Natascha Kampusch sống ở Áo, bị một người đàn ông lạ mặt bắt cóc làm nô lệ tình dục vào năm 1998, khi còn là cô bé 10 tuổi. Cô bị đánh đập dã man, bỏ đói suốt gần chục năm trời. Cuối cùng cô đã may mắn trốn thoát vào năm 2006.
Trong một buổi nói chuyện mới đây với Rahni Sadler-phóng viên của kênh Seven’s Sunday Night, Natascha Kampusch đã kể lại câu chuyện đẫm nước mắt của mình.
Natascha Kampusch sống ở Áo, bị một người đàn ông lạ mặt bắt cóc làm nô lệ tình dục vào năm 1998, khi còn là cô bé 10 tuổi
Ác mộng kinh hoàng kéo dài hơn 3.000 ngày
Chuỗi ngày địa ngục của Natascha bắt đầu từ năm 1998, khi ấy Natascha mới chỉ là một cô bé lên 10. Khoảng 8 giờ sáng ngày 23/3/1998, Natascha đang trên đường đến trường tiểu học thì bỗng nhiên một người đàn ông lao đến và bắt cóc cô bé vào trong chiếc xe màu trắng. Sau khi vụ việc xảy ra, một cuộc tìm kiếm quy mô lớn được cảnh sát tổ chức để tìm kiếm cô bé mất tích.
Sau khi vụ việc xảy ra, một cuộc tìm kiếm quy mô lớn được cảnh sát tổ chức để tìm kiếm cô bé mất tích.
Kẻ bắt cóc Natascha năm đó tên là Wolfgang Priklopil, 44 tuổi, một kỹ thuật viên máy tính. Priklopil đã giam cầm Natascha trong căn phòng tối tăm, dưới tầng hầm của một ngôi nhà gần thủ đô Vienna, Áo. Căn phòng đó chỉ khoảng 5m2, không gian vô cùng chật hẹp, không có ánh sáng.
Trong suốt 8 năm rưỡi, Natascha bị biến thành nô lệ tình dục, bị cưỡng hiếp hết ngày này qua ngày khác, bị đánh đập dã man và bị bỏ đói. Ngày này qua ngày khác, mọi sinh hoạt của Natascha chỉ diễn ra trong căn phòng tối. Natascha đã giả vờ yêu gã đàn ông kia, sau đó cô đã được hắn cho phép đi lại xung quanh trong vườn của ngôi nhà.
Kẻ bắt cóc Natascha năm đó tên là Wolfgang Priklopil, 44 tuổi, một kỹ thuật viên máy tính
Quá trình trốn thoát khỏi địa ngục
Sáng 23/8/2006, khi Priklopil mải nghe một cuộc điện thoại từ ai đó gọi đến. Cuộc điện thoại có vẻ như rất quan trọng nên hắn ta đã không để ý đến Natascha. Nhân cơ hội này, cô đã lẻn ra ngoài và trốn thoát.
"Tôi rón rén tìm đến chiếc cửa thường xuyên bị khóa và bị chăn bởi các vật nặng, nhưng hôm đó thì không. Lúc đó, tôi dường như nín thở, chân tay tôi vô cùng hoảng loạn”, Natascha kể lại.
Khoảng 12h58 ngày hôm đó, Natascha đã mở cửa chạy ra ngoài và đặt dấu chấm hết cho quãng thời gian tăm tối nhất cuộc đời. Sau khi chạy ra khỏi căn nhà của Priklopil, Natascha đã gặp một ông già cùng với hai người khác. Natascha lắp bắp nói rằng mình bị bắt cóc và nhờ họ gọi điện báo cảnh sát, thế nhưng trên người họ lại không có điện thoại. Vậy là Natascha tiếp tục bỏ chạy, cô băng qua các khu vườn, leo qua hàng rào. Khi ấy, cô đã đập cửa một gia đình để cầu xin sự giúp đỡ nhưng không nhận được phản hồi.
Cuối cùng, Natascha đứng trước nhà một bà cụ 71 tuổi. Cô gõ cửa và cánh cửa mở ra, khi ấy cô cảm giác như mình đã được cứu. Bà cụ tốt bụng đã cho Natascha vào nhà và gọi điện báo cảnh sát. “Tôi đã rất sợ. Tôi sợ ông ta sẽ đuổi theo mình. Tôi chỉ biết chạy”, Natascha vẫn nhớ như in cảm xúc của mình khi ấy.
Căn phòng mà Natascha bị giam giữ
Khi Priklopil hay tin Natascha bỏ trốn, hắn đã lấy xe chạy trốn cảnh sát đến một trạm ga xe lửa ở ngoại ô Vienna. Kẻ bắt cóc điên loạn này đã nhảy vào đầu xe lửa tự tử.
Cuộc sống sau khi thoát khỏi kiếp làm nô lệ tình dục
Nhiều năm trôi qua, Kampusch vẫn chưa quên được những ngày tháng tuổi thơ bị đánh đập, bị cưỡng hiếp. Thế nhưng thay vì đau khổ, cô đã cố gắng vượt lên tất cả để quay lại với cuộc sống bình thường. Cô mạnh dạn hòa nhập cộng đồng bằng việc trả lời báo chí, dẫn chương trình truyền hình.
Hiện tại, Natascha 28 tuổi, vẫn đang sống trong ngôi nhà của kẻ từng bắt cóc cô. Natascha cho biết, đây là một cách "điều trị đặc biệt" chứng bệnh tâm lý mà cô mắc phải sau khi bị bắt cóc. Kampusch chia sẻ cô không muốn bán hay đốt ngôi nhà này, vì sợ người ta sẽ biến nó thành một "công viên giải trí theo chủ đề". Hàng ngày, Natascha vẫn lau dọn toàn bộ ngôi nhà.
Hiện tại, Natascha 28 tuổi, vẫn đang sống trong ngôi nhà của kẻ từng bắt cóc cô
Tháng 9/2010, Natascha đã giới thiệu hồi ký đầu tay. Cuốn sách “3.096 ngày sống trong địa ngục” đã đánh dấu sự hòa nhập thực sự với cộng đồng của cô gái này.
Cuốn sách “3.096 ngày sống trong địa ngục” đã đánh dấu sự hòa nhập thực sự với cộng đồng của cô gái này.
Đăng nhận xét