Vỗ rung long đờm, mẹ bỉm sữa "rùng mình" nhưng bé 4 tháng lại khỏi dứt viêm tiểu phế quản

Sau 3 ngày được vỗ rung long đờm, con gái chị Hiền (Hà Nội) đã khỏi hẳn bệnh viêm tiểu phế quản mà không cần nhờ đến viêm thuốc kháng sinh nào.

Sau 4 lần nằm viện vì mắc bệnh viêm tiểu phế quản, bé Đỗ Ngọc Tuệ Nhi (4 tháng tuổi) con gái chị Nguyễn Thị Hiền (28 tuổi, Hà Nội) phải tiêm nhiều kháng sinh. Thế nhưng tình trạng bệnh không mấy tiến triển.

vo rung long dom, me bim sua "rung minh" nhung be 4 thang lai khoi dut viem tieu phe quan - 1

Bé Tuệ Nhi nhiều lần mắc viêm tiểu phế quản nhưng đều khỏi nhờ phương pháp vỗ rung long đờm.

Sau khi được một người quen giới thiệu phương pháp vỗ rung long đờm cho trẻ của bác sĩ Phạm Sơn (Khoa hồi phục chức năng bệnh viện Xanh Pôn), chị Hiền đã đưa con tìm đến bác sĩ Sơn. 

"Khi đó, chỉ sau 2 lần vỗ mình thấy con đỡ hẳn và phục hồi rất nhanh.

Lần này bé tiếp tục ho nhiều và có đờm. Mình cho con vào viện khám thì lại được chẩn đoán mắc tiểu phế quản phổi. Bé phải nhập viện nhưng tiếp tục phải dùng đến thuốc kháng sinh. Con mới 4 tháng còn nhỏ quá, mình nhìn con rất xót nên lại tìm đến bác sĩ Sơn.

Theo bác sĩ Sơn cho biết, nếu tống được đờm ra khỏi cơ thể kết hợp với dùng siro và theo dõi con, tình trạng viêm tiểu phế quản của bé sẽ hết", chị Hiền chia sẻ.

Xem video: Bác sĩ Sơn thực hiện phương pháp vỗ rung long đờm cho bé

Sau đó, mỗi ngày chị Hiền nhờ bác sĩ Sơn vỗ rung 2 lần. Sau 3 ngày thực hiện, chị cho con vào viện kiểm tra lại thì phổi bé đã phục hồi rất nhanh, chỉ cần vỗ thêm 1-2 lần nữa là bé sẽ khỏi.

"Mình là giáo viên nên tìm hiểu rất kĩ về phương pháp này. Đây là phương pháp chữa bệnh xuất phát từ nước Pháp. Thấy an toàn mà bé không phải dùng đến kháng sinh nên mình mới áp dụng cho con.

Mình để ý cách thức thực hiện của bác sĩ Sơn cũng khá đơn giản: bác sẽ khám xem vị trí đờm ở đâu, vỗ rung, massage, rửa mũi và một số kĩ thuật khác. Bác sĩ dặn là trước mỗi lần vỗ, con cần được nhịn ăn khoảng 1h30 phút. Mỗi lần vỗ khoảng 8 phút. Vừa vỗ vừa massage", chị Hiền giải thích thêm.

Sau khi đoạn video vỗ rung long đờm được chị Hiền chia sẻ lên 1 nhóm hội mẹ bỉm sữa gặp khá nhiều ý kiến phản kháng cho rằng với lực ấn như thế có thể làm ảnh hưởng đến lồng ngực của trẻ. "Xem mà hơi rùng mình vì lực ấn mạnh quá, không biết bé có sao không?", L.K bình luận. Tuy nhiên, bà mẹ hai con khẳng định:

"Nhìn video bác sĩ thực hiện thì nhiều người sẽ cảm giác rằng lực rất mạnh nhưng thực chất bác sĩ Sơn là bác sĩ nên bác sẽ biết như thế nào là tốt cho bé, bác sĩ sẽ ấn theo nhịp thở của con nên lồng ngực của các bé sẽ không sao cả".

vo rung long dom, me bim sua "rung minh" nhung be 4 thang lai khoi dut viem tieu phe quan - 2

Nhìn qua thì có thể khiến nhiều mẹ rùng mình nhưng thực chất bác sĩ làm rất chuẩn phương pháp.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều mẹ bỉm sữa đồng tình và chia sẻ rằng bản thân mình cũng đã từng áp dụng phương pháp này cho con và thấy hiệu quả.

vo rung long dom, me bim sua "rung minh" nhung be 4 thang lai khoi dut viem tieu phe quan - 4

Khá nhiều mẹ đồng tình với phương pháp này.

Chị Hiền cũng đưa ra lời khuyến cáo cho các mẹ rằng cha mẹ không được tự ý thực hiện phương pháp này tại nhà một mình vì sẽ không đúng kĩ thuật như bác sĩ, rất nguy hại cho bé. Chỉ nên thực hiện phương pháp này dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tốt nhất là nhờ tới bác sĩ thực hiện.

Bé gái 6 tuần tuổi nguy kịch vì mắc viêm tiểu phế quản nhưng mẹ nhầm bị cảm

Với những triệu chứng ban đầu như ho và lạnh, chị Beth cứ nghĩ con mắc cảm lạnh thông thường nhưng thực ra bé đang mang trong mình bệnh viêm tiểu phế...

Theo Chi Chi - Ảnh NVCC (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)