Ung thư vú đang là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với phụ nữ. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 12.000 người mắc và 4.500 người tử vong do ung thư vú. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều người chủ quan trước căn bệnh này, đặc biệt là nhiều chị em bỏ qua các triệu chứng ban đầu và việc tự khám, cũng như không chủ động đi khám sàng lọc ung thư vú. Chính vì thế, đa số người phát hiện ung thư vú đã ở giai đoạn cuối. Để có thể giúp quý độc giả có những kiến thức cơ bản nhất nhằm phòng tránh căn bệnh ung thư vú, chúng tôi khởi đăng tuyến bài với các phân tích sâu sắc của những chuyên gia đầu ngành về căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này. >> 'Bản án tử hình' đối với 4.500 phụ nữ Việt mỗi năm |
Theo đó, bộ thiết bị này đang được các chị em truyền tai nhau với tốc độ “chóng mặt”. Đây là một sản phẩm được cho là có xuất xứ từ Anh và được người bán bảo hành 12 tháng với giá 4 triệu 9 trăm ngàn đồng.
“Máy phát hiện ung thư vú được thiết kế cho phụ nữ từ 25 - 70 tuổi nên có thiết kế nhỏ gọn, thời trang, màu sắc trang nhã phù hợp cho nhiều đối tượng, bạn có thể mang theo khi đi công tác hay đi chơi xa như là một dụng cụ cá nhân thông thường, không vướng víu. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra vú thường xuyên mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể sử dụng thiết bị thông qua pin sạc hoặc nguồn điện tại nhà bạn”, thông tin giới thiệu về loại thiết bị này được quảng cáo.
Thiết bị được quảng cáo là phát hiện ung thư vú.
Liên hệ với một người tên Linh, chuyên cung cấp sản phẩm này thì được biết: “Sản phẩm của chúng em được cấp phép đàng hoàng, khi chiếu lên ngực có thể phát hiện được các khối u lạ trên ngực bằng tia hồng ngoại trên máy. Để nhìn thấy các khối u này có thể nhờ người khác nhìn hộ hoặc tự nhìn qua gương”.
Trước những thông tin trên, phóng viên đã liên hệ với các chuyên gia đầu ngành về ung thư, các chuyên gia đều khẳng định: “Hiện Bộ Y tế chưa cấp phép cho bất cứ một sản phẩm nào phát hiện được ung thư vú”. Đồng thời các chuyên gia khuyến cáo người dân nên cảnh giác trước các sản phẩn như vậy, để tránh “tiền mất, tật mang”.
Trao đổi với phóng viên, GS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên GĐ Bệnh viện K Trung ương cho biết, ngày nay trong y học để chẩn đoán ung thư vú, các bác sĩ thường nói đến bộ 3 chẩn đoán đó là: Chụp nhũ ảnh, khám sàng lọc và giải phẫu bệnh học.
Theo giáo sư Đức, mỗi phương pháp trên chỉ có một giá trị nhất định. Ví dụ như việc chụp nhũ ảnh chỉ có giá trị dương tính gợi ý ở một tỉ lệ nhất định. “Một báo cáo của vị giáo sư người Ấn Độ cho thấy, nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân, khi chụp nhũ ảnh thì phát hiện 1.500 người có nghi ngờ ung thư, nhưng thực ra con số người mắc ung thư chính xác bằng mô bệnh chỉ là 137 người.
GS Đức cho biết ung thư chỉ được khẳng định chính xác sau khi có kết quả giải phẫu bệnh học.
Như vậy, còn 1.363 trường hợp là dương tính giả, qua đó có thể thấy giá trị của chụp nhũ ảnh chỉ là giúp nghi ngờ, còn muốn biết chính xác hơn nữa phải làm các xét nghiệm để xác định đúng hay không?”, giáo sư Đức phân tích.
Còn phương pháp thứ hai là khám lâm sàng, với phương pháp này người thầy thuốc sẽ khám trực tiếp thấy khối u và nghi ngờ đây là u ung thư ác tính thì sẽ đi các xét nghiệm để phát hiện.
Phương pháp thứ 3 là giải phẫu bệnh học. Đây được gọi là “chẩn đoán vàng” trong ung thư. “Giải phẫu bệnh học là lấy tổ chức tế bào ở trong khối u đi làm xét nghiệm, sau đó các bác sĩ đọc dưới kính hiển vi. Có nhiều phương pháp sâu hơn nữa đó là nhuộm hóa mô miễn dịch, chẩn đoán gen từ đó để xem nó thuộc nhóm ung thư nào, và xem nó nhạy với loại thuốc nào”, giáo sư Đức nói.
“Tôi phải khẳng định việc xuất hiện các máy phát hiện ung thư là không chính xác, các bác sĩ chỉ tin người bệnh mắc ung thư khi có kết quả giải phẫu bệnh. Còn mọi phương pháp khác chỉ là gợi ý và tham khảo”, GS Đức khẳng định.
Đăng nhận xét