Chậu trồng bằng sợi thủy tinh: Đẹp mà không nên đem trồng rau

Trồng rau trong chậu là một cách để có sản phẩm sạch tại nhà, ngay cả khi bị giới hạn bởi không gian không đủ hoặc không phù hợp. Hầu hết các loại rau đều có thể thích nghi trong môi trường chậu như cà chua, đậu, ớt, cà tím, hành lá, rau diếp, bí, củ cải và rau thơm.

Trong rất nhiều lựa chọn, chậu composite, được làm từ hỗn hợp nhựa và sợi fiberglass, ngày càng được ưa chuộng. Những chậu cây kiểu cũ bằng gốm sứ không còn phù hợp với các thiết kế hiện đại thì chậu composite nổi lên như một vật dụng thay thế hoàn hảo, đảm bảo các yếu tố: bền, nhẹ, sang trọng vô cùng thích hợp với các không gian hiện đại.

Tuy nhiên, chậu composite vẫn có những nhược điểm nhất định.

Độ bền

Sợi thủy tinh, trọng lượng nhẹ trái ngược với độ bền. Chúng khá giòn và có thể nứt nếu bị rơi hay va đập mạnh. Chậu làm từ sợi thủy tinh thường đắt hơn so với làm từ các vật liệu khác. Trọng lượng nhẹ của chậu sợi thủy tinh là một bất lợi khi trồng các loại rau cao, chẳng hạn như cà chua và đậu cove mà cần phải làm cọc tre khi rất dễ bị đổ. 

Sự hấp thu nhiệt

Chậu composite không có vật liệu cách nhiệt từ nhiệt nóng hay lạnh, và không thể bảo vệ rễ cây từ những thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ. Hầu hết các loại rau thích một vị trí đầy nắng, nhưng chậu sợi thủy tinh hấp thụ và giữ nhiệt. Không giống như trong chậu đất, đất nóng lên trong chậu sợi thủy tinh và có thể gây tổn hại rễ. 

Thoát nước

Chậu sợi thủy tinh xốp và giữ nước. Nếu không có lỗ thoát nước, nước tù đọng có thể đọng ở đáy chậu và làm thối rễ các loại rau. Nếu không có lỗ thoát nước, không có không khí lưu thông quanh rễ, nhưng thêm một lớp sỏi thô ở dưới cùng của chậu có thể hạn chế úng rễ.

Làm sạch

Sợi thủy tinh có một khuynh hướng biến đổi theo thời gian. Vết rỉ sét, cặn canxi, dấu bàn tay bẩn và các vết bẩn khác rất khó để làm sạch khỏi sợi thủy tinh và làm giảm sự hấp dẫn thị giác của chậu. Chậu bằng sợi thủy tinh cũng dễ bị trầy xước.