChat đã đề cập tới việc các video phô trương sự giàu có tồn tại vì chúng tạo ra lượt xem và giúp bán sản phẩm. Nó đã lấy ví dụ về các tài khoản Douyin có hàng triệu người theo dõi đã vi phạm các quy định mới này. Một trong những tài khoản như vậy là của một công ty trang điểm có video ghi lại câu chuyện khó tin về hành trình từ nghèo khó đến giàu có của người sáng lập trẻ tuổi.

 Video có hơn 10.000 lượt thích cho thấy nữ giám đốc từng làm việc trên một công trường xây dựng, khuôn mặt nhuốm bẩn, sau đó chuyển cảnh nhanh đến cuộc sống xa hoa trên thảm đỏ ở hiện tại. Tài khoản này có gần 2 triệu người theo dõi và đã bán được khoảng 5.000 sản phẩm làm đẹp.

Một tài khoản khác cho thấy các cuộc phỏng vấn trực tiếp với thanh niên Trung Quốc, trong đó người được hỏi tiết lộ mức giá cao của các quần áo và phụ kiện trên người họ.

TikTok Trung Quốc cấm người dùng làm video khoe tiền, giả làm chủ tịch, chế giễu người nghèo - Ảnh 2.

"Ngã xe khoe tiền" từng là một trào lưu nổi tiếng trên Douyin.

Khoe khoang sự giàu có trên mạng đã là một hiện tượng ở Trung Quốc kể từ những năm 2000, khi blog là nền tảng truyền thông xã hội phát triển nhất. Guo Meimei, một giám đốc điều hành Hội Chữ thập đỏ nổi tiếng với niềm đam mê túi xách hàng hiệu đã gây ra một vụ bê bối lớn vào năm 2011. Hay Wang Sicong , tỷ phú thừa kế của một trong những tập đoàn lớn nhất Trung Quốc, cũng gây phẫn nộ khi chia sẻ ảnh của 8 chiếc iPhone mà anh đã mua cho con chó của mình.

Let's block ads! (Why?)