Cô Lưu Giai, 25 tuổi khi đang tắm cô vô tình sờ thấy trên ngực có “vật cứng” kích thước nhỏ chỉ bằng cỡ hạt đậu nhưng không gây đau đớn. Vì nghĩ chỉ là dấu hiệu sắp đến kỳ nên cô nhanh chóng bỏ qua.
Tháng 6/2017, cô Lưu bắt đầu thấy ngứa ran ở khu vực ngực trái và nhớ lại “vật cứng” sờ được trên ngực có thể là nguyên nhân. Nghe mọi người nói bệnh ung thư vú nhiều người mắc nên cô Lưu cũng lo lắng, vội vàng tới bệnh viện Sức khỏe phụ nữ và trẻ em ở thành phố Vũ Hán để kiểm tra.
Lưu Giai thấy ngực có "vật cứng" lạ nhưng chủ quan không đi khám ngay. (Ảnh minh họa)
Kết quả siêu âm cho thấy, Lưu Giai không chỉ bị tăng sản vú, cô còn có 9 khối u nhỏ, 5 cục bên trái, 4 cục bên phải, kích thước lớn nhất tầm 2cm. Bác sĩ yêu cầu cô phải phẫu thuật loại bỏ u và xác định xem có phải là ung thư,.
Ngày 18/7, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật xâm lấn loại bỏ 9 khối u trên ngực. May mắn cho cô Lưu, khi bác sĩ nhận định các u của cô là u sợi tuyến vú, đều lành tính.
Tuy nhiên cô Lưu không hiểu vì lý do gì bản thân lại có khối u. Sau khi bác sĩ thăm hỏi kỹ lưỡng về cuộc sống của cô mới tiết lộ nguyên nhân khiến cho cô Lưu vô cùng bất ngờ. Do công việc áp lực, cô thường xuyên căng thẳng hay cáu giận, chính điều này đã dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Bác sĩ Hiệp Xuân Mai, trưởng khoa Phẫu thuật vú cho biết có khoảng 75% phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 20-39 tuổi dễ bị u sợi tuyến vú. Sự xuất hiện của nó có liên quan tới sự mất cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn sự thay đổi của estrogen.
Bởi vì u sợi tuyến vú thường không gây đau đớn hoặc đôi khi bị nhầm với dấu hiệu báo kinh nguyệt nên chị em chủ quan không nhận ra. Mặc dù u sợi tuyến vú là lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng có thể thành ác tính.
May mắn cho Lưu Giai khi u vú của Lưu Giai là u sợi tuyến vú lành tính. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Hiệp Xuân Mai cũng cho biết phụ nữ trẻ dễ bị u sợi tuyến vú có liên quan đến một số thói quen xấu như thức khuya, căng thẳng, ăn nhiều đồ chiên dầu mờ, hay tức giận, giảm cân quá mức,… dẫn đến sự rối loạn nối tiết. Lưu Giai cũng vì mắc phải loạt thói quen này như thức khuya làm việc, ăn uống thất thường nên mới dễ mắc bệnh.
Bác sĩ Hiệp nhắc nhở mọi người nên duy trì lối sống khoa học, giữ tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, kiểm soát chế độ ăn uống, kiểm tra ngực thường xuyên nếu có dấu hiệu lạ cần tới bác sĩ.
Những tác hại xấu tới sức khỏe khi thường xuyên cáu giận
Bệnh về tuyến giáp
Tức giận thường xuyên sẽ làm cho hệ thống nội tiết bị rối loạn, dẫn đến bài tiết hormone tuyến giáp quá mức, một thời gian dài có thể gây cường giáp.
Ảnh hưởng hệ miễn dịch
Khi tức giận, não bộ sẽ gửi đến cơ thể một thông điệp rằng sẽ tạo ra một cortisol chuyển hóa thành cholesterol. Nếu chất này tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Lão hóa não
Khi tức giận sẽ làm tăng áp lực lên mạch máu não. Khi đó trong máu não tăng các chất độc nhiều nhất, làm đẩy nhanh quá trình lão hóa não.
Loét dạ dày
Sự phấn khích ở dây thần kinh giao cảm khi bạn tức giận sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tim và mạch máu, làm giảm và chậm lại lưu lượng máu đến nhu động ruột, từ đó có thể gây loét dạ dày.
Thiếu máu cơ tim
Khi tức giận, máu chuyển lên não sẽ nhiều hơn bình thường, tương ứng với việc này là lượng máu chuyển đến tim bị giảm xuống, dẫn đến chứng thiếu máu cục bộ ở cơ tim.
Rối loạn kinh nguyệt
Đôi khi chu kì kinh nguyệt trở nên bất bình thường do bạn thường xuyên tức giận và trầm cảm. Bởi nó có thể dẫn đến xuất hiện hiện tượng khí gan trì trệ, chu kỳ bất thường, lượng máu giảm, màu máu đỏ sẫm và các vấn đề khác, thậm chí dẫn đến vô kinh hoặc mãn kinh sớm xuất hiện.
Tổn thương tuyến vú
Tức giận có thể gây ra dấu hiệu khó chịu cho gan, trì trệ không khí và ứ đọng máu, dẫn đến xuất hiện tăng sản tuyến vú và các bệnh khác.
Đăng nhận xét