Câu chuyện những lễ hội đầu xuân biến tướng, thậm chí là phản cảm vẫn là vấn đề nhức nhối. Tâm lý của người đi xem lễ, xem hội là muốn chứng kiến một cảnh tượng vui vẻ, giải trí tinh thần chứ không phải giống như nhiều kiểu lễ hội mà người ta đã thấy. Người ngoài nhìn vào các lễ hội chỉ thấy phản cảm, không thấy giá trị tinh thần ở đâu. Người người chạy lên nhau, đè lên nhau, giẫm đạp lên nhau, thậm chí là sứt đầu mẻ trán, chảy máu, tranh giành, cướp giật. Còn những người tham gia lễ hội vẫn cứ hào hứng, vẫn cứ nhảy lên nhau mà cướp, mà giành…
Vì đâu nên nỗi? Lỗi là tại ai?
Phải kể đến là lễ hội cướp phết ở làng Hiền Quan (Phú Thọ) lại tái diễn cảnh hỗn loạn đến mức đổ máu khi các trai làng lập bè phái tổ chức giành giật bằng được sự may mắn cho năm mới. Sau khi xem lại clip được đăng tải trên mạng, nhiều người hốt hoảng, sợ hãi vì toàn là những thanh niên cao to, vạm vỡ nhảy bổ lên người nhau. Họ cùng nhau giành giật, cướp đoạt một thứ. Người thì ngã nhào, người thì bẩn đẩy người người thì đau điếng. Cảnh tượng ấy khiến ai ai cũng phải thốt lễn rằng ‘trời ơi đây thật sự là lễ hội hay sao?’. Đi lễ hội mà như đi đánh trận vậy thì gọi chi là văn hóa tinh thần? May mắn thì chẳng thấy đâu, nhưng sứt đầu mẻ trán, máu me be bét thì đã có rồi đấy…
Tiếp đến phải kể là tục “cướp chiếu cầu quý tử” ở lễ hội “đúc bụt” ở Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Rất đông người, những người chưa sinh được con trai cùng nhau tranh giành, reo hò, tranh nhau cướp chiếu, 3 chiếc chiếu sẽ được giành giật từ tay của người này đến tay người khác, ai cướp được chiếu phải cố gắng chạy thật nhanh về nhà không được để ai cướp lại. Khi mang được chiếu có bó mạ xanh về, cúng tổ tiên rồi lại lên đền trả lễ. Mảnh chiếu cướp được, về gối đầu giường của người phụ nữ, cứ làm đúng như vậy thì gia đình đó sẽ có được con trai.
Một cảnh tượng chen lấn, giẫm đạp đáng sợ trong lễ hội (nguồn ảnh internet)
Nhiều người dân ở nơi đây tin rằng việc cướp được chiếu thật sự sẽ mang lại cho họ may mắn là sinh được quý tử. Không tự nhiên mà họ tin như vậy, chắc hẳn đã có nhiều linh ứng khiến những người nơi đây tin như vậy. Tuy nhiên phải nói, đây chỉ là vấn đề tâm lý, niềm tin có từ xa xưa của những người sống ở vùng đất này.
Tạm thời không bàn tới những vấn đề niềm tin, đức tin ở nơi đây. Vấn đề là ở chỗ, hình thức của lễ hội. Phần ‘hội’ đã lấn chiếm phần ‘lễ’. Con người ta không nhìn thấy những giá trị tinh thần, tâm linh thực sự. Mà cảnh diễn ra trước mắt là cảnh bạo lực, chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp nhau. Người bị thương, chảy máu, người hoảng hốt, người sợ hãi. Và dù có bị thương, có bị chảy máu thì người ta vẫn quyết giành cho bằng được.
Hậu quả của việc này, chưa ai biết trước được. Nhưng một thực tế là, những kiểu lễ hội như thế này khiến những người ngoài chứng kiến sợ hãi, người trong thương tích, hậu quả hiện hữu là đó, là những vết thương, sự đau đớn của những người bị tranh giành, cướp giật.
Còn có rất nhiều lễ hội phản cảm, thậm chí là thiếu tế nhị nhưng nhiều người vẫn cứ hưởng ứng nhiệt tình. Người dân, những người chứng kiến thật sự mong chờ một lễ hội đúng là lễ hội, chứ không phải là cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau. Để tâm hồn họ được thảnh thơi, được thanh tịnh, được vui hòa cùng với những phong tục tập quá xưa, chứ không phải là một tâm lý nơm nớp lo sợ khi chứng kiến những cảnh tượng này.
Tất nhiên, lễ hội là phong tục, là tập quá xưa của người dân mỗi nơi, cũng là nét văn hóa đẹp. Nhưng có lẽ, chúng ta chỉ nên giữ phần lễ, để những nét đẹp truyền thống ấy vẫn còn mãi với tâm linh của con người. Còn những phần hội, phần chen lấn xô đẩy, phần giẫm đạp lên nhau phải xem lại
Chỉ mong những phần bạo lực trong các lễ hội sẽ được giảm tải và dù chỉ ‘lễ’ không phải ‘hội’ thì niềm tin, may mắn, vận tốt sẽ vẫn đến với tất cả những ai có lòng thành.
Đăng nhận xét