Một tiểu hành tinh có chiều dài gần gấp bốn lần chiều dài của một sân bóng đá trung bình sắp có một cuộc viếng thăm Trái đất, cơ quan vũ trụ NASA của Hoa Kỳ đã nhận được nó "có thể gây nguy hiểm". Với chiều rộng khoảng 408 mét, tảng đá không gian có tên Goliath, kí hiệu 332446 (2008 AF4), hiện đang đi xuyên qua Hệ mặt trời và dự đoán sẽ đến gần Trái đất trong tháng tới.
Tiểu hành tinh đang di chuyển trong không gian với tốc độ thiên văn là 11 km một giây (hay 39.600 km/h). Rất may, tiểu hành tinh này sẽ đi ngang qua với khoảng cách gấp hơn 9 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng. Tuy nhiên, NASA cho rằng nó có thể đang chứa đựng những nguy hiểm tiềm tàng.
Thuật ngữ "có khả năng gây nguy hiểm" không có nghĩa là một tiểu hành tinh sắp gây ra mối đe dọa cho Trái đất. Thay vào đó, nó đề cập đến xác suất rằng ở đâu đó trong tương lai của Hệ mặt trời, một tiểu hành tinh có thể va chạm với Trái đất. Có một số yếu tố đã được mang ra phân tích về khả năng có thể ảnh hưởng đến đường đi trong tương lai của tiểu hành tinh trong đó bao gồm cả lực hấp dẫn của các thiên thể khác trong Hệ mặt trời.
NASA cho biết: "Các tiểu hành tinh tiềm tàng nguy hiểm (PHA) hiện được xác định dựa trên các thông số đo lường tiềm năng đe dọa bằng các cuộc tiếp cận gần Trái đất. Cụ thể, tất cả các tiểu hành tinh có khoảng cách giao nhau trên quỹ đạo tối thiểu (MOID) từ 0,05 au trở xuống được coi là PHA."
Tiểu hành tinh được liệt vào danh sách những "vật thể gần Trái đất" (NEO), cho phép NASA nghiên cứu lịch sử của Hệ mặt trời. NASA đưa ra định nghĩa trang web Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL): "NEO là các sao chổi và tiểu hành tinh bị lực hút của các hành tinh lân cận đẩy vào quỹ đạo hoặc vùng lân cận của Trái đất. Sự quan tâm của giới khoa học đối với các sao chổi và tiểu hành tinh phần lớn là do chúng là những mảnh vụn còn sót lại gần như không thay đổi từ quá trình hình thành hệ Mặt Trời khoảng 4,6 tỷ năm trước. Các hành tinh khổng lồ bên ngoài như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương được hình thành từ sự kết tụ của hàng tỷ sao chổi và những mảnh vụn còn sót lại từ quá trình hình thành này là những sao chổi mà chúng ta thấy ngày nay."
Nếu chúng ta muốn biết thành phần của hỗn hợp nguyên thủy mà từ đó các hành tinh được hình thành, chúng ta phải xác định thành phần hóa học của các mảnh vỡ còn sót lại từ quá trình này – Đó chính là các sao chổi và tiểu hành tinh.
Đăng nhận xét