Đơn vị tác chiến mới toanh Nga vừa thành lập được gọi là Quân đoàn 3. Nhưng nhiều binh sĩ của Quân đoàn 3 dường như đã liên tục say xỉn và làm phiền người dân địa phương trong khu vực nơi họ huấn luyện, theo báo cáo của Wall Street Journal.
Theo Wall Street Journal, cư dân ở Mulino, huyện Volodarsky, tỉnh Nizhny Novgorod của Nga - nơi các tân binh Quân đoàn 3 đang được huấn luyện - đã phàn nàn về đơn vị tác chiến mới trên mạng xã hội.
"Cả làng đang phát mệt vì những tình nguyện viên này. Lẽ ra họ phải được huấn luyện và ở lại bên trong căn cứ. Nhưng họ đi lại loanh quanh trong tình trạng say xỉn từ 11 giờ sáng", một phụ nữ được xác định tên là Ksenia Glotova viết trên mạng xã hội VK của Nga, theo Wall Street Journal.
Yekaterina Horoshavina, một người dùng mạng VK khác bình luận rằng, các tân binh của đơn vị này tự hào rằng họ sẽ được triển khai tới Ukraine nhưng dựa trên những gì "chúng tôi đã thấy, chúng tôi đều cảm thấy không yên tâm".
Việc các tân binh của Quân đoàn 3 bị phàn nàn vì say xỉn chỉ ra rằng tình trạng thiếu kỷ luật trong quân đội Nga vẫn chưa được cải thiên và điều đó sẽ khó mà thúc đẩy bước tiến của Nga ở chiến trường Ukraine.
Serhii Sternenko, một nhà hoạt động, vlogger và tình nguyện viên Ukraine đã đăng một loạt các dòng tweet để chứng minh rằng ông Kirill Stremousov, Phó Cục trưởng Cục Quân sự-Dân sự Kherson do Nga hậu thuẫn không còn ở Kherson nữa.
Theo nhà hoạt động Sternenko, ông Stremousov hiện đã chạy tới thành phố Voronezh, miền tây nam nước Nga.
Kherson trở thành thành phố lớn đầu tiên bị quân đội của Tổng thống Vladimir Putin chiếm giữ và đã gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga kể từ đầu cuộc chiến vào tháng 3.
Ông Stremousov được các lực lượng Nga bổ nhiệm làm lãnh đạo khu vực ngay sau đó. Kể từ đó, ông đã công bố các kế hoạch như loại bỏ dần đồng tiền của Ukraine, đồng hryvnia để lưu hành đồng rúp của Nga, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để mở đường cho việc Kherson gia nhập Nga.
Theo nhà hoạt động Sternenko, trong các video gần đây mà ông Stremousov đăng tải, có thể nhìn thấy Nhà thờ Truyền tin ở Voronezh, Nga. Ngoài ra, trong một video được ông Stremousov quay và đăng tải cách đây 2 ngày cũng có bằng chứng (nội thất căn phòng) chứng tỏ ông này đang ở khách sạn Marriott của Voronezh.
Trong một động thái liên quan, Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/8 tuyên bố Ukraine đã mất hơn 1.200 binh sĩ và hàng chục thiết giáp trong cuộc tổng phản công để giành lại miền Nam.
"Đợt phản công của quân đội Ukraine ở Nikolaev - Krivoy Rog và các hướng khác đã thất bại, đối phương hứng tổn thất đáng kể", Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Nikolaev, Krivoy Rog là cách Nga gọi địa danh Mykolaiv và Kryvyi Rih của Ukraine.
Theo thông cáo, quân đội Nga đã phá hủy 48 xe tăng, 46 xe chiến đấu bộ binh, 37 thiết giáp, 8 xe bán tải trang bị súng máy hạng nặng và tiêu diệt hơn 1.200 binh sĩ Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết lực lượng của họ đã đánh bại các đơn vị thuộc lữ đoàn tác chiến miền núi độc lập số 128 Ukraine, được triển khai từ miền tây nước này tham gia chiến dịch phản công ở miền nam.
Nga tuyên bố bắn rơi hai cường kích Su-25 Ukraine gần Krasnoye Znamya, tỉnh Mykolaiv, đồng thời đánh chặn ba tên lửa đạn đạo Tochka-U, 44 rocket phóng từ Tổ hợp Pháo phản lực Cơ động cao (HIMARS) và 9 quả từ các tổ hợp khác ở gần thành phố Kherson, Novaya Kakhovka cũng như cầu Antonovsky và nhà máy thủy điện Kakhovskaya ở tỉnh Kherson.
Hiện Ukraine chưa bình luận về tổn thất do Nga công bố. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống Ukraine trước đó cho biết giao tranh đang diễn ra ác liệt trên gần như toàn bộ lãnh thổ tỉnh Kherson, sau khi Kiev mở chiến dịch phản công để giành lại miền Nam từ tay Nga vào ngày 29/8.
Trước khi bắn, xạ thủ Andriy người Ukraine vùi mặt vào một tấm thảm gấp, thở chậm và cố gắng thư giãn.
“Tôi cần hoàn toàn thư giãn và tập trung trước khi bóp cò. Tôi không nghĩ về bất cứ điều gì. Đó là một kiểu tâm trí trống rỗng", xạ thủ Andriy nói.
Xung quanh người lính bắn tỉa Ukraine là những hộp đạn, bản in các biểu đồ, một chiếc kim bấm hạng nặng và một cuộn băng dính.
Quấn vào cổ tay anh là một màn hình, có hình dạng giống một chiếc hộp đựng đồ trang sức. Đó là một máy tính đường đạn để xác định yếu tố gió và các điều kiện xung quanh khác. Những con ong liên tục bay vòng quanh đầu Andriy.
Sau một lúc lâu, Andriy mới hô “bắn” bằng tiếng Ukraine.
Nhờ có vốn tiếng Anh tốt, người lính bắn tỉa có thể trò chuyện với phóng viên hãng tin AP khi đang luyện tập một mình tại một trường bắn gần Kiev trước đợt triển khai tiếp theo.
"Sáng sớm ngày 24/2, tôi nhận được cuộc gọi từ mẹ. Bà sống ở Bucha và bà nói với tôi rằng chiến tranh đã bắt đầu. Bà có thể nghe thấy tiếng trực thăng, máy bay, tiếng bom và tiếng nổ. Tôi đã ngay lập tức quyết định về nhà”, anh Andriy chia sẻ.
Andriy đã tham chiến trong những ngày đầu của cuộc chiến để bảo vệ Kiev khỏi lực lượng Nga với một khẩu súng bắn tỉa do Mỹ sản xuất mà anh tự mua. Andriy được đào tạo bởi một huấn luyện viên thuộc lực lượng đặc biệt Ukraine. Anh lấy biệt danh là “Samurai”.
Andriy cho biết, quân đội Ukraine là lực lượng linh hoạt và đang cố gắng khai thác nhiều kỹ năng từ các chiến binh tình nguyện để đạt hiệu quả hơn trong chiến đấu cao hơn.
“Tôi cũng đã được đào tạo với máy bay không người lái và sử dụng súng trường tấn công”, Andriy cho biết.
Để bảo vệ thính giác của mình, Andriy đã mua một bộ tai nghe của thợ săn để ngăn chặn tiếng ồn từ khẩu súng trường của mình.
Nga đã kiểm soát khoảng 20% diện tích Ukraine kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine nhưng Andriy chia sẻ sự lạc quan của nhiều người dân Ukraine rằng chiến thắng sẽ có thể đến với họ sau mùa đông.
“Tôi nghĩ rằng với sự giúp đỡ của những người bạn của chúng tôi ở Châu Âu và Mỹ, chúng tôi có thể đánh bật quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ của mình", Andriy nói.
“Không ai trong chúng tôi muốn trở thành một chiến binh, một tay súng, một lính bắn tỉa. Chỉ là chúng tôi phải trở về và làm những gì chúng tôi thấy cần. Tôi không thích giết người. Đó không phải là điều tôi muốn làm, nhưng đó là điều tôi phải làm", Andriy nói.
Người đàn ông bản địa nổi tiếng với biệt danh "Người đàn ông trong hố" sống một mình trong rừng Amazon, kiên quyết không cho ai đến gần bằng cách đặt bẫy và bắn tên vào bất cứ người nào cố tiếp cận ông được các nhà chức trách Brazil xác nhận đã chết.
Ông là người duy nhất còn sống sót của một bộ tộc nguyên thủy vô danh sống hoang dã trong rừng nhiệt đới Amazon. Biệt danh "Người đàn ông trong hố" mà người ta đặt cho ông xuất phát từ thói quen đào nhiều hố sâu để săn bắt và trú ẩn của người này.
Ông được phát hiện đã chết trên một chiếc võng và ra đi cùng ông là cả một nền văn hóa cũng như câu trả lời cho hàng nghìn câu hỏi. Giới chức từ Quỹ Thổ dân Quốc gia Brazil (FUNAI) đã tìm thấy thi thể của "người đàn ông cô độc nhất thế giới" vào ngày 23/8 trong một cuộc tuần tra ở khu Tanaru, thuộc bang Rondônia.
FUNAI cho biết người đàn ông có thể đã chết theo cách tự nhiên. Cơ quan này đã cử các chuyên gia tội phạm đến để khám nghiệm hiện trường và sau đó đưa thi thể đến thủ đô Brasília để khám nghiệm tử thi.
Không ai biết tên và cũng chỉ có thể đoán tuổi của người đàn ông do không thể tiếp cận được với ông. Các quan chức Brazil nhận định dường như ông khoảng 60 tuổi.
Theo Marcelo dos Santos, một chuyên gia về người bản địa, thi thể người đàn ông được bao phủ bởi lông vũ, vì thế, không loại trừ khả năng ông đã chờ đợi cái chết của mình. Một quan chức FUNAI nói rằng, sau quá trình khám nghiệm, thi thể ông sẽ được đưa về rừng để chôn cất.
Được biết, người đàn ông đã sống cô độc trong suốt 26 năm tại khu vực của thổ dân Tanaru, do đó, ông cũng được gọi là "người đàn ông cô độc nhất thế giới". Các nhà chức trách Brazil đã tìm cách tiếp cận nhưng người đàn ông kiên quyết từ chối giao tiếp. Do đó, phía chính quyền chỉ có thể theo dõi ông từ xa và thi thoảng để lại 1 vài vật dụng hay đồ ăn cho ông.
Các nhà hoạt động cho biết, bộ lạc của người đàn ông đã bị tiêu diệt sau nhiều đợt tấn công của các chủ trang trại kể từ những năm 1970. Cái chết của người đàn ông trong hố đánh dấu việc một bộ tộc nguyên thủy đã bị tuyệt chủng, đi cùng với đó là toàn bộ văn hóa của bộ lạc này. Các nhà hoạt động nhấn mạnh rằng, nếu không có cuộc xâm lấn của những chủ trang trại thì đến giờ có thể bộ tộc nguyên thủy này vẫn còn sống sót.
Thông tin tình báo gần đây cho biết Quân đoàn 3 đang di chuyển ra mặt trận qua các tuyến đường sắt.
"Trong những ngày gần đây, các tình nguyện viên của chúng tôi đã thu thập được các bức ảnh và video về việc Nga vận chuyển thiết bị quân sự bằng đường sắt. Những bằng chứng cho thấy toàn bộ kho tổ hợp Buk cũng như các xe tăng T-80BV và T-90M", Đội tình báo Xung đột (CIT) báo cáo trên kênh Telegram của mình.
Quân đoàn 3 đóng tại Mulino, nằm ở vùng Nizhny Novgorod, cách Moscow khoảng 4 tiếng rưỡi về phía đông.
Cơ sở dữ liệu tình báo và đường sắt cho biết các đoàn tàu chất hàng ở Mulino khởi hành vào ngày 22 và 24 tháng 8, hướng đến ga đường sắt Neklynivka ở vùng Rostov của Nga, gần biên giới với vùng Donetsk của Ukraine ở phía đông.
"Cho đến nay, không thể nói chắc chắn chính xác nơi mà Bộ tư lệnh Nga có kế hoạch sử dụng lực lượng quân đoàn", CIT tuyên bố. "Tuy nhiên, điểm cuối cùng của họ dường như nằm ở phía nam của khu vực Rostov, gần Donetsk và Zaporizhzhia".
Được biết, Nga tuyển nam giới ở độ tuổi 18-50 để tham gia Quân đoàn 3 sau khi vấp phải sự kháng cự của Ukraine và phải chịu những tổn thất hàng loạt trên chiến trường. Nhóm tình nguyện viên mới được cho là không bắt buộc phải có bất kỳ kinh nghiệm quân sự nào, cũng như không cần có trình độ học vấn vượt quá trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.
Quân đoàn 3 được huấn luyện để chiến đấu dọc tuyến đầu, cũng như triển khai hỗ trợ khi cần thiết.
Nga bắt đầu xây dựng quân đội dọc theo biên giới phía bắc và phía tây của Ukraine vào cuối tháng 1/2022, và họ bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2/2022. Kể từ đó, đã có thương vong nặng nề cho cả hai bên.
Nga vẫn chưa giành được được Kiev, Lviv và Odessa, nhưng họ đã kiểm soát nhiều vùng ở phía đông Ukraine. Nga đang giành được phần lớn Donbass, bao gồm Luhansk, Severodonetsk, Donetsk và Mariupol. Nga cũng sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Nga cũng kiểm soát các thành phố lớn phía nam Kherson và Melitopol, tiến dần về phía Odessa và khu vực tây nam Transnistria gần biên giới Moldova.
Sự xuất hiện của Quân đoàn 3 được cho là sẽ cổ vũ tinh thần cho những chiến binh Moscow trên tiền tuyến.
Theo nhà báo Tsaplienko, vợ của ông Kovalov đang được chăm sóc đặc biệt.
"Có rất nhiều cảnh sát đang có mặt gần nhà ông Kovalov", nhà báo Tsaplienko nói.
"Oleksiy Kovalov, một nông dân Kherson giàu có, thuộc đảng Đầy tớ của Nhân dân đã vào được nghị viện Ukraine và bất ngờ, ngay từ đầu cuộc chiến đã tuyên bố cộng tác với Nga", Tsaplienko tuyên bố trên Telegram hôm 29/8.
Trước đó, thành viên Hội đồng Khu vực Kherson Serhiy Khlan cho biết, ông Kovalov đã bị giết tại làng Zaliznyi ở tỉnh Kherson.
Ông Kovalov từng tuyên bố "Nga sẽ hiện diện một cách nghiêm túc và mãi mãi" ở Kherson.
Người Nga đã bổ nhiệm ông Kovalov làm phó thống đốc của chính quyền Kherson do Nga hậu thuẫn.
Cái chết của ông Kovalov diễn ra trong bối cảnh Ukraine tuyên bố đang tiến hành cuộc tổng phản công nhiều hướng để giành lại miền Nam, bao gồm Kherson từ tay Nga.
Theo thông tin mới nhất, lực lượng Ukraine đã chọc thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Nga gần Kherson.
Các nguồn tin trong quân đội Ukraine hôm 29/8 cho biết, một đơn vị lính dù Nga đã chạy khỏi các vị trí tiền tuyến ở Kherson.
Phóng viên chiến trường Ukraine Andriy Tsaplienkođưa tin rằng người đứng đầu trung tâm báo chí chung của Bộ chỉ huy tác chiến miền Nam của quân đội Ukraine, Nataliya Gumenyuk, đã xác nhận các báo cáo rằng, quân đội Ukraine đánh bật "Trung đoàn 109 của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng" khỏi vị trí tiền tuyến của họ ở Kherson.
Theo Reuters, đây là một động thái phản ánh sự tự tin ngày càng tăng của Kiev khi viện trợ quân sự của phương Tây đổ vào.
"Hôm nay chúng tôi bắt đầu tổ chức các cuộc tấn công theo nhiều hướng khác nhau, bao gồm cả ở khu vực Kherson", đài truyền hình Ukraine Suspilne dẫn lời phát ngôn viên Bộ chỉ huy tác chiến miền nam Natalia Humeniuk cho biết.
Bà Humeniuk nói thêm rằng, Ukraine đã và đang sử dụng các loại vũ khí tinh vi do phương Tây cung cấp để hủy diệt các kho chứa đạn dược của Nga và tấn công các tuyến đường tiếp tế của đối phương.
Bà Humeniuk nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai 29/8 rằng Ukraine đã tấn công hơn 10 bãi tập kết đạn dược như vậy trong tuần qua. Bà nhấn mạnh thêm rằng, Ukraine đã "làm suy yếu kẻ thù một cách rõ ràng".
Bà từ chối tiết lộ chi tiết về cuộc phản công, nhưng nói rằng các lực lượng Nga ở miền nam Ukraine vẫn "khá hùng hậu".
Trong khi đó, Thống đốc bán đảo Crimea đã được Nga sáp nhập, Sergei Aksyonov bác bỏ những tuyên bố của bà Humeniuk và nói rằng đây là "một dạng thông tin tuyên truyền giả mạo khác của Ukraine". Bán đảo Crimea tiếp giáp với vùng Kherson.
Tuy nhiên, chính quyền do Nga bổ nhiệm tại thành phố Novaya Kakhovka thuộc tỉnh Kherson yêu cầu cư dân sơ tán đến các hầm trú ẩn do những đợt pháo kích liên tiếp của quân đội Ukraine.
"Có ít nhất 10 đợt phóng rocket, mỗi đợt gồm 6-8 quả đạn hoặc nhiều hơn trong vòng 24 giờ qua. Nhiều cơ sở hạ tầng và tài sản của người dân đã bị hư hại", lãnh đạo quận Kakhovka Vladimir Leontyev nói.
Trước đó, hồi cuối tháng 5, quân đội Ukraine cũng từng mở một đợt tấn công quy mô nhỏ vào Kherson, và khẳng định đã gây tổn thất đáng kể cho Nga đồng thời "buộc đối phương phòng ngự tại các vị trí bất lợi". Sau đó, Kiev liên tục tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch phản công lớn nhằm tái chiếm Kherson. Tuyên bố này đã bị các chuyên gia nghi ngờ vì họ không thấy dấu hiệu cho thấy Ukraine sẽ làm được điều đó và thậm chí cho rằng, cơ hội để Ukraine tiến hành một cuộc phản công lớn ở miền Nam nước này đã trôi qua.
Nga đã nhanh chóng chiếm được các vùng lãnh thổ phía nam của Ukraine gần bờ Biển Đen, bao gồm cả Kherson ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến. Kherson được xem là cửa ngõ để lực lượng Nga tiến về hướng tây và nhắm tới thành phố cảng trọng yếu Odessa.
Sự hoảng loạn bao trùm thế giới kim cương trong năm nay đang bắt đầu giảm bớt khi tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ của Nga, Alrosa PJSC lặng lẽ hồi sinh hoạt động xuất khẩu kim cương về mức gần như trước xung đột ở Ukraine.
Alrosa chiếm khoảng 1/3 nguồn cung kim cương thô toàn cầu. Ngành công nghiệp trị giá 80 tỷ USD đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi những người thợ cắt, thợ đánh bóng và thương nhân săn lùng mọi cách để tiếp tục mua từ Nga trong khi các ngân hàng không thể hoặc không tài trợ cho các khoản thanh toán. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đột ngột khiến giá kim cương tăng vọt, đặc biệt là đối với những loại đá quý nhỏ và rẻ hơn mà Alrosa chuyên cung cấp.
Giờ đây, sau nhiều tháng tê liệt vì bị Mỹ trừng phạt, Alrosa đã trở lại, bán được hơn 250 triệu USD kim cương mỗi tháng, với doanh số hiện chỉ thấp hơn khoảng 50 đến 100 triệu USD một tháng so với mức trước cuộc xung đột tại Ukraine.
Hoạt động bán kim cương đã bắt đầu khai thông trở lại khi một số ngân hàng Ấn Độ trở nên thoải mái hơn với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bằng các loại tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ.
Hầu hết đá quý của Nga đang được chuyển đến các nhà sản xuất ở Ấn Độ - nơi có những trung tâm công nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới, cùng với hàng trăm doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình chuyên cắt và đánh bóng đá thô thành các sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ chế tác trang sức như hoa tai, nhẫn đính hôn. Theo các nguồn tin của Bloomberg, Alrosa đã bán kim cương cho người mua ở Ấn Độ và châu Âu, chủ yếu giao dịch bằng đồng rupee.
Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ hoạt động giao dịch kim cương nào vi phạm các biện pháp trừng phạt hoặc luật pháp. Tuy nhiên, nguồn tin cho hay vẫn còn nhiều bất an về tác động của việc kinh doanh hàng hóa Nga. Các giao dịch đang được thực hiện một cách lặng lẽ - ngay cả theo các tiêu chuẩn khép kín của thế giới kim cương vốn nổi tiếng bí mật - và Alrosa đã ngừng công bố bất kỳ thông tin nào về doanh số bán hàng hoặc hoạt động tài chính của mình.
Sự trở lại của một trong những nguồn đá quý chính của thế giới sẽ giúp các nhà sản xuất và thương nhân bớt lo lắng. Tuy nhiên, giá kim cương thô lại có dấu hiệu giảm xuống do triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi.
Doanh số bán hàng được khởi động lại cho thấy khách mua các sản phẩm của Nga, từ dầu khí đến than đá và nhôm, đã tìm ra cách để duy trì nguồn nguyên liệu thô bất chấp ảnh hưởng của xung đột.
Đối với việc buôn bán kim cương, luôn tiềm ẩn rủi ro về danh tiếng. Nếu người tiêu dùng muốn tránh kim cương Nga, họ có thể chỉ cần ngừng mua hoàn toàn vì trong ngành công nghiệp này, rất khó để theo dõi bất kỳ viên đá cụ thể nào, khi hàng triệu viên đá quý có thể hoán đổi giữa hàng chục thương nhân và nhà sản xuất trước khi tỏa sáng lấp lánh trong các cửa hàng trang sức.
Một số bộ phận của ngành công nghiệp kim cương đã thúc đẩy việc loại trừ nguồn cung từ Nga. Các công ty kim hoàn của Mỹ như Tiffany & Co. và Signet Jewelers Ltd. cho biết họ sẽ ngừng mua kim cương mới được khai thác ở Nga, trong khi một số quốc gia bao gồm Mỹ tìm cách dán nhãn đá quý từ Nga là "kim cương xung đột".
Tuy nhiên, các khách hàng Ấn Độ, Bỉ và các nhà bán lẻ trang sức từ các thị trường quan trọng như Trung Quốc và Trung Đông vẫn quan tâm đến việc mua kim cương Nga và đã tìm kiếm giải pháp sau khi các ngân hàng không thể hoặc không muốn xử lý các khoản thanh toán cho giao dịch.
Alrosa được nhà nước kiểm soát, trong đó chính phủ liên bang sở hữu 33% và 25% khác do chính quyền địa phương nắm giữ. Công ty này cạnh tranh trên toàn cầu với De Beers, thuộc sở hữu của Anglo American Plc, và hai công ty sản xuất một lượng kim cương hàng năm như nhau.
Sau những hỗn loạn ban đầu do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Alrosa, dòng đá quý mới của Nga đang nhanh chóng làm dịu đi tình trạng khan hiếm trên thị trường.
Trong những tháng gần đây, những khách hàng của De Beers có thể kiếm lợi nhuận khoảng 10% bằng cách giao dịch lại với các nhà sản xuất đá quý khác khi nguồn cung khan hiếm.
Nhưng hiện tại, giá một số hàng hóa trên thị trường “thứ cấp” - nơi các thương nhân và nhà sản xuất bán với nhau - đã giảm mạnh trong tháng qua và biên độ ăn chênh lệch đã không còn. De Beers giữ giá ổn định trong lần bán gần đây nhất vào tuần trước, và với sự điều chỉnh mạnh của giá thị trường, khoản chiết khấu hiện đã không còn, loại bỏ hầu hết tỷ suất lợi nhuận cho người mua.
Theo Ejinsight, Ivanov chỉ lưu ý, khi mua hàng từ Trung Quốc, bạn phải cẩn trọng để tránh mua phải hàng giả.
Trung Quốc rõ ràng là nước giành được lợi nhiều nhất về kinh tế nhờ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Nước này đã mua được một lượng lớn dầu và khí đốt của Nga với giá chiết khấu cao mà lẽ ra Moscow sẽ bán cho châu Âu rồi sau đó lại bán lại khí đốt dư thừa cho Pháp và Đức với giá cao.
Trong tháng 7, Trung Quốc đã nhập khẩu 7,15 triệu tấn dầu của Nga, tăng 7,6% so với cùng kỳ một năm trước đó. Hiện Nga đang trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của nước này. Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 48,45 triệu tấn dầu từ Nga, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng kim ngạch thương mại trong 7 tháng đầu năm giữa Nga và Trung Quốc là 97,7 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc.
Dự kiến kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga trong năm nay sẽ vượt năm 2021, khi thương mại song phương đạt 146,87 tỷ USD - mức cao kỷ lục.
Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu dầu mỏ, khoáng sản và các sản phẩm nhựa đường của Nga, đồng thời tăng cường xuất khẩu thực phẩm, hàng tiêu dùng, các sản phẩm cơ khí và điện cũng như xe chạy bằng năng lượng mới tới Nga.
Cùng với Samsung của Hàn Quốc, Xiaomi là một trong những công ty dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Nga. Trong khi đó, Huawei và ZTE đang bán thiết bị viễn thông cho các công ty Nga.
Các công ty Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều từ việc hàng nghìn công ty phương Tây rút khỏi Nga hoặc gặp khó khăn khi muốn tiếp tục duy trì thị trường Nga vốn đang phương Tây trừng phạt.
Trong cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov vào đầu tháng 8, Vương Văn Đào, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết, hai bên cần tiếp tục củng cố thương mại, xuất nhập khẩu các mặt hàng quan trọng và khai thác các lĩnh vực tăng trưởng mới như kinh tế kỹ thuật số, phát triển xanh, thương mại số xuyên biên giới và thương mại dịch vụ.
Về mặt chính trị và ngoại giao, Trung Quốc ngày càng thân thiết với Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn nhà nước Nga TASS vào đầu tháng 8, Zhang Hanhui, Đại sứ Trung Quốc tại Moscow, đã đổ lỗi cho Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine.
“Với tư cách là người khởi xướng và chủ mưu chính của cuộc khủng hoảng Ukraine, Washington vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện chưa từng có đối với Nga vừa tiếp tục cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine. Mục tiêu cuối cùng của họ là làm kiệt quệ và đè bẹp Nga bằng một cuộc chiến kéo dài và các lệnh trừng phạt", ông Zhang nhấn mạnh.
Mặc dù là "đồng minh quan trọng" của Nga, tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn gần như đứng ngoài cuộc xung đột ở Ukraine bất chấp những đồn đoán về việc dường như Moscow đang muốn mua vũ khí, pháo và xe bọc thép của Trung Quốc để bù đắp cho những tổn thất của họ ở chiến trường Ukraine.
Theo Ejinsight, dường như các đối thủ đang chờ đợi Trung Quốc "can dự" vào cuộc chiến để trừng phạt họ. Tuy nhiên, đứng ngoài cuộc chiến và kiếm món hời lớn nhất từ xung đột Nga-Ukraine mới là đường lối chiến lược mà Bắc Kinh vẽ ra.
Các nhà chức trách ở ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã phá dỡ tòa tháp đôi Supertech ở Noida sau cuộc chiến pháp lý kéo dài 9 năm. Hình ảnh về vụ phá dỡ được truyền trực tiếp trên các kênh truyền hình sau nhiều ngày bàn luận sôi nổi.
Việc phá hủy tháp đôi cao 100 mét ở Noida (hai tòa tháp cao hơn cả đài kỉ niệm Qutub Minar mang tính biểu tượng của New Delhi) là một minh chứng về hành động cứng rắn của Ấn Độ đối với các nhà phát triển và quan chức tham nhũng.
Các tòa nhà được xây dựng như một phần của dự án được thực hiện bởi công ty bất động sản Supertech Ltd. Công ty này bị cáo buộc vi phạm các quy định về xây dựng.
Ban đầu, kế hoạch xây dựng cho thấy chỉ có 14 tòa tháp với chín tầng. Sau đó, kế hoạch đã được sửa đổi, lên tới 40 tầng trong mỗi tòa tháp. Khu vực mà các tòa tháp được xây dựng lúc đầu được dự kiến để làm một khu vườn.
Các cư dân của khu tổ hợp Supertech Emerald Court đã đến Tòa án cấp cao Allahabad vào năm 2012 để tuyên bố rằng việc xây dựng là bất hợp pháp. Những người khởi kiện cho rằng nhóm Supertech đã vi phạm các tiêu chuẩn để bán được nhiều căn hộ hơn, nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Theo đó, vào năm 2014, tòa án đã chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền phá dỡ các tòa tháp trong vòng 4 tháng (bằng chi phí của mình) kể từ ngày lệnh được nộp.
Vụ việc sau đó đã được lên Tòa án Tối cao. Tháng 8 năm ngoái, tòa đã cho ba tháng để phá dỡ các tòa tháp, nhưng phải mất một năm do những khó khăn kỹ thuật. Tòa án tối cao nhận thấy rằng công ty đã thông đồng với chính quyền Noida và vi phạm những tiêu chuẩn xây dựng.
Những người mua nhà đã đệ trình ủng hộ cũng như phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao Allahabad.
32 tầng của "Apex" và 29 của "Ceyane" đã bị hạ xuống chỉ trong vài giây, tạo thành một đám mây bụi mênh mông.
Được biết, 3.700kg chất nổ đã được sử dụng, đây là vụ phá dỡ lớn nhất của Ấn Độ cho đến nay, truyền thông địa phương đưa tin.
Hàng nghìn người đã phải sơ tán trước vụ nổ, bao gồm cả từ các tòa nhà cao tầng lân cận, một trong số đó được cho là chỉ cách tháp đôi 9 mét.
Hiện chưa có báo cáo về thương tích hoặc thiệt hại cho các tòa nhà xung quanh.
Các loại trang thiết bị quân sự được cho là đang được đưa đến Ukraine cùng với Quân đoàn 3 là tổ hợp phòng không Buk, xe tăng T-80BV và T-90M... Theo CIT, các trang thiết bị quân sự trên xuất phát từ Mulin của vùng Nizhny Novgorod đến ga đường sắt Neklinovka của vùng Rostov thuộc Nga, nằm gần biên giới với vùng Donetsk của Ukraine.
Việc vận chuyển các tổ hợp Buk nói riêng tới biên giới Ukraine cho thấy sự triển khai của một đơn vị lớn - có thể là toàn bộ Quân đoàn 3 hoặc ít nhất là bộ phận sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này, theo CIT.
Người ta vẫn chưa biết chính xác nơi mà Bộ Tư lệnh Nga có kế hoạch triển khai các lực lượng của Quân đoàn, tuy nhiên, điểm cuối cùng các đơn vị thuộc Quân đoàn đang đóng quân là gần các khu vực chiến tuyến Donetsk và Zaporizhzhia.
Trước đó, vào ngày 29/7, Cơ quan Tình báo Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáo rằng Nga đang thành lập một nhóm tấn công mới gần Ukraine đồng thời tạo ra 16 tiểu đoàn tình nguyện. Lực lượng này hợp thành Quân đoàn 3 vào giữa tháng 8. Đây được cho là một nhóm tấn công khác mà Nga sẽ triển khai cho cuộc chiến ở Ukraine.
Bình luận về việc thành lập Quân đoàn 3 của Nga, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington cho biết trong báo cáo thường kỳ ngày 27/8 rằng, lực lượng này sẽ không thể thay đổi cơ bản tình hình trên chiến trường Ukraine.
Các nhà phân tích cho rằng quân đội Nga có ý định đưa Quân đoàn 3 vào Ukraine để tăng cường các hoạt động tấn công gần thành phố Donetsk, xung quanh Marinka, Peski và Avdiyivka, nơi mà sau khi giành được một ít thành công, lực lượng Nga hiện đã bị đình trệ.
Theo ISW, các bộ phận của Quân đoàn 3 cũng có thể được triển khai ở phần phía nam của chiến trường Ukraine, bao gồm gần thành phố Kherson do Nga kiểm soát.
Tuy nhiên, theo ISW, các đơn vị của quân đoàn khó có thể tạo ra sức mạnh tác chiến hiệu quả.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhấn mạnh: “Trang bị tốt hơn không nhất thiết khiến cho các lực lượng quân sự trở nên hiệu quả hơn khi các nhân viên không được đào tạo bài bản hoặc có kỷ luật. Nhiều thành viên của các đơn vị tình nguyện của Quân đoàn 3 cũng như vậy”.
Theo ISW, hình ảnh các thành viên của Quân đoàn 3 cho thấy các tình nguyện viên có thể trạng không tốt và già yếu. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng việc Nga thiếu các sĩ quan cấp dưới có kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của Quân đoàn.
Các công nhân đã dùng xô và máy đào để vớt những đống cá chết khổng lồ, sau đó đem đi thiêu hủy.
Nguyên nhân chính xác của thảm kịch vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà điều tra tin rằng nó có thể là kết quả của ô nhiễm môi trường.
Andrzej Kapusta, từ Viện Thủy sản Nội địa của Ba Lan, cho biết rất khó để xác định nguyên nhân chính xác. Ông nhận xét: "Sẽ rất khó để có câu trả lời rõ ràng. Quy mô của thảm họa sinh thái này là chưa từng có ở Ba Lan. Chúng tôi chưa bao giờ thấy nhiều cá, trai hay ốc chết như vậy. Đây là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra, và đó là một cảnh báo nghiêm trọng".
Các nhà khoa học đã tìm thấy nồng độ muối cao bất thường trong nước, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của tảo vàng. Một giả thuyết cho rằng điều này có thể đã tạo ra độc tố giết chết cá, trầm trọng hơn nữa do mùa hè nóng nực và dòng sông thấp bất thường.
Tuy nhiên, nguyên nhân ô nhiễm từ đâu vẫn còn là một bí ẩn.
Theo Jan Köhler, từ Viện Sinh thái nước ngọt và Thủy sản nội địa Leibniz của Berlin, sông Oder không có đủ độ mặn cần thiết để tảo vàng phát triển.
Andreas Kuebler, người phát ngôn của Bộ Môi trường Đức, cho rằng nguyên nhân có thể do một số loại hóa chất. Ông nói: "Việc tìm kiếm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Oder vẫn đang được tiến hành".
Gần 200 tấn cá chết đã được vớt khỏi sông Oder kể từ tháng 7. Những con cá chết đầu tiên đầu tiên được phát hiện ở các tuyến đường thủy của Ba Lan.
Cảnh sát đã treo thưởng gần 200.000 USD cho ai tìm được nguyên nhân.
Hơn 200 nhân chứng đã được phỏng vấn và gần 300 đường ống thoát nước chưa đăng ký đã được tìm thấy và hiện đang được điều tra.
Có những lo ngại rằng thảm họa có thể tiếp tục kéo dài. Lukas Potkanski, từ Hiệp hội Ngư dân Ba Lan, nhận xét: "Chúng ta vẫn cần phải chờ điều tồi tệ nhất kết thúc. Nguồn nước độc có thể chảy xuống và hòa vào nước lành".
Phần lớn Tây Âu bị ảnh hưởng bởi một đợt nắng nóng vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, mà các nhà điều tra suy đoán có thể đã khiến tình hình sông Oder trở nên tồi tệ hơn do mực nước hạ thấp.
Cú đấm đầu tiên nhằm vào bên trái mặt nam thanh niên, cú đấm thứ hai nhằm vào bên phải. Sau đó, nhiều cú đấm khác tiếp tục trúng vào mặt nạn nhân. Kẻ đánh sau đó đập mạnh đầu gối vào bụng thanh niên này trong tình trạng nạn nhân không thể tự vệ vì tay bị còng.
Trong hình ảnh nhìn thấy được từ video, kẻ tấn công dùng nắm đấm được bọc trong vải. Anh ta kéo áo nạn nhân đối mặt với máy quay và bảo anh ta nói gì đó.
"Bố ơi, con đang ở Campuchia, con không ở Trung Quốc", người thanh niên nói trong nước mắt, giọng đứt quãng và máu từ mũi chảy ra. "Con xin bố, xin bố hãy gửi tiền".
Đoạn video đòi tiền chuộc, được gửi cho cha mẹ của nạn nhân, là một trong số những video được Li (tên nhân vật đã được thay đổi), một người chuyên giúp giải cứu nạn nhân buôn người ở Campuchia, cho nhà báo của hãng tin Nikkei xem.
Đoạn video đòi tiền chuộc này được cung cấp cho Nikkei cho thấy, nam thanh niên bị còng tay, bị đánh bằng gậy trong khi các nạn nhân khác kinh hãi xem.
Một đoạn video khác cho thấy một người đàn ông cởi trần bị còng đang nằm trên đất, bị đánh bằng gậy trong khi hai người khác bị bắt, bị còng vào một tấm lưới cửa sổ gần đó, kinh hoàng lo sợ.
Trong một hình ảnh khác, một người đàn ông đang trên mặt đất, quằn quại trong đau đớn khi bị chích điện bằng Taser.
Các video hé lộ một phần thế giới đen tối dưới sự điều hành của các đường dây tội phạm đa quốc gia có thể buôn người từ Trung Quốc sang Campuchia và Myanmar.
Các nhóm tội phạm này, được biết đến chủ yếu điều hành các hoạt động cờ bạc trực tuyến, buộc những người bị bắt giữ phải thực hiện các trò gian lận trên mạng.
Các đường dây hình thành khi làn sóng tổ chức cờ bạc trực tuyến và vận hành casino chủ yếu đến từ Trung Quốc, di chuyển đến thành phố cảng Sihanoukville của Campuchia vào năm 2016.
Tội phạm khi đó thấy Campuchia là nơi thuận lợi vì thuế thấp và các quy định còn lỏng lẻo so với Philippines, nhất là thành phố Sihanoukville.
Phục vụ chủ yếu cho các con bạc từ Trung Quốc đại lục, nơi mọi hình thức cờ bạc ngoại trừ xổ số do nhà nước điều hành đều là bất hợp pháp, Sihanoukville nhanh chóng gây chú ý và được mệnh danh như "Macao của Đông Nam Á".
Theo một chuyên gia, vào thời điểm cao điểm nhất vào năm 2019, lĩnh vực trò chơi trực tuyến của thành phố này đã tạo ra hàng tỷ USD hàng năm và sử dụng hàng chục nghìn lao động.
Nhu cầu mở rộng các sòng bạc tăng vọt làm bùng nổ làn sóng xây dựng chưa từng có, thu hút nhiều lao động hơn từ Trung Quốc.
Nhưng khi thành phố phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là tình trạng tội phạm gia tăng, tràn ra đường phố với những vụ đánh nhau, nổ súng và giết người.
"Bong bóng" này vỡ vào cuối năm 2019 khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen nêu rõ về mối đe dọa của tội phạm có tổ chức, tuyên bố cấm đánh bạc trực tuyến. Mặc dù vậy, Campuchia vẫn được giới tội phạm xem là căn cứ để thực hiện hoạt động đánh bạc trực tuyến và lừa đảo.
Chúng bắt cóc các nạn nhân từ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác. Các nạn nhân bị bắt cóc, giam giữ và cưỡng bức thực hiện các trò gian lận trên mạng.
"Rất khó để có được một bức tranh rõ ràng các con số về tình trạng này", ông Jason Tower, Giám đốc phụ trách Myanmar của Viện Hòa bình Mỹ, nhận định. Theo ông, điều rõ ràng là không có sự giám sát chặt chẽ.
Trong khi đó, ông Li ước tính ít nhất 30.000 người đã bị bán sang Campuchia, trong khi ông Chhay Kim Kheoun, phát ngôn viên của Cảnh sát Quốc gia Campuchia, phủ nhận thông tin số nạn nhân lên tới hàng nghìn. Ông cũng thừa nhận không thể đưa ra một con số cụ thể nhưng "một vài trường hợp buôn người đã xảy ra".
Ông Tower, người đã nghiên cứu hoạt động của các công ty cờ bạc trực tuyến ở Trung Quốc và Đông Nam Á, ước tính nạn nhân của các loại lừa đảo trên internet ở Trung Quốc đại lục có thể dao động từ 100.000 đến nửa triệu.
Jason Tower, người đã nghiên cứu hoạt động của các công ty cờ bạc trực tuyến ở Trung Quốc và Đông Nam Á, ước tính số nạn nhân của có thể đạt từ 100.000 tới nửa triệu người. Theo ông, quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội đang nhằm dụ dỗ người lao động Trung Quốc sang Campuchia và Myanmar có liên quan đến mạng lưới tội phạm.
"Đây là một vấn đề lớn", ông nói. "Tôi nghĩ chúng ta không thể biết chính xác mức độ nghiêm trọng của tình hình vào thời điểm hiện nay", ông nhận định.
Vào ngày thứ hai ở Campuchia, Hua (tên nạn nhân đã thay đổi) nhận ra mình bị bán và giam cầm.
Người đàn ông 29 tuổi đang ở đâu đó ở tỉnh duyên hải Preah Sihanouk, nhưng không thể nhìn thấy biển. Anh đoán có khoảng 1.000 người trong khu nhà có tường bao quanh, được tạo thành phần lớn từ các tòa nhà hai tầng mà đối với anh giống như một khu phố từ quê hương Trung Quốc. Có rất ít thứ khác xung quanh.
Một người giám sát đã đưa cho anh một điện thoại di động, một máy tính và yêu cầu anh tải xuống các ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc. Mỗi ngày, anh được giao nhiệm vụ kết bạn với phụ nữ ở Trung Quốc, lấy lòng tin của họ và lôi kéo họ đầu tư vào tiền điện tử.
Vài ngày một lần, các ông chủ tổ chức sẽ họp bàn việc. Người có thu nhập tốt sẽ được thưởng trong khi làm không đạt yêu cầu sẽ bị đánh. "Chúng tôi chỉ có việc ngủ, ăn hoặc làm việc", anh nói với báo Nikkei.
Những người ở đây thường xuyên hứng chịu bạo lực và tra tấn. Chúng đôi khi quay phim lại hình ảnh đó và gửi cho người thân để yêu cầu họ gửi tiền chuộc. Một số người đã thiệt mạng và thường là tự tử, theo các công nhân đã trốn thoát.
Một số được mua đi bán lại giữa các công ty. Giá khởi điểm khoảng 8.000 USD nhưng thay đổi tùy thuộc vào khả năng tài chính của gia đình nạn nhân.
Các nhóm này được gọi chung là điều hành các hoạt động cờ bạc trực tuyến nhưng trong danh mục đó tồn tại một loạt các hoạt động, bao gồm các trang web cung cấp các trò chơi sòng bạc trực tiếp cho người chơi ở Trung Quốc đại lục cho đến các trò lừa đảo qua điện thoại, mạng internet.
Các mạng lưới này chủ yếu do công dân Trung Quốc đứng đầu, nhưng cũng có những nhóm do những người từ các nước khác ở Đông Nam Á điều hành.
Quy mô của ngành công nghiệp bất chính này rất lớn nhưng khó có thể bị đánh gục dù chính phủ Campuchia đã nỗ lực trấn áp mạnh mẽ.
Kể từ năm 2020, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ hơn 130.000 người có liên quan đến 24.000 vụ đánh bạc xuyên biên giới. Trung Quốc cũng nỗ lực tăng cường trấn áp hoạt động tội phạm cờ bạc trực tuyến này.
Theo bình luận của Liao Jinrong, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Công an Trung Quốc đưa ra vào năm 2020, nhóm tội phạm này có liên quan đến hơn 145 tỷ USD dòng tiền bất hợp pháp từ đại lục.
Bắc Kinh đã nhắm mục tiêu vào các dịch vụ thanh toán được các nhóm này sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài và công bố "danh sách đen" gồm các quốc gia được gọi là điểm đến đánh bạc, theo đó họ sẽ áp đặt các hạn chế.
Trong khi danh sách này chưa được công khai, Đông Nam Á đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
Trong một bài báo năm 2020, Tower và Priscilla Clapp đến từ USIP, đã theo dõi sự phát triển của các "thành phố cờ bạc" được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư Trung Quốc.
Lệnh cấm của Thủ tướng Hun Sen đã khiến nhiều nhóm đứng sau sự bùng nổ cờ bạc ở Campuchia chuyển đến Myanmar, đặc biệt là các khu vực biên giới dưới sự kiểm soát của các lực lượng vũ trang dân tộc thiểu số, Tower và Clapp cho biết.
Những chính sách phong tỏa do đại dịch cũng khiến các nạn nhân được giải cứu trở về Trung Quốc khó khăn hơn. Kinh tế bị ảnh hưởng sau đại dịch cũng đã làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn về kinh tế khiến nhiều người ngay từ đầu đã sa vào lời mời làm việc của những kẻ buôn người.
Tuyệt vọng vì bị mất việc do đại dịch khiến ông Zhang (tên nạn nhân đã thay đổi) đã chấp nhận làm nhân viên bảo vệ ở Campuchia với mức 4.000 USD mỗi tháng.
"Tôi cần một khoản thu nhập để nuôi gia đình", ông nói, "vì vậy tôi quyết định đi". Nhưng cuối cùng ông bị ép làm công việc lừa đảo công dân ở Trung Quốc trên các nền tảng mạng như Lvzhou.
Ông được thả vào cuối tháng 6 khi gia đình trả 5.000 USD tiền chuộc.
Video vụ nổ bom xe ôtô của quan chức an ninh thân Nga bị Ukraine coi là "kẻ phản bội". Nguồn Twitter/NY Post
Cụ thể, theo New York Post, ông Askyar Laishev vốn là một cựu quan chức an ninh Ukraine nhưng đã gia nhập Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng do Nga hậu thuẫn vào năm 2014. Sau khi "phản bội" Ukraine, ông trở thành đứng đầu cơ quan tình báo Lugansk nhưng đã bị lực lượng kháng chiến Ukraine tổ chức ám sát bằng cách gài bom xe ở Donbass vào ngày 11/8.
Ông Laishev đã thoát ra khỏi xe hơi sau vụ nổ mạnh, nhưng đã chết trong bệnh viện vài ngày sau đó, theo Lực lượng Kháng chiến Quốc gia Ukraine trong khu vực.
“Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng việc công tác với Nga sẽ gây rủi ro cho cuộc sống của bạn. Vì vậy, mọi kẻ phản bội đều đừng hy vọng vô vọng rằng quả báo sẽ không đến với họ", Lực lượng Kháng chiến Quốc gia Ukraine cho biết trong một tuyên bố.
Đoạn video mới được công bố hôm 27/8 cho thấy chiếc xe của ông Laishev bị nổ tung trên phố Shevchenko, thuộc thành phố Staroblisk, vùng Lugansk hiện do Nga kiểm soát.
"Liệu Nga có khoá van khí đốt? Liên minh châu Âu hỗn loạn bởi Nga có thể giáng đòn chí mạng. Các lãnh đạo EU còn có lo ngại rằng Điện Kremlin có thể gia hạn việc đóng cửa "Dòng chảy phương Bắc 1" trong thời gian lâu hơn và có thể là lần chót", ông Spirle viết.
Spirle lưu ý rằng "Dòng chảy phương Bắc" đã đóng 10 ngày để bảo trì, gây căng thẳng nghiêm trọng ở châu Âu. Do đó, các nước châu Âu bắt đầu đột ngột lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của họ với tốc độ nhanh hơn. Giờ đây, ở châu Âu xuất hiện nỗi lo sợ rằng sau ngày 2/9, dòng cung cấp từ Nga sẽ ngừng lại.
Từ ngày 31/8 đến ngày 2/9, "Dòng chảy phương Bắc" sẽ ngừng hoạt động để sửa chữa theo lịch trình, theo thông báo của Gazprom. Ông Igor Yushkov chuyên gia phân tích hàng đầu từ Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia tuyên bố rằng do 3 ngày sửa chữa đường ống dẫn khí theo kế hoạch, tổn thất của châu Âu sẽ không lớn, Gazeta.ru cho biết thêm.
Ông Mike Gilday nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Tổ chức tư vấn Heritage Foundation ở Washington cuối tuần này rằng việc phát triển các hệ thống vũ khí sử dụng tia laser năng lượng cao hoặc vi sóng công suất cao để tiêu diệt mối đe dọa siêu thanh tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ, PressTV đưa tin.
“Từ quan điểm phòng thủ, chúng tôi đang tập trung vào mối đe dọa. Chúng tôi không bỏ qua nó”, Đô đốc hàng đầu của Mỹ tuyên bố mà không chỉ ra bất kỳ tiến bộ nào trong quá trình phát triển hệ thống vũ khí laser.
Trong khi đó, Tư lệnh hải quân Mỹ lại thừa nhận những tiến bộ của các đối thủ hàng đầu của Mỹ như Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Ông nói: “Chúng là một mối quan ngại đáng kể. Nga và Trung Quốc đều đang phát triển những khả năng đó và sẽ sớm cải thiện những khả năng đó".
Washington liên tục bày tỏ lo ngại về việc tụt hậu ngày càng xa hơn so với Moscow và Bắc Kinh trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.
Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt được khả năng siêu thanh hiện đại sau khi triển khai hệ thống tên lửa đất đối không có khả năng hạt nhân Kinzhal (Dao găm) vào trang bị vào cuối năm 2017.
Trung Quốc theo sau Nga với việc tung ra phương tiện lướt siêu vượt âm DF-ZF vào tháng 10/2019. Mỹ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm các hệ thống siêu thanh. Một số chương trình trong số này thậm chí đã bị trì hoãn do một loạt thử nghiệm thất bại.
Vũ khí siêu thanh di chuyển trong tầng khí quyển với tốc độ gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 6.200 km/h.
Bộ Y tế Libya cho biết, ít nhất 23 người đã thiệt mạng và 140 người khác bị thương vì các cuộc đụng độ đẫm máu hôm 27/8. Cơ quan này cho biết thêm rằng 64 gia đình đã được sơ tán khỏi các khu vực xung quanh cuộc giao tranh.
Giao tranh bùng lên khi lực lượng dân quân Lữ đoàn Cách mạng Tripoli nằm dưới sự chỉ huy của Haitham Tajouri đụng độ lực lượng dân quân khác liên minh với Abdel-Ghani al-Kikli, một lãnh chúa khét tiếng có biệt danh "Gheniwa", theo truyền thông địa phương.
Cuối ngày thứ Bảy, nhiều dân quân đã tham gia cuộc giao tranh lan rộng ở các khu vực khác nhau của thủ đô Tripoli.
Xung đột bất ngờ leo thang có nguy cơ phá vỡ sự bình yên tương đối mà Libya có được trong phần lớn hai năm qua. Quốc gia giàu dầu mỏ này đã rơi vào hỗn loạn sau cái chết của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi do cuộc nổi dậy được NATO hậu thuẫn vào năm 2011.
Trong số những người thiệt mạng vì xung đột leo thang ở Libya có Mustafa Baraka, một diễn viên hài nổi tiếng với các video trên mạng xã hội nhằm chế giễu dân quân và tham nhũng.
Phát ngôn viên của dịch vụ khẩn cấp Libya Malek Merset cho biết, ông Baraka đã chết sau khi bị bắn vào ngực. Các dịch vụ khẩn cấp vẫn đang cố gắng sơ tán những người bị thương và dân thường bị mắc kẹt trong cuộc giao tranh bùng phát từ đêm 26/8 và kéo dái tới đêm 27/8
Bộ Y tế Libya cũng cho biết, các bệnh viện và trung tâm y tế ở thủ đô nước này đã bị pháo kích, và các đội cứu thương thậm chí bị cấm sơ tán dân thường.
Hội đồng thành phố Tripoli đã đổ lỗi cho tầng lớp chính trị cầm quyền về tình hình an ninh xấu đi ở thủ đô, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế "bảo vệ thường dân ở Libya".
Bạo lực đã gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng đối với người dân Tripoli. Các đoạn phim được đăng tải lên mạng cho thấy nhà cửa, cơ sở chính phủ và xe cộ đã bị hư hại đáng kể do giao tranh. Các video khác cho thấy lực lượng dân quân đang khai hỏa và bầu trời đêm ở Tripoli rực sáng vì các cuộc tấn công tên lửa qua lại.
Phái bộ Liên Hợp quốc tại Libya cho biết cuộc giao tranh đã dẫn đến "các cuộc pháo kích bừa bãi vào các khu dân cư đông đúc ở Tripoli. Phái bộ kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tất cả các bên ở Libya "kiềm chế, không sử dụng bất kỳ hình thức ngôn từ kích động thù địch và kích động bạo lực nào".
Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU) Abdul Hamid Dbeibah, có trụ sở tại Tripoli tuyên bố các cuộc đụng độ đã nổ ra khi một dân quân bắn vào một dân quân đối thủ.
Tuy nhiên, cuộc giao tranh rất có thể là một phần của cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra giữa Thủ tướng Dbeibah và đối thủ của ông là Thủ tướng được quốc hội bổ nhiệm Fathy Bashagha và có trụ sở tại thành phố Sirte.
Cả Thủ tướng Dbeibah và Bashagha đều được các nhóm dân quân đối lập hậu thuẫn.
Kể từ khi được Quốc hội Libya bổ nhiệm làm thủ tướng mới, thay thế Thủ tướng Dbeibah, ông Bashagha đã cố gắng tiến vào Tripoli nhằm kiểm soát thủ đô của Libya. Tuy nhiên, ông đã hai lần thất bại.
Mới đây, ông Bashagha đã ám chỉ khả năng tiến vào Tripoli lần thứ 3 với sự hỗ trợ của dân quân để giành lấy quyền kiểm soát thủ đô Libya từ tay Thủ tướng Dbeibah.
Phát biểu tại một sự kiện tại Misrata, ông Bashagha nói rằng 7 triệu người Libya, trong đó có các cư dân ở Tripoli, đang chờ chính phủ của ông tiến vào thủ đô Tripoli.
Ông cũng bày tỏ mong muốn tiến vào Tripoli một cách hòa bình để đất nước không chứng kiến cảnh đổ máu, song nhắc lại rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu các lực lượng ủng hộ ông Dbeibah nổ súng.
Theo hãng truyền thông Most, cư dân Kherson cho biết, các vụ nổ đã làm nổ tung cửa sổ ở một số tòa nhà của trại giam số 90, cũng như cửa sổ của các tòa nhà dân cư và nhiều căn hộ gần đó.
Theo Most, quân đội Nga đã thiết lập căn cứ của họ trong trại tạm giam số 90. Người Nga dường như đã biến nơi này thành một kho đạn dược.
Các nhân chứng cho biết, trước đó, quân đội Ukraine đã tấn công khu vực. Người dân Kherson đã báo cáo về một vụ lớn cháy trong khu công nghiệp của thành phố. Khu công nghiệp này nằm cạnh trại giam và đã bị quân Nga chiếm giữ với mục đích để làm nơi tập trung trang thiết bị quân sự và binh lính ở đây.
Theo thông tin sơ bộ, cuộc tấn công của quân đội Ukraine đã tiêu diệt nhiều trang thiết bị và nhân lực của quân đội Nga tại đây.
Về hoạt động của quân đội Nga trong khu vực Kherson, hãng tin Tass cho biết, Không quân Nga đã phóng ít nhất 4 quả rocket lên bầu trời Kherson. Có thể nghe thấy âm thanh của các vụ nổ.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Bảy 27/8 vừa ký sắc lệnh tuyên bố rằng chính phủ sẽ trao một khoản tiền trợ cấp cho những người Ukraine chạy trốn khỏi chiến tranh đến Nga.
Sắc lệnh, được công bố trên trang web của Điện Kremlin, quy định khoản trợ cấp hàng tháng rơi vào khoảng 165 USD cho những người Ukraine "buộc phải rời khỏi lãnh thổ" của các tỉnh Donetsk và Lugansk thuộc vùng Donbass ở miền đông Ukraine để chạy trốn chiến tranh.
Donbass bị lực lượng ly khai thân Nga nắm giữ phần lớn kể từ năm 2014. Tổng thống Putin công nhận Lugansk và Donetsk là các nước cộng hòa độc lập trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự vào Ukraine ngày 24/2. Điện Kremlin bị cáo buộc lên kế hoạch sáp nhập khu vực này vào Nga trong những tháng tới.
Theo sắc lệnh, những người khuyết tật cũng sẽ nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 165 USD và các cựu chiến binh Thế chiến II sẽ nhận được khoảng 82 USD hàng tháng.
Những phụ nữ mang thai chạy trốn khỏi chiến tranh sẽ được nhận thêm khoảng 165 USD và 331 USD khác khi sinh con, Tổng thống Putin cho biết. Mỗi đứa trẻ phải chạy trốn khỏi Ukraine sẽ nhận được 66 USD.
Tổng thống Putin cũng đã ký một sắc lệnh khác cho phép những công dân Ukraine chạy trốn khỏi chiến tranh được Nga lấy dấu vân tay, chụp ảnh, kiểm tra y tế và kiểm tra chất gây nghiện có quyền tạm thời ở lại và làm việc tại nước này mà không cần giấy phép.
Cuối cùng, một chiếc máy bay tiêm kích bom đa nhiệm tàng hình F-35C mạ crôm tối màu có hoa văn kim cương (ký hiệu VX-9, BuNo 168842) đã xuất hiện khiến người ta liên tưởng tới "con rắn đuôi chuông" uốn lượn trên bầu trời.
Chiến đấu cơ tàng hình trên biển
F-35C là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 được triển khai từ tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ. Nó cũng là máy bay chiến đấu tàng hình tầm xa đầu tiên và duy nhất trên thế giới được thiết kế và chế tạo cho các hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân. Cấu hình vũ khí và nhiên liệu bên trong, khả năng tổng hợp cảm biến, khả năng tải trọng linh hoạt, vỏ bọc thiết kế được căn chỉnh từng chi tiết nhỏ nhất và quy trình sản xuất hiện đại đều góp phần vào hiệu suất tàng hình, hạn chế khả năng quan sát và tầm nhìn của hệ thống phòng không tinh vi nhất của kẻ thù. Điều này cho phép phi công tránh được sự phát hiện của kẻ thù và hoạt động trong môi trường chống tiếp cận và tranh chấp, cải thiện khả năng sát thương và khả năng sống sót.
Sở hữu bộ cảm biến tiên tiến và toàn diện nhất của bất kỳ máy bay chiến đấu nào trong lịch sử
F35-C sở hữu Radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) được coi là chuẩn mực và tiên tiến nhất hiện nay. Ngoài ưu điểm có thể quét khu vực rộng lớn mà không cần di dời Antena, nhỏ, nhẹ và khó hỏng hóc hơn, Radar AESA còn có thể phát sóng tín hiệu theo nhiều tần số khác nhau và khi tín hiệu dội về sẽ có nhiều thông tin của mục tiêu hơn từ đó xử lý tốt hơn và độ chính xác cao hơn. Do có thể phát ở nhiều tầng số, do đó các tín hiệu có thể đi xa hơn, phát hiện nhiều vật thể nhỏ hơn và đặc biệt sẽ có tín chống nhiễu và nghẽn điện tử cao hơn do đối phương khó biết phải chặn và gây nhiễu ở tầng số nào
Ngoài ra, F-35C còn sở hữu hệ thống khẩu độ phân tán (DAS), hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử (EOTS) và hệ thống hiển thị gắn trên mũ bảo hiểm cho phép phi công nhìn thấy mọi thứ trong không gian chiến đấu với nhận thức tình huống chưa từng có.
Chiếc tiêm kích tàng hình có tầm hoạt động lớn và bền bỉ
F-35C mang được gần 20.000 lbs nhiên liệu bên trong và hỗ trợ phạm vi chiến đấu trong 670 hải lý, trong khi bán kính hỗ trợ của F-35B là 505 hải lý. F-35C cũng sẽ đem tới bước nhảy vọt về khả năng so với các chiến đấu cơ được triển khai từ tàu sân bay của Hải quân Mỹ hiện nay như F/A-18E/F Super Hornet của Boeing. Điều này cho phép các phi công F-35C bay xa hơn và ở trong không gian chiến đấu mong muốn lâu hơn trước khi cần tiếp nhiên liệu.
F-35C có sải cánh lớn nhất và hệ thống hạ cánh chắc chắn nhất trong tất cả các biến thể F-35
Phiên bản F-35C dành cho hải quân sẽ có cánh lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
F-35C có thể đạt tốc độ siêu âm
F-35C có thể đạt tốc độ 1,6 Mach (khoảng 1217 dặm / giờ) ngay cả khi mang đầy đủ vũ khí bên trong. F-35C có thể mang được hơn 5.000 lbs vũ khí bên trong, hoặc hơn 18.000 lbs vũ khí kết hợp bên trong và bên ngoài. Điều này cho phép Hải quân hoạt động trong trạng thái tàng hình khi cần thiết, hoặc tăng khả năng sát thương bằng vũ khí bổ sung bên ngoài khi không gian cho phép.
Nhiều năm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Oleksiy Savchenko đã giúp phát triển một trong những loại vũ khí rẻ tiền và sát thương nhất hiện được hàng nghìn quân nhân Ukraine sử dụng.
Năm 2014, ông nằm trong số những người tham gia cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Kiev mà kết quả cuối cùng là sự ra đi của Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych.
Sau đó, Moscow đã sáp nhập Crimea và tác động gây xung đột ly khai ở phía đông nam Ukraine. Đứng trước tình hình này, Savchenko cùng một số nhà hoạt động cùng chí hướng đã thành lập một tổ chức phi chính phủ có tên là Army SOS.
Nhóm đã quyên góp tiền để mua áo giáp cùng các thiết bị quân sự khác cho những người biểu tình, những người tình nguyện chiến đấu chống lại phe ly khai mặc dù trang bị thiếu thốn và hầu như không được huấn luyện.
Các tình nguyện viên cho biết mọi thứ rất khó khăn. "Hãy cho chúng tôi bản đồ, chúng tôi cần bản đồ, chúng tôi chỉ có những cái của Liên Xô từ những năm 1980 thôi. Nơi từng có cánh đồng bây giờ lại là một ngôi làng hoặc một tòa nhà chung cư", Savchenko nhớ lại lời họ nói.
Thay vì in hàng nghìn trang bản đồ, Army SOS đã sử dụng một giải pháp công nghệ khác.
Họ yêu cầu một nhóm các nhà phát triển phần mềm ở Kiev cài đặt bản đồ vệ tinh và dữ liệu quân sự Ukraine trên máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Theo một thành viên của quân đội Ukraine, thiết bị này giúp họ nhìn thấy môi trường xung quanh tốt hơn và cho phép họ điều chỉnh pháo rõ ràng, chính xác hơn.
Kể từ đó, nhiều đề xuất đã được đưa ra.
"Chúng ta có thể thêm một tùy chọn đo khoảng cách không? Chúng ta có thể nhập tọa độ không? Chúng ta có thể hướng dẫn và tính toán bắn pháo không?", Savchenko nói với Al Jazeera.
Cách dẫn đường bắn từ thời Liên Xô yêu cầu nhập dữ liệu thủ công và sử dụng bảng pháo để tính toán, quy trình này mất tới 15 phút. Tuy nhiên, những gì Army SOS và các nhà phát triển đưa ra đã thay đổi toàn bộ hệ thống.
Được đặt tên là Kropiva (cây tầm ma), phần mềm này đã giúp chuyển đổi quân đội Ukraine từ một lực lượng yếu kém trở nên mạnh mẽ.
"Kropiva là một ví dụ về việc sử dụng hiệu quả các hệ thống dân sự trong quân đội", Pavel Luzin, nhà phân tích quốc phòng tại Nga thuộc Tổ chức Jamestown, một tổ chức tư vấn ở Washington, DC, nói với Al Jazeera.
Phần mềm biến bất kỳ máy tính bảng chạy Android nào có giá 150 USD trở lên thành một hệ thống hướng dẫn chính xác tự động.
Máy tính bảng có thể thu nhận và truyền các tọa độ để điều chỉnh hỏa lực pháo binh từ người sử dụng, máy bay không người lái hoặc radar. Nó cũng có thể tính toán khoảng cách tới mục tiêu và các phát bắn trực tiếp của từng loại pháo được sử dụng trong quân đội Ukraine.
Máy tính bảng nhận được dữ liệu khí tượng có thể ảnh hưởng đến mỗi phát bắn, chẳng hạn như tốc độ và hướng gió, nhiệt độ và độ ẩm.
Nếu không có quyền truy cập web để liên lạc với các trung tâm chỉ huy, máy tính bảng có thể sử dụng như những đài phát thanh di động.
Các tính toán được thực hiện và truyền đi trong vòng vài giây.
Army SOS và các nhà phát triển đã bàn giao mã phần mềm miễn phí cho quân đội Ukraine vào năm 2018.
“Tôi không làm gì sai. Chúng tôi đã bị tấn công, chúng tôi đã bị đột nhập”, ông Trump nói, theo một bản ghi âm được chính vị cựu tổng thống chia sẻ trên mạng xã hội, CNN đưa tin.
“Họ mở các két an toàn, họ đưa những người phá khóa đến. Họ đưa nhiều điệp viên FBI đến - ngay trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và ngay khi tôi có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử. Đây là sự sỉ nhục với đất nước chúng ta, và nó thực sự không bao giờ kết thúc”, ông bổ sung.
Trong khi đó, ông Taylor Budowich, người phát ngôn của ông Trump, tuyên bố vụ khám xét có động cơ hoàn toàn mang tính chính trị.
“Việc công bố một bản khai bị cắt bỏ nhiều phần và mang tính chính trị rõ ràng chỉ chứng tỏ rằng chính quyền Biden đang tuyệt vọng che đậy cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ, không cần thiết và ‘phi Mỹ’ chống lại Tổng thống Donald J. Trump”, ông Budowich viết trên Twitter ngay sau khi bản khai được công bố.
Dù vậy, một số đồng minh của ông Trump đã bày tỏ quan ngại về nội dung của bản khai - vốn mô tả số lượng lớn tài liệu nhạy cảm bị giữ ở các địa điểm không đảm bảo an ninh tại Mar-a-Lago trong nhiều tháng.
“Ông Trump thực sự cần một luật sư bảo vệ, nhất là bây giờ”, một đồng minh của ông nói.
Bản khai được Bộ Tư pháp Mỹ công bố hôm 26/8 - đã bị lược bỏ nhiều phần để bảo vệ sự an toàn của các nhân viên thực thi pháp luật - nêu ra lý do các nhà điều tra tin rằng có thể có vi phạm tại Mar-a-Lago, qua đó giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nhận được trát khám xét từ một thẩm phán liên bang.
Mới đây, Washington đã quyết định bổ nhiệm một đại sứ mới tại Bắc Cực để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ. Theo The Daily Mail, một người phát ngôn nói rằng đại sứ sẽ làm việc với một loạt các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, bao gồm cả các nhóm bản địa.
Nguồn tin cho biết: "Đại sứ tại Bắc Cực sẽ thúc đẩy chính sách của Mỹ ở khu vực này, tham gia với các đối tác ở các quốc gia Bắc Cực và không thuộc Bắc Cực cũng như các nhóm bản địa, đồng thời làm việc chặt chẽ với các bên liên quan trong nước, bao gồm nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức học thuật, tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan chính phủ liên bang khác cũng như Quốc hội".
Động thái này phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng ở Washington rằng Nga và Trung Quốc đang giành quyền tiếp cận các tài sản chiến lược ở Bắc Cực, chẳng hạn như thương mại đường thủy và kiểm soát lãnh thổ.
Người ta ước tính rằng có 30 nghìn tỷ USD tài nguyên bên dưới bề mặt Bắc Cực.
Thời gian qua, Nga đã xây dựng 13 căn cứ quân sự mới trong khu vực, một số căn cứ trên các địa điểm thời Liên Xô. Moscow cũng tăng cường các cuộc tuần tra bằng máy bay đánh chặn Mig-31BM Foxhound và máy bay ném bom Tu-22M3 xuất kích từ các căn cứ này.
Trong những năm gần đây, nước này cũng phát triển các hệ thống phòng không tầm xa S-400 và tầm trung SA-17.
NATO bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Moscow ở Bắc Cực.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đến khu vực Bắc Cực ở Canada trong tuần này để đánh giá khả năng phòng thủ của Ottawa trước một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Moscow.
Cụ thể, ông Stoltenberg đã đến thăm trạm radar của Hệ thống Cảnh báo Phương Bắc ở Vịnh Cambridge, Nunavut. Căn cứ này sẽ được hiện đại hóa như một phần của quá trình tân trang lại hệ thống phòng không Bắc Mỹ NORAD.
Cựu Thủ tướng Na Uy cảnh báo rằng Bắc Cực sẽ là "con đường ngắn nhất" cho một cuộc tấn công của Nga trong một bài luận đánh dấu chuyến thăm của ông.
Ông nói: "Con đường ngắn nhất đối với tên lửa hoặc máy bay ném bom của Nga tới Bắc Mỹ sẽ là qua Bắc Cực. Điều này làm cho vai trò của NORAD trở nên quan trọng đối với Bắc Mỹ và NATO".
Ông Stoltenberg cũng tiếp tục đưa ra cảnh báo về ý định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong khu vực.
Ông nói: "Tháng trước, Tổng thống Putin đã đưa ra một chiến lược hải quân mới cam kết bảo vệ vùng biển Bắc Cực 'bằng mọi cách', bao gồm tăng cường hoạt động xung quanh quần đảo Svalbard của Na Uy và trang bị các hệ thống tên lửa Zircon siêu thanh cho Hạm đội phương Bắc. Mới tuần trước, Nga đã tiết lộ kế hoạch về một tàu tuần dương mang tên lửa chiến lược mới cho các hoạt động ở Bắc Cực. Khả năng của Nga trong việc phá vỡ quân tiếp viện của Đồng minh trên khắp Bắc Đại Tây Dương là một thách thức chiến lược đối với NATO".
Công ty hạt nhân nhà nước của Ukraine Energoatom cho biết vào tối 26/8 rằng cả hai lò phản ứng đang hoạt động của nhà máy đã được kết nối với lưới điện và đang cung cấp điện trở lại. Hôm 25/8, chúng đã bị ngắt hoàn toàn.
"Hãy để tôi nhấn mạnh rằng tình hình vẫn còn rất rủi ro và nguy hiểm", Tổng thống Volodymyr Zelensky nói trong bài phát biểu thường kỳ vào buổi tối và ca ngợi các chuyên gia Ukraine đang cố gắng "ngăn chặn tình huống xấu nhất".
Ông Zelensky nói: "Bất kỳ hành động nào của Nga dẫn đến ngắt kết nối các lò phản ứng sẽ một lần nữa đẩy nhà máy này đến bờ vực thảm họa".
Nga đã nắm quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia vào tháng 3/2022, mặc dù nó vẫn được vận hành bởi các kỹ thuật viên Ukraine làm việc cho Energoatom.
Hai bên đã đổ lỗi cho nhau trong vụ pháo kích gần nhà máy hôm 25/8 khiến nhà máy bị ngắt kết nối với lưới điện.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một đám cháy gần nhà máy nhưng Reuters không thể xác minh nguyên nhân.
Tổng thống Zelensky cũng nhắc lại yêu cầu của Ukraine rằng cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nên khẩn cấp đến thăm nhà máy Zaporizhzhia.
Moscow cho biết họ đang làm mọi thứ để đảm bảo rằng chuyến thăm của IAEA, dự kiến trong những ngày tới, có thể diễn ra an toàn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng Ukraine đang cố gắng làm gián đoạn chuyến thăm bằng cách tấn công nhà máy.
Cư dân ở thành phố Zaporizhzhia, cách nhà máy 50 km về phía đông bắc, bày tỏ sự lo lắng trước tình hình này.
"Tất nhiên là tôi sợ hãi. Mọi người đều sợ hãi, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, điều gì đang chờ đợi chúng tôi từng phút, từng giây tiếp theo", Maria Varakina, 25 tuổi, cho biết.
Giáo viên Hanna Kuz, 46 tuổi, nói rằng mọi người lo sợ chính quyền Ukraine có thể không kịp thời cảnh báo người dân trong trường hợp có bụi phóng xạ.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, một đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Pháp hôm 26/8 rằng Nga đã chuẩn bị hội đàm với Tổng thống Zelensky trong một số điều kiện nhất định, đồng thời cảnh báo Moscow sẽ không ngừng tấn công cho đến khi đạt được mục tiêu.
"Việc Ukraine từ bỏ tham gia vào NATO là điều quan trọng, nhưng nó không đủ để thiết lập hòa bình", ông Medvedev nói với kênh truyền hình LCI, theo trích dẫn của các hãng thông tấn Nga.
"Các bạn còn nhớ Tổng thống Nga Vladimir Putin và tôi đã nói rằng chúng tôi sẽ sửa đổi các máy bay phản lực Su của Belarus để chúng có thể mang vũ khí hạt nhân chứ. Bạn có nghĩ rằng chúng tôi đang nói xạo? Tất cả đã xong!" ông nói, theo trích dẫn của hãng thông tấn quốc gia Belta. Nhận xét được đưa ra khi ông đang thảo luận về việc triển khai quân sự của NATO gần biên giới Belarus.
Lukashenko đề cập đến cuộc gặp của ông với Tổng thống Nga vào cuối tháng 6, khi nhà lãnh đạo Belarus chia sẻ lo ngại về việc Ba Lan yêu cầu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Washington trên đất nước này.
"Ba Lan đang chuẩn bị triển khai đầu đạn hạt nhân. Ông có thể vui lòng ít nhất giúp chúng tôi sửa đổi các máy bay chiến đấu mà Belarus có để chúng có thể mang vũ khí hạt nhân chứ", ông Lukashenko nói vào thời điểm đó.
Tổng thống Belarus ước tính rằng những sửa đổi cần thiết có thể hoàn thành trong vòng vài tháng.
Mỹ đã huấn luyện các nước thành viên NATO phi hạt nhân như Ba Lan cách sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình trong nhiều thập kỷ. Moscow từ lâu đã gọi các cuộc tập trận như vậy là vi phạm cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân của Washington, điều mà Mỹ phủ nhận.
Trong cuộc gặp với Lukashenko vào tháng 6, ông Putin đã đề nghị giúp đỡ hiện đại hóa các máy bay chiến đấu của Belarus tại các nhà máy quân sự của Nga và đào tạo các phi công của họ để giảm bớt lo ngại của Minsk về NATO.
Theo quan chức này, Ukraine đang theo dõi các vũ khí và thiết bị quân sự Mỹ viện trợ cho nước này bằng "các biên lai viết tay".
"Tất cả chỉ được thể hiện trên giấy tờ", vị quan chức Lầu Năm Góc thừa nhận.
Ông O'Donnell đồng thời cho biết thêm rằng ông nghi ngờ các nhà chức trách Kiev "thiếu trung thực" về nơi mà các loại vũ khí viện trợ "cập bến".
Ông O'Donnell lưu ý rằng, trước đó, việc "không lưu trữ hồ sơ hiệu quả" đã cản trở các cuộc điều tra của Lầu Năm Góc về các vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ đưa đến Iraq và Afghanistan
Văn phòng của Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ O'Donnell dự định sẽ tiến hành thanh tra việc chi tiêu các quỹ liên quan đến Ukraine, cùng với các thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo giữa Washington và các đồng minh NATO.
Ngoài ra, sự hiệu quả của chương trình huấn luyện cho các lực lượng Ukraine và khả năng vũ khí viện trợ cho Ukraine bị bán ra thị trường chợ đen cũng sẽ được cơ quan này điều tra.
Tổng số hợp đồng quân sự liên quan đến Ukraine Mỹ đã ký hiện đạt 7.800 hợp đồng và trị giá khoảng 2,2 tỷ USD.
Moscow đã nhiều lần lên án việc các đồng minh phương Tây liên tục đưa vũ khí tới Ukraine, cho rằng điều đó chỉ "đổ thêm dầu vào lửa" và cảnh báo sẽ đáp trả thích đáng.
Vào tháng 4, Nga đã gửi một công hàm tới các nước thành viên NATO, lên án sự hỗ trợ quân sự của họ dành cho Ukraine. Vào tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng, vũ khí nước ngoài do phương Tây cung cấp cho Ukraine cuối cùng đã được bán ra các thị trường chợ đen bất hợp pháp, không chỉ ở châu Âu mà còn ở Trung Đông.
Các cuộc tấn công trong 36 giờ qua đã đánh sập cầu Antonovsky ở Kherson và cầu Kakhovka gần đó. Cả hai đều băng qua sông Dnepr và được coi là những cây cầu cực kỳ có giá trị dẫn đến khu vực do Nga kiểm soát.
Ukraine được cho là đã sử dụng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) do phương Tây cung cấp.
Đoạn phim trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những lỗ hổng lớn trên cầu Kakhovka.
Các lực lượng Nga bị đẩy lùi đã phải sử dụng phao vượt sông sau những cuộc tấn công liên tục vào Antonovsky.
Bộ Quốc phòng Anh lưu ý cây cầu thứ hai là "lỗ hổng quan trọng" đối với quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong một bài đăng trên Facebook, Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam của Ukraine cho biết: "Máy bay của chúng tôi đã tiến hành bốn cuộc tấn công vào các khu vực tập trung nhân lực, vũ khí và thiết bị của đối phương ở quận Beryslav, đặc biệt là các hệ thống phòng không ở Nova Kakhovka. Các đơn vị tên lửa và pháo binh đã tấn công cầu Kakhovsky".
Họ cũng viết: "Tình trạng của cầu Antoniv cũng không khả quan đối với Nga. Trước những thiệt hại liên tục, lực lượng Moscow hiện tại không dám sử dụng hoặc sửa chữa cây cầu".
Một người dùng Twitter, được mô tả là cư dân Kherson, cho biết pháo binh tấn công Antonovsky vào khoảng 5 giờ sáng 25/8, làm bùng lên một đám cháy ở bờ phía nam.
Nataliya Humenyuk, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy hoạt động phía Nam, cũng lưu ý: "Lực lượng vũ trang Ukraine đã làm mọi cách để ngăn chặn quân Nga sử dụng cây cầu vận chuyển thiết bị hạng nặng và đạn dược. Các đội sửa chữa của Nga cũng đang sơ tán".
Express.co.uk không thể xác minh độc lập các báo cáo về các đợt tấn công mới nhất.
Vụ tấn công cầu Kakhova được cho là đã xảy ra hôm 24/8, Ngày Độc lập của Ukraine.
Hôm 25/8, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận họ đã thực hiện một vụ tấn công ở miền đông Ukraine. Trong cuộc họp giao ban hàng ngày, Bộ cho biết tên lửa Iskander đã tấn công một đoàn tàu quân sự tại ga Chaplyne hôm 24/8.
Họ tuyên bố rằng ga này được sử dụng để giao vũ khí cho các lực lượng Ukraine trên chiến tuyến ở khu vực phía đông Donbass.
Tổng thống Volodymyr Zelensky trước đó đã cảnh báo về các hành động khiêu khích của Nga trước lễ kỷ niệm độc lập.
Các cuộc pháo kích cũng được ghi nhận ở Kharkov, Mykolaiv, Nikopol và Dnipro.
Ngày 24/8 đánh dấu 6 tháng kể từ khi lực lượng Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.