Dân tộc duy nhất trên thế giới "nam không cưới, nữ không gả", hàng ngàn năm "trèo cửa sổ" để sinh con đẻ cái

Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó có một vài nhóm dân tộc bí ẩn vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa. Lấy hôn nhân làm ví dụ, ở Trung Quốc có một dân tộc "thoáng" nhất. Truyền thống dân tộc này hóa ra là "nam không cưới, nữ không gả". Vậy người dân ở đây sinh sản như thế nào? Theo phong tục tập quán của Trung Quốc xưa nay thường coi trọng "phụ mẫu chi mệnh, môi chước vi ngôn" ( lời cha mẹ là mệnh, lời người mai mối làm chuẩn). Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, bây giờ cũng là thời đại của tình yêu tự do, hai người cùng tâm đầu ý hợp bắt đầu tính chuyện tổ chức lễ cưới. Nhưng, người dân tộc này hàng nghìn năm nay không kết hôn, nhưng cách họ ở bên nhau khiến người ta cảm thấy "thoáng".

Dân tộc này tên gọi là Ma Thoa, một bộ tộc thiểu số nằm trên núi thuộc dải Vân Nam-Quý Châu. Bộ tộc Ma Thoa đã sinh sống ở đây từ rất lâu đời, còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán nguyên thủy kỳ lạ và cổ xưa tới ngày nay. Vì có nhiều con gái hơn nên nơi đây còn được gọi là "Nữ Nhi Viên". Một trong những phong tục nổi tiếng nhất ở đây là "tẩu hôn".

Dân tộc duy nhất trên thế giới "nam không cưới, nữ không gả", hàng nghìn năm "trèo cửa sổ" để sinh con đẻ cái - Ảnh 1.

"Tẩu hôn" được lưu truyền hàng nghìn năm. Khi đêm đến, người đàn ông sẽ vào nhà người phụ nữ bằng cách "trèo qua cửa sổ", ở trong phòng cô gái qua đêm và rời đi sau khi trời sáng.

Trong mắt người Ma Thoa, phong tục cưới xin của họ không đòi hỏi phải hứa hôn hay của hồi môn, nếu cả nam và nữ đều vừa mắt nhau thì đó là sự khởi đầu của "tẩu hôn" được lưu truyền hàng nghìn năm. Khi đêm đến, người đàn ông sẽ vào nhà người phụ nữ bằng cách "trèo qua cửa sổ", ở trong phòng cô gái qua đêm và rời đi sau khi trời sáng. Nhưng nếu người phụ nữ không mở cửa sổ, người đàn ông biết rằng người phụ nữ không thích anh ta.

Chúng ta khi kết hôn đều có giấy đăng ký kết hôn, nhưng với người Ma Thoa, chiếc lược bạc tương đương với giấy đăng ký kết hôn, người phụ nữ sẽ nhận chiếc lược bạc do một người đàn ông trao tặng. Chiếc lược tượng trưng cho lời hẹn thề ràng buộc và tâm ý. Ý nghĩa của "Tẩu hôn" cũng tương tự như tình yêu nam nữ, tuy nhiên phải có cơ sở tình cảm nào đó thì mới bước tới giai đoạn "tẩu hôn". Những đứa trẻ sinh ra từ "tẩu hôn" thuộc về người phụ nữ, nam giới không phải gánh vác bất cứ trách nhiệm nào trong quá trình này, chưa kể phương pháp sinh sản này rất đơn giản và dễ hiểu, tất nhiên nó cũng có thể đạt tới một tình yêu tự do. Người Ma Thoa có thể lưu giữ được phong tục cổ xưa này thật không dễ dàng gì.

Qua tìm hiểu, dân tộc Ma Thoa ở Trung Quốc là dân tộc duy nhất trên thế giới còn tồn tại hệ thống xã hội mẫu hệ. Ở đây, địa vị của phụ nữ rất cao. Có lẽ hình thức "tẩu hôn" có vẻ không đủ nghiêm túc trong mắt những người ngoài bộ tộc của họ, cũng như không đáp ứng được các yêu cầu về chứng nhận hợp pháp, nhưng hôn nhân của người Ma Thoa rất chân thành và thuần khiết.

Let's block ads! (Why?)