Cùng với Samsung, Huawei, Motorola,... Apple cũng đang được cho là gia nhập vào “cuộc đua” sản xuất smartphone có màn hình gập lại, được giới chuyên gia đặt tên là "iPhone Fold". Và theo nguồn tin mới nhất, chiếc iPhone đặc biệt này có thể sử dụng một hệ thống bánh răng để quản lý màn hình linh hoạt, cung cấp khả năng kiểm soát và hỗ trợ sức mạnh cho bộ phận này.
Ảnh concept iPhone Fold có màn hình gập lại.
Đặc điểm nổi bật của các thiết bị gập là khả năng gập màn hình. Tuy nhiên, thách thức được đặt ra với những smartphone có màn hình gập lại – Samsung đã gặp phải trên Galaxy Fold đầu tiên là làm cho tính năng này trở nên bền bỉ để sử dụng lâu dài. Một cơ chế bản lề đơn giản có thể dễ dàng cho phép cơ chế gấp hoạt động, nhưng nó sẽ không cho phép khả năng hỗ trợ màn hình ở khu vực gập này hoặc kiểm soát tốc độ của quá trình.
Apple đã giải quyết như thế nào?
Trong một bằng sáng chế do Văn phòng Thương hiệu và Sáng chế Mỹ cấp cho Apple hôm thứ Ba có tiêu đề "Thiết bị điện tử gấp có bản lề giảm tốc" - Folding Electronic Devices with Geared Hinges, Apple đã gắng giải quyết vấn đề bằng một cơ chế hỗ trợ.
Trong bằng sáng chế, Apple đề xuất các hệ thống bánh răng khác nhau có thể được sử dụng trên cơ chế bản lề. Các bánh răng sử dụng các bộ phận có răng và giá đỡ có khả năng xoay và lăn dọc theo các bộ phận giá đỡ khi thiết bị được gấp và mở ra.
Hình ảnh trong bằng sáng chế của Apple.
Các bánh răng có thể cho phép các cấu trúc hỗ trợ dịch chuyển xung quanh trong khi thiết bị được mở ra hoặc gấp lại, cố định màn hình trong suốt quá trình thao tác. Các liên kết giữ các bánh răng tương ứng ở vị trí tương ứng với nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ yêu cầu của chúng.
Tùy thuộc vào cách sắp xếp, cơ chế của Apple có thể cho phép mở iPhone theo những cách cụ thể liên quan đến cột sống trung tâm của thiết bị. Lý tưởng nhất là khi hai phần này có thể gập lại một cách độc lập hoặc Apple buộc cả hai trang phải gập lại với cùng một tỷ lệ.
Giống như các bằng sáng chế khác, Apple còn nộp kèm nhiều chi tiết khác nhau trong hồ sơ, không chỉ bao gồm các bản lề cho các màn hình gập vào trong mà còn bao gồm các thiết bị có màn hình hướng ra ngoài khi được gấp lại.
Hình ảnh trong bằng sáng chế của Apple.
Mặc dù rõ ràng là dành cho iPhone hoặc máy tính bảng như iPad, Apple cũng gợi ý công nghệ này có thể được sử dụng cho nhiều thiết bị khác được hưởng lợi từ màn hình mở rộng. Các đề xuất bao gồm màn hình máy tính, trình phát đa phương tiện, đồng hồ và thiết bị đeo tay, tai nghe, thiết bị đeo trên đầu và thậm chí trong các phương tiện như "Apple Car".
Bằng sáng chế liệt kê các nhà phát minh là Kai Wang, Zhiyong Cedric Xia và Michael B. Wittenberg.
Tất nhiên, do chỉ là bằng sáng chế nên việc Apple có sử dụng chúng cho các sản phẩm tương lai hay không vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là “Nhà Táo” đang tỏ ra rất quan tâm tới công nghệ này và dành nhiều nỗ lực cho việc nghiên cứu và phát triển chúng.
Đăng nhận xét