Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Khoảng 80 năm trước, Đế quốc Nhật Bản sở hữu một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới, và quân đội của họ đã bắt đầu một chiến dịch lớn chống lại phần lớn Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Lãnh thổ của Nhật Bản từng trải dài trên phần lớn lãnh thổ Trung Quốc, và quân đội của Đế quốc Nhật Bản khi đó dường như không ai có thể chống nổi.
Nhưng chưa đầy 4 năm sau, sau khi quân đội Nhật Bản thất bại trong Thế chiến thứ 2 các thành phố của Nhật Bản bị phá hủy. Qân đội và hải quân của Đế quốc Nhật bị tiêu diệt. Ngày nay, Nhật Bản là một đồng minh lớn của Mỹ và là một đối tác quan trọng của Washington để chống lại Trung Quốc.
Quân đội Nhật Bản giờ đây được gọi một cách khiêm tốn là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và được thành lập vào năm 1954.
Do Hiến pháp Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như một công cụ để giải quyết các tranh chấp quốc tế, JSDF được thành lập chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Lực lượng này phát triển từ Lực lượng Cảnh sát Quốc gia vũ trang hạng nhẹ gồm 75.000 thành viên được thành lập ngay sau khi Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950.
Hiện tại, quân số tại ngũ của JSDF là gần 250.000 quân nhân. Nhật Bản chỉ dành 1%GDP cho ngân sách quốc phòng.
Tìm cách vươn lên thành cường quốc quân sự
Ngày càng lo ngại về các mối đe dọa từ các đối thủ tiềm tàng bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Nga, các quan chức Nhật Bản đang bắt đầu thúc đẩy người dân gạt bỏ nỗi bất an sang một bên để thúc đẩy vai trò "mạnh mẽ và tích cực" hơn của quân đội Nhật Bản. Tokyo cũng cố gắng thúc đẩy việc ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng.
Hãng tin AP cho biết hiện tại, Tokyo đang chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để đầu tư vào kho vũ khí ngày càng phát triển của Nhật Bản, hiện bao gồm gần 1.000 máy bay chiến đấu, hàng chục tàu khu trục và thậm chí cả tàu ngầm.
"Quân đội" Nhật Bản có thể được gọi một cách khiêm tốn là "Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản", nhưng lực lượng đó sánh ngang với quy mô và khả năng của Anh và Pháp.
Nó được xếp hạng thứ 5 trên toàn cầu về quy mô quân sự tổng thể, chỉ sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi ngân sách quốc phòng của nó hiện đứng thứ 6 trong số 140 quốc gia theo trang web đánh giá Global Firepower.
"Quân đội" Nhật Bản cũng không cho thấy có dấu hiệu phát triển chậm lại, khi Tokyo tiếp tục đầu tư vào các thiết bị tốt nhất và vũ khí hạng nhẹ có sẵn.
Các nhà phê bình cảnh báo rằng Tokyo nên học hỏi từ quá khứ và chấm dứt sự mở rộng quân sự táo bạo như vậy.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quân đội Nhật Bản tuyên bố rằng, việc phát triển Lực lượng Phòng vệ và liên minh với Washington cùng các đối tác trong khu vực là cần thiết và thậm chí là rất cần thiết.
Nhật Bản đang phải đối mặt với những rủi ro khác nhau đến từ nhiều mặt", chuyên gia quốc phòng Heigo Sato, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Thế giới tại Đại học Takushoku ở Tokyo chia sẻ lý do Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần phải tiếp tục phát triển và mở rộng với AP.
Nhận diện được những mối đe dọa từ nhiều mặt như vậy, Nhật Bản đã xây dựng một kho vũ khí bao gồm hơn 900 máy bay chiến đấu trong khi hải quân của họ bao gồm 48 tàu khu trục, trong đó có 8 tàu được trang bị hệ thống tác chiến tên lửa Aegis và 20 tàu ngầm.
Nhật Bản cũng là một trong những đối táctriển khai máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II tối tân của Mỹ, trong đó 42 chiếc sẽ là biến thể F-35B.
Ngoài việc là nước sử dụng nhiều máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ nhất, việc triển khai các tàu khu trục đa năng lớp Izumo cũng có thể cho phép Nhật Bản vận hành các tàu sân bay trên thực tế lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2.
Một Nhật Bản với quân đội mạnh mẽ - nhưng bị ràng buộc bởi Hiến pháp yêu cầu chỉ dùng "quân đội" cho mục đích phòng thủ - được xem là những gì Mỹ và các đối tác của họ cần để chống lại Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Đăng nhận xét