Hệ điều hành Windows là gì và các phiên bản phổ biến nhất

Hệ điều hành Windows là gì?

Hệ điều hành Windows hay có tên gọi đầy đủ là Microsoft Windows là một sản phẩm được tạo ra bởi công ty Microsoft. Đây là hệ điều hành có giao diện đồ họa đẹp mắt và là nền tảng giúp cho mọi ứng dụng được tạo nên có thể chạy trên Windows dễ dàng, phục vụ mục đích làm việc và sử dụng của người dùng.

Sở dĩ Microsoft lại đặt tên hệ điều hành của mình là Windows, đó là bởi các chương trình nội dung bên trong sẽ được hiển thị dưới dạng cửa sổ có thể tùy chỉnh kích thước và tắt bật được.

Bill Gates và Paul Allen, những người đặt nền móng đầu tiên cho Windows

Lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành Windows

Công ty Microsoft của Bill Gates đã bắt đầu bán ra phiên bản bán lẻ đầu tiên của hệ điều hành Windows, đó là vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Trước đó thì vào tháng 8, Microsoft đã ký kết hợp đồng hợp tác với IBM để cho ra mắt một hệ điều hành có tên gọi là OS/2. Sau này khi suy nghĩ của 2 bên dần khác nhau, họ đã tách ra hoàn toàn để tự mình xây dựng nên những hệ điều hành riêng biệt.

Hệ điều hành Windows đầu tiên được đặt tên là Windows 1.0, có giao diện đồ họa thay vì đen trắng như MS DOS. Phiên bản 1.0 sẽ xoay quanh những nội dung mà chương trình xuất ra dưới dạng những cửa sổ hình chữ nhật hiện lên trên màn hình. Đây chính là cuộc cách mạng trong việc sản xuất hệ điều hành cho máy tính và đến nay sự thành công của Windows đã khiến nó trở nên phổ biến rộng khắp toàn cầu.

Các phiên bản của hệ điều hành Windows kể từ khi ra đời đến nay

Trải qua hàng chục năm kể từ khi ra đời cho đến nay, hệ điều hành Windows đã trải qua hàng loạt các phiên bản với những sự thay đổi, nâng cấp giao diện và tính năng để đem tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Sau đây là những phiên bản khác nhau của Windows mà bạn nên biết.

1. Hệ điều hành MS DOS

Đây có thể coi là hệ điều hành Windows đầu tiên được ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình vô cùng lớn của Microsoft trong việc thiết kế. MS DOS được ra đời vào năm 1981 bởi Bill Gates và Paul Allen để chạy được trên các dòng máy tính cá nhân của IBM. MS DOS khá đơn giản với giao diện bằng các dòng lệnh và văn bản, tuy nhiên lại phải yêu cầu người sử dụng ghi nhớ các câu lệnh để có thể nhập vào trong máy tính được.

2. Hệ điều hành Windows 1.0 đến 1.04

Sự nâng cấp phiên bản này mang đến một trải nghiệm thú vị cho người dùng, khi mà bạn không cần phải nhìn cái màn hình có màu đen với những câu lệnh khô khan nữa. Thay vào đó là giao diện đồ họa (GUI) dùng cho máy tính cá nhân nhằm giúp người dùng sử dụng được tốt nhất.

Phiên bản này xuất hiện một vài tiện ích cơ bản như bộ soạn thảo văn bản Windows Write, bộ chương trình đồ họa Windows Paint, một bộ lịch biểu và đồng hồ, notepad. Hơn hết, phiên bản 1.0 đã xuất hiện cả Control Panel và MS DOS Executive, nền tảng phát triển của Windows Explorer ngày nay.

3. Hệ điều hành Windows 2.03 đến 2.11

Windows 2.0 được phát hành vào năm 1987, sau phiên bản 1.0 ra đời vào năm 1985. Phiên bản này đã cho phép các tiện ích xuất hiện dưới dạng những cửa sổ có thể tắt mở và xếp chồng lên nhau được.

Phiên bản 2.0 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của chương trình Word và Excel, mang đến một làn gió mới trong cách thức giải quyết và xử lý các công việc hành chính, văn bản thông thường trước đây. Sau này phiên bản Windows 2.0 được cập nhật lên 2.03 rồi đến 2.1 và 2.11.

4. Hệ điều hành Windows 3.0 đến 3.2

Được phát hành vào năm 1990, phiên bản 3.0 của hệ điều hành Windows đã cải thiện hơn những phiên bản trước rất nhiều lần. Thậm chí phiên bản này thành công đến mức đã có đến 10 triệu bản được bán ra trước khi phiên bản 3.1 nâng cấp cao hơn được ra mắt.

Giao diện của phiên bản 3.0 đẹp mắt hơn nhiều với hệ thống các nút 3D cùng màu sắc đa dạng có thể thay đổi được. Xuất hiện trình quản lý File Manager mới, chế độ Protect/Enhanced giúp các ứng dụng trong Windows nguyên bản có thể dùng nhiều bộ nhớ hơn. Đặc biệt trò chơi Solitaire nổi tiếng của Windows lần đầu xuất hiện trong phiên bản này.

Sau này Microsoft ra đời thêm các phiên bản 3.1 và 3.2 nhằm sửa chữa một vài lỗi từ phiên bản 3.0. Ngoài ra còn cho ra đời sự hiển thị font TrueType và chế độ bảo vệ màn hình ScreenSaver cùng khả năng kéo, thả chuột.

5. Hệ điều hành Windows NT 3.1 đến 3.51

Hệ điều hành Windows NT là phiên bản tiếp theo được ra đời vào năm 1993 dành riêng cho doanh nghiệp. Phiên bản này đúng nghĩa là một hệ điều hành 32-bit với giao diện hoàn toàn mới để sử dụng thuận tiện cho các tổ chức có kết nối mạng internet. Windows NT hiện có hai phiên bản Server và Workstation để phục vụ cho hệ thống máy chủ của doanh nghiệp.

6. Hệ điều hành Windows 95

Một cuộc đột phá mới của Microsoft khi đã thiết kế nút Start và hệ thống thanh Taskbar cùng Menu, các shortcut và cả click được chuột phải trên màn hình. Sự ra đời của Windows 95 vào năm 1995 đã mang tính lịch sử, hệ thống thông tin đại chúng liên tục đưa tin, các khách hàng thì phải xếp hàng dài để chờ đợi được mua lấy phiên bản đột phá này.

7. Hệ điều hành Windows 98

Cũng được lấy tên vào chính năm phát hành như Windows 95, Windows 98 xuất hiện với một giao diện đẹp mắt và hoàn hảo hơn nhiều. Nó đi kèm với những cải tiến đáng kinh ngạc, như là sự hỗ trợ cho USB, hệ thống file FAT32 cùng tính năng chia sẻ kết nối mạng,... Mặc dù tất cả những cải tiến này rất có giá trị, thế nhưng vẫn chưa vượt qua được cái bóng quá lớn của Windows 95 khi xưa mới ra mắt.

8. Hệ điều hành Windows 2000

Sau phiên bản Windows NT dành cho doanh nghiệp, Windows 2000 là sự nâng cấp đáng kể của Microsoft để phục vụ khách hàng là các công ty, doanh nghiệp lớn toàn thế giới. Phiên bản 2000 này có đến 5 sự lựa chọn khác nhau thay vì chỉ 2 như phiên bản NT, đó là Server, Professional, Advanced Server, Data Center Server và Small Business Server. Windows 2000 dựa trên nền tảng từ Windows 95/98 nên đã mang đến trải nghiệm vô cùng tích cực cho khách hàng.

9. Hệ điều hành Windows Me

Windows Me là sự nâng cấp nhỏ từ Windows 98 dành cho máy tính cá nhân, cũng được phát triển và ra mắt vào năm 2000 bên cạnh Windows 2000 cho doanh nghiệp. Microsoft khi này đã khắc phục hết những lỗi nhỏ xuất hiện trong phiên bản Windows 98, bổ sung thêm tính năng Windows Movie Maker và System Restore vô cùng đáng chú ý. Tuy nhiên phiên bản Me lại rất dễ bị treo, crush liên tục, thế nên mọi người không ai sử dụng đến nữa và dần dần rơi vào quên lãng. Đây có thể nói là một phiên bản khá là thất bại của Microsoft.

10. Hệ điều hành Windows XP

Một cuộc cách mạng khác lại được nổ ra kể từ khi Windows 95 ra mắt lần đầu tiên. Windows XP ra đời vào năm 2001 với một sự thay đổi giao diện hoàn toàn đột phá, kết hợp tất cả những ưu điểm của các phiên bản cũ trước đây lại với nhau.

Ngoài ra Windows XP có thể được sử dụng cho máy tính cá nhân và cả cho hệ thống máy chủ của các doanh nghiệp chứ không còn phải phân tách như trước kia. Cho nên Windows XP đã được chia thành rất nhiều phiên bản nhỏ khác nhau để phục vụ điều đó.

11. Hệ điều hành Windows Vista

Trải qua 6 năm yên ổn với sự thành công đáng kinh ngạc của Windows XP trên tất cả các dòng máy tính cá nhân. Windows Vista được ra mắt vào năm 2007 như một sự cải thiện về giao diện một cách đẹp mắt, độ bảo mật được cải thiện cùng với đó là đồ họa 3D yêu cầu cấu hình máy tính cao mới có thể chạy mượt mà hệ điều hành này.

Tuy xuất hiện rất hoành tráng, thế nhưng Windows Vista lại gây ra một sự khó chịu không hề nhỏ cho người dùng. Đỉnh điểm có thể kể đến đó là việc những phần mềm chạy mượt mà trên Windows XP nay đã không thể chạy được trên Windows Vista. Điều đó khiến Microsoft phải bắt tay ngay vào việc làm một phiên bản mới kế thừa và phát triển hơn Vista.

12. Hệ điều hành Windows 7

Phải mất đến 2 năm kể từ khi ra mắt phiên bản Vista thì phiên bản Windows 7 mới được ra đời. Một sự thay đổi khá lớn đã diễn ra trong phiên bản mới này nhằm loại bỏ hết những thứ mà người dùng không thích thú trong Vista. Windows 7 đã cải tiến thanh Taskbar, cho phép tạo Gadget lên desktop và tối ưu hóa User Account Control, điều mà Vista gặp thất bại. Ít nhất thì người dùng đã nhận ra những cải thiện đáng kể của Windows 7 so với Vista và rất hài lòng để sử dụng.

13. Hệ điều hành Windows 8 và 8.1

Với sự phát triển không ngừng của điện thoại di động, Microsoft đã nghĩ đến việc phải phát triển được cả hệ điều hành Windows cho thiết bị di động. Do đó họ đã cố gắng xây dựng nên một hệ điều hành kết hợp (hybrid OS) để có thể chạy được tốt trên cả máy tính cá nhân và điện thoại di động. Tuy nhiên điều này là một thất bại khi người dùng cảm thấy khá khó dùng và không thích thú với sự thay đổi này.

14. Hệ điều hành Windows 10

Windows 10 chính thức xuất hiện lần đầu vào năm 2015, đánh dấu một sự đột phá mới mẻ và làm hài lòng khách hàng tốt nhất so với tất cả các phiên bản Windows trước đây. Các giao diện và tính năng được thay đổi sao cho hài lòng nhất với người dùng, kể cả khi làm việc lẫn nhu cầu giải trí cá nhân. Hệ thống menu Start xuất hiện trở lại và đa dạng hơn, hệ thống Setting tùy biến thay thế cho giao diện Control Panel cũ kỹ,... đó là những sự thay đổi tích cực rất đáng ghi nhận của phiên bản này.

Những ưu điểm khiến hệ điều hành Windows phổ biến toàn thế giới

Không phải ngẫu nhiên và may mắn mà hệ điều hành Windows trở nên cực kỳ phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới hiện nay. Đó phải kể tới một số ưu điểm nổi bật như sau:

1. Rất dễ sử dụng

Hệ điều hành Windows rất dễ thao tác và sử dụng, bất cứ cũng có thể làm quen và dùng dễ dàng trên những máy tính cá nhân mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Microsoft luôn luôn biết cách làm hài lòng khách hàng của mình.

2. Độ tương thích cao

Các nhà sản xuất khác nhau trên toàn thế giới đều xây dựng các ứng dụng của mình sao cho tương thích với hệ điều hành Windows, do đó mà hệ điều hành này có tính tương thích cực cao với hầu hết các ứng dụng hiện nay.

3. Bảo mật tối ưu

Tuy độ bảo mật không được cao như hệ điều hành Linux hay Mac OS. Thế nhưng người dùng vẫn có thể yên tâm khi sử dụng Windows, bởi những tiện ích được cung cấp miễn phí, giúp bảo mật tối ưu cho những thiết bị của bạn.

4. Số lượng ứng dụng lớn và đa dạng

Hiện nay số lượng những ứng dụng tương thích cho hệ điều hành Windows phải nói là cực kỳ nhiều. Chúng đa dạng ở tất cả các thể loại để có thể phù hợp với mọi nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng. Bạn gần như có thể khám phá mọi ứng dụng khi dùng máy tính cá nhân chạy Windows.

Những mặt còn hạn chế trên hệ điều hành Windows

Tuy sở hữu lượng người dùng cực kỳ lớn trên toàn thế giới, thế nhưng hệ điều hành Windows cũng không thể tránh được những nhược điểm hạn chế còn tồn tại:

- Dễ bị hacker truy nhập, tấn công.

- Dễ bị sao chép, làm các phiên bản lậu gây thất thu cho hãng.

- Dễ bị mã độc tấn công những phiên bản lậu của Windows.

Kết luận

Với hàng chục năm đã trải qua kể từ phiên bản hệ điều hành Windows đầu tiên. Dù cho có nhiều mặt còn hạn chế, thế nhưng Windows vẫn sẽ mãi là tượng đài không thể bị thay thế đối với đại đa số người sử dụng máy tính hiện nay.

Let's block ads! (Why?)