Vì sao Điện Kremlin rót tiền cho Belarus mua 'rồng lửa' S-400 do chính Nga sản xuất?

Vì sao Điện Kremlin rót tiền cho Belarus mua 'rồng lửa' S-400 do chính Nga sản xuất? - Ảnh 1.

Nga có lý do để rót tiền cho Belarus mua 'rồng lửa' S-400. Ảnh NI

Theo NI, Điện Kremlin đang rót tiền cho Minsk để mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất với mức trợ cấp dành riêng cho các lực lượng trong nước của Nga. Nhìn từ khía cạnh thương mại có thể khó lý giải động thái của Nga, nhưng về mặt lợi ích chiến lược trong thương vụ này lại dễ thấy hơn nhiều. Các hệ thống S-400 được bố trí ở cực Tây Belarus sẽ giúp các lực lượng phòng thủ tên lửa liên kết với Nga tăng khả năng bao phủ.

Theo NI, khi Belarus chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nhà nhập khẩu S-400 của Nga, thì điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất của mạng lưới tên lửa của Nga trước Ukraine và các quốc gia rìa phía đông của NATO.

Trong cuộc họp báo kéo dài 8 tiếng hồi đầu tháng, Tổng thống Belarus Lukashenko tiết lộ rằng Minsk đang trong giai đoạn đàm phán nâng cao với Điện Kremlin để mua một số lượng chưa xác định hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 “Triumf”.

“Chúng tôi đang đối thoại với Nga để chuyển giao các hệ thống S-400 cho Belarus. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu cho phép chúng tôi mua chúng với giá ưu đãi”, ông Lukashenko nói.

“(Các) hệ thống S-300 rất tốt và chúng tôi đã học cách nâng cấp chúng. Tuy nhiên, chúng tôi rất quan tâm đến các hệ thống S-400. Tôi tin rằng chúng tôi sẽ có được những hệ thống này ”, Tổng thống Belarus nói thêm. 

Quân đội Belarus hiện đang vận hành khoảng một chục hệ thống S-300PS nâng cấp. Không rõ Minsk đang tìm kiếm các hệ thống S-400 bổ sung từ Nga để thay thế hay bổ sung cho các hệ thống S-300 đang hoạt động của họ.

Trước đó, người đứng đầu lực lượng Không quân Belarus Igor Golub vào đầu năm nay cũng tiết lộ rằng quân đội Belarus đang đàm phán hợp đồng về một thỏa thuận mua thêm các hệ thống S-400 tiềm năng.

Belarus đã vận động hành lang trong nhiều năm để đạt được hợp đồng S-400 với Nga, nhưng đã bị bỏ qua vì các hợp đồng xuất khẩu béo bở hơn với Trung Quốc và sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ. 

Belarus  không trở nên giàu có hơn trong những tháng gần đây và chính ông Lukashenko thừa nhận rằng quân đội của ông vẫn thiếu ngân sách để mua hoàn toàn các hệ thống tên lửa tối tân của Nga.

 “Vấn đề này đã được đưa ra trước Tổng thống Nga để các tổ hợp S-400 có thể được chuyển giao cho Cộng hòa Belarus với mức giá hợp lý theo khoản vay vì chúng tôi không có đủ tiền”. 

Tổng thống Belarus đã đề cập đến khoản vay 1 tỷ đô mà Điện Kremlin cấp cho Minsk, được chia thành hai đợt, mỗi đợt 500 triệu đô, được Moscow phê duyệt vào tháng 12/2020. 

Ông Belarus cũng cho biết, Belarus sẽ mua S-400 với "giá nội bộ của Nga" - tức là mức giá ưu đãi dành cho quân đội Nga.

Tóm lại, Điện Kremlin đang cấp tiền cho Minsk để mua các hệ thống S-400 của họ với mức trợ cấp dành cho các lực lượng trong nước của Nga. Điều này xuất phát từ lợi ích chiến lược của Nga trong bối cảnh căng thẳng tăng cao giữa nước này và NATO.

Theo đó, khi các hệ thống S-400 được bố trí ở cực Tây Belarus, chúng sẽ giúp các lực lượng phòng thủ tên lửa liên kết với Nga tăng khả năng phủ sóng trên những vùng đất rộng lớn ở miền nam Ba Lan nằm ngoài tầm hoạt động của các trung đoàn S-400 hiện đang đóng tại vùng Kaliningrad thuộc Trung Âu của Nga. 

Đồng thời, S-400 được triển khai dọc theo vùng ngoại vi phía nam của Belarus sẽ phủ sóng rộng khắp các khu vực phía Bắc và Tây Ukraine vốn nằm ngoài tầm hoạt động của các hệ thống S-400 đang được triển khai ở Crimea.

Việc Nga bán S-400 cho Belarus sẽ giúp bịt lại một số lỗ hổng lớn trong mạng lưới phòng thủ tên lửa phía tây của Nga, nâng cao khả năng răn đe và tấn công của Moscow đối với sườn phía đông của NATO cũng như Ukraine, theo NI.

Adblock test (Why?)