Người dùng Internet ngày nay đang phải đối mặt với vô vàn những nguy cơ về an toàn thông tin trên môi trường số, mạng Internet giờ đây không chỉ cần có tốc độ nhanh mà quan trọng không kém còn là phải đảm bảo được sự an toàn. Trước thực tế này, giải pháp bảo mật F-Safe dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), bảo vệ các thiết bị thông minh và kết nối mạng của người dùng tự động vừa được một nhà mạng tích hợp hẳn vào modem Wi-Fi của mình.
Giải pháp bảo mật F-Safe vừa được tích hợp sẵn trong các dòng modem Wi-Fi mới.
Giải pháp F-Safe vừa có khả năng bảo vệ thiết bị khỏi sự tấn công của virus, mã độc, vừa bảo vệ thông tin và quyền riêng tư của người dùng bằng cách ngăn chặn sự theo dõi, truy cập của hacker và những kẻ đánh cắp dữ liệu. Nhờ công nghệ AI có thể học hỏi, cập nhật liên tục, F-Safe giúp bảo vệ người dùng không chỉ trước những nguy hiểm đã được biết tới, mà còn cả những nguy cơ tiềm tàng, mới xuất hiện.
Được tích hợp trực tiếp vào modem Wi-Fi của FPT Telecom và không yêu cầu cài đặt, F-Safe có thể bảo vệ những thiết bị mà phần mềm an ninh truyền thống chưa thể làm được do hạn chế về bộ nhớ và khả năng cài ứng dụng như smart TV hay camera giám sát. Đây chính là giải pháp toàn diện có thể bảo vệ không giới hạn mọi thiết bị trong gia đình.
F-Safe được bao gồm ngay trong gói cước, giúp mọi khách hàng sử dụng Internet đều có thể được bảo vệ an toàn mà không lo phát sinh thêm chi phí cho việc bảo mật. F-Safe được cài đặt trực tiếp lên modem, hoạt động và cập nhật hoàn toàn tự động, bảo vệ người dùng ngay lập tức, không cần cài đặt hay thực hiện bất kỳ thao tác phức tạp nào.
Bên cạnh khả năng bảo mật, F-Safe còn được tích hợp thêm nhiều tính năng hữu ích cho các gia đình có trẻ nhỏ. Khả năng chặn các thông tin không lành mạnh, lọc các nội dung không phù hợp cho lứa tuổi hay quản lý thời gian online theo thiết bị của F-Safe sẽ giúp phụ huynh có thể kiểm soát và đảm bảo an toàn khi con trẻ sử dụng Internet.
TV thông minh của TCL dính lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng Thep thông tin được báo Pháp luật TP.HCM dẫn lại, John Jackson và một nhà nghiên cứu có biệt danh “Sick Codes” vừa phát hiện ra rằng, họ có thể truy cập vào hệ thống tệp tin trên tivi TCL và ghi đè nội dung thông qua kết nối Wi-Fi. Tất cả điều này có thể được thực hiện mà không cần nhập tên người dùng, mật khẩu hoặc bất kỳ loại ủy quyền nào. Ngoài lỗ hổng kể trên, hai nhà nghiên cứu còn phát hiện ứng dụng Terminal Manager Remote trên TV được cấu hình để xử lý các tệp, nhật ký và ảnh chụp màn hình liên quan đến TV của người dùng. Sick Codes và Jackson cho biết họ đã cố gắng liên hệ với TCL bằng email, Twitter, điện thoại để thông báo với công ty về lỗ hổng từ ngày 16/10, tuy nhiên đến ngày 26/10 họ mới nhận được xác nhận rằng tin nhắn đã được nhận. Vào ngày 29/10, hai lỗ hổng CVE-2020-27403 và CVE-2020-28055 đã âm thầm được TCL vá mà không có thông báo nào. “Đây là một bản vá hoàn toàn im lặng. Về cơ bản, họ đã đăng nhập vào TV của tôi và vá lỗ hổng, một cửa hậu trên TV. Điều này có nghĩa là công ty có toàn quyền truy cập vào các thiết bị của người dùng”, Sick Codes cho biết. |
Đăng nhận xét