“Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?” là nỗi trăn trở của mỗi bệnh nhân gặp phải tình trạng huyết áp tăng cao. Cùng với chế độ nghỉ ngơi khoa học, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng cần thiết, không chỉ trong điều trị mà còn có khả năng phòng chống nhiều loại bệnh.
Huyết áp bao nhiêu là cao?
Huyết áp được thể hiện qua 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: Áp suất trong động mạch khi tim đang đập (có giá trị cao hơn).
- Huyết áp tâm trương: Áp lực máu đo được giữa hai lần đập của tim (có giá trị thấp hơn).
Theo Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, tình trạng cao huyết áp được chia làm 4 dạng như sau:
- Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn;
- Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;
- Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;
- Cao huyết áp cấp cứu: 180/110 mmHg hoặc cao hơn.
Có huyết áp dưới 120/80 mmHg tức là sức khỏe của bạn đang ở mức bình thường, máu lưu thông đều với tốc độ bơm máu trung bình.
“Kẻ giết người thầm lặng” này đã và đang gây ra hàng triệu cái chết không báo trước. Huyết áp tăng lên cao mà không hề có dấu hiệu nào báo trước, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ chỉ trong tích tắc.
Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?
Nguyên nhân chính của tình trạng cao huyết áp là thừa cân, lười vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh. Vậy nên thực đơn ăn uống là điều quyết định, bạn cần phải biết bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để tránh tiêu thụ chúng.
Chất kích thích
Bia, rượu, trà và các đồ uống có cồn nói chung kích thích mất ngủ, khiến huyết áp tăng cao. Tim đập nhanh và mạnh, mạch máu bị thu hẹp khi sử dụng các đồ uống này khiến huyết áp tăng cao chóng mặt.
Thịt đỏ và nội tạng động vật
Những thực phẩm này chứa hàm lượng protein động vật cao, khi ăn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp. Chúng bao gồm thịt đỏ của gà, thịt bò, thịt cừu, … và những phần như gan, bầu dục, tim, phổi, …
Thực phẩm chế biến sẵn
Thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, đồ đông lạnh … chứa đầy natri và muối để tẩm ướp cũng như bảo quản.
Đồ ăn nhiều năng lượng
Khi nghĩ đến việc bệnh cao huyết áp không nên ăn gì, thì câu trả lời đầu tiên chắc hẳn là đồ ăn giàu năng lượng. Đường glucozo, đường mía, sô cô la, … sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng, đặc biệt là khi mệt mỏi, uể oải. Tuy nhiên, chúng lại tăng khả năng béo phì, khiến bạn dễ bị nhiễm mỡ máu, tắc động mạch, …
Đồ ăn mặn và muối
Đây được xem là thủ phạm “đầu sỏ” khiến cho huyết áp tăng nhanh đột biến. Khi tiêu thụ muối, cơ thể sẽ tiết ra nhiều dịch tế bào, khiến tim đập mạnh hơn, gây nên tình trạng tăng huyết áp.
Đồ ăn ngọt
Đây cũng chính là một dạng của đồ ăn chứa nhiều năng lượng, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Thậm chí trong đồ ngọt còn chứa muối nữa, thật bất ngờ phải không?
Đồ ăn cay
Đồ ăn mang vị cay khiến đại tiện khó khăn, gây táo bón, từ đó dẫn đến tình trạng huyết áp tăng.
Người bị cao huyết áp nên làm gì để phòng ngừa?
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi một lối sống lành mạnh hơn cũng chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa căn bệnh cao huyết áp.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Do bản chất căn bệnh cao huyết áp phát triển rất âm thầm, vậy nên thực hiện kiểm tra tổng quát định kì hoặc đơn giản là do huyết áp sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm, phục vụ điều trị tốt hơn.
- Giảm stress: Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu ... sẽ khiến không chỉ tâm lí mà cả thể chất của bạn trở nên tồi tệ. Cố gắng sống thảnh hơi, suy nghĩ ít hơn, làm những điều mình thích để khiến tâm trạng tốt lên.
- Duy trì cân nặng hợp lí: Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh cao huyết áp, vậy nên giữ cho cơ thể vừa vặn là điều vô cùng quan trọng.
- Luyện tập thể dục thể thao: Vận động thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó ngăn chặn tình trạng tắc mạch máu hoặc huyết áp cao.
Đăng nhận xét