National Interest cho biết, Trung Quốc gần đây không ngừng quảng cáo và lăng xê hàng loạt tên lửa dẫn đường mới được họ thiết kế để bắn hạ các hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân (CVN) của Hải quân Mỹ.
Nổi bật nhất trong số đó là tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D và DF-26 mà quân đội Trung Quốc coi là trụ cột trong chiến lược phòng thủ Chống Từ chối/Chống Tiếp cận (Anti-Denial/Anti-Access - AD/A2) của nước này.
Báo cáo thường niên gần đây nhất về sức mạnh quân sự của Trung Quốc của Lầu Năm góc khẳng định thực tế là quân đội Trung Quốc hiện có thể sử dụng DF-21D để “tấn công các tàu, bao gồm cả tàu sân bay” của Mỹ, cách bờ biển nước này hơn 1.500 km.
Điều đó quả là đáng lo ngại. Nhưng Hải quân Mỹ cũng có những "vũ khí" để tiêu diệt tàu sân bay đối thủ của riêng mình.
Trên thực tế, Mỹ bị giới hạn bởi Hiệp ước không phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung với Nga, nên không thể phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung tương tự như DF-21D hoặc DF-26 của Trung Quốc.
Ngay cả khi Washington hủy bỏ các cam kết thì cũng sẽ phải mất nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ để các kỹ sư vũ khí thiết kế, thử nghiệm và chế tạo loại tên lửa đạn đạo là "sát thủ tàu sân bay" từ con số 0.
Tuy vậy, Hải quân Mỹ không phải là không có những lựa chọn tối ưu khác. Đầu tiên là vũ khí chống hạm của Hải quân Mỹ đang tăng lên về số lượng, tầm hoạt động và khả năng sát thương theo cấp số nhân, theo National Interest. Từ năm 2020, vũ khí chống hạm đầy hứa hẹn có thể đã trưởng thành và gia nhập kho vũ khí của Mỹ.
Năm ngoái, Hải quân Mỹ đã thử nghiệm một phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình Tomahawk. Ngoài ra, một tên lửa chống hạm tầm xa mới cũng đang được phát triển.
Các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) như tàu Virginia của Mỹ hoặc các tàu lớp Los Angeles cũng có thể tham gia tấn công tàu mặt nước trên đại dương. Hoặc chúng có thể lặn xuống bên dưới hệ thống phòng thủ A2/AD để tấn công tàu địch, bao gồm cả tàu sân bay, trong các bãi bồi ven biển.
Nói một cách ngắn gọn, SSN sẽ là "ngựa ô" trong các hoạt động hải quân của Mỹ. Khi đó, tàu ngầm Mỹ sẽ đóng vai trò là sát thủ diệt tàu sân bay bất kể tình huống chiến thuật như thế nào.
Chưa hết, tàu sân bay hiện đại Sơn Đông của Trung Quốc chỉ có thể chở từ 30-40 máy bay và trực thăng trên tàu. Trong khi đó, hàng không mẫu hạm của Mỹ trung bình có khả năng mang khoảng 85-90 máy bay. Đây được cho là lợi thế trên không rất lớn của Hải quân Mỹ.
Hơn nữa, máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ có kỹ thuật tiên tiến, máy bay Trung Quốc vẫn thua kém họ, theo chuyên gia James Holmes.
Ví dụ, máy bay chiến đấu/cường kích F-18E/F Super Hornet có thể hoạt động chống lại các mục tiêu cách xa khoảng 400 hải lý.
Hạm đội Mỹ cũng đang được bổ sung hàng loạt các công nghệ độc đáo như súng điện từ và laser trên tàu. Do đó, Hải quân Mỹ được cho là sẽ không triển khai một loại vũ khí diệt tàu sân bay. Họ sẽ triển khai cùng lúc rất nhiều. Cùng với tác chiến tàu ngầm và hàng không, các phương tiện tác chiến mặt nước mới sẽ giúp Hải quân Mỹ có lợi thế nếu nổ ra các cuộc giao tranh trên biển với Trung Quốc.
Theo National Interest, một khi cuộc chiến diễn ra trên biển cả, tàu sân bay Trung Quốc dù hiện đại tới đâu cũng chắc chắn sẽ thất bại. Bởi với kinh nghiệm dày dặn, Hải quân Mỹ sẽ đơn giản là sẽ nhanh chóng đánh chìm chúng. Và lối thoát duy nhất cho Trung Quốc đó là lừa Mỹ tuân theo mô hình tác chiến của riêng mình họ. Điều đó có nghĩa là không để tàu Trung Quốc ra xa bờ biển bởi năng của lực lượng ven biển nước này được đánh giá là mạnh hơn nhiều so với tiềm năng của hàng không mẫu hạm...
Đăng nhận xét