Đối với nhiều người dùng Trung Quốc hoặc với những người theo dõi diễn biến của thế giới không dây, có thể gọi Huawei là thương hiệu sáng tạo nhất trong lĩnh vực này. Dòng Mate của công ty là một trong những điện thoại thông minh sở hữu công nghệ hàng đầu mỗi năm.
Tuy nhiên, những con chip 5nm mạnh mẽ mà hãng này thiết kế cho dòng Mate 40 năm nay không thể được chuyển đến công ty vì quy định xuất khẩu mới của Mỹ. Các xưởng đúc như TSMC sẽ không được phép vận chuyển chip tiên tiến cho Huawei mà không có giấy phép nếu chip được sản xuất bằng công nghệ Mỹ.
Huawei được cho là công ty sáng tạo nhất trên thế giới năm nay
Tờ South China Morning Post trích dẫn một báo cáo công nghiệp cho biết, từ đầu năm nay đến cuối tháng 10, Huawei đã nộp 8.607 đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến công nghệ không dây. Con số đó đã đưa công ty lên đầu bảng, vượt xa nhà thiết kế chip Qualcomm có trụ sở tại San Diego, California (nộp 5.807 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian).
Nhà sản xuất điện thoại thông minh Oppo đứng thứ ba với 5.353 đơn đăng ký bằng sáng chế. Nhà cung cấp cơ sở dữ liệu IncPat, có trụ sở chính tại Bắc Kinh chịu trách nhiệm về dữ liệu được sử dụng để biên soạn danh sách.
Theo IncPat, cả Trung Quốc và Mỹ đều dẫn đầu với 32% bằng sáng chế được nộp từ tháng 1 - 10. Tiếp theo là Nhật Bản với 15%, theo sau là Hàn Quốc 7%. IncoPat cho hay, thông tin trên được đến từ các hồ sơ bằng sáng chế trong lĩnh vực truyền thông không dây, tất nhiên cũng bao gồm các phát minh liên quan đến công nghệ 5G.
Báo cáo được phát hành bởi IncPat nhấn mạnh: "Là một lĩnh vực quan trọng của truyền thông hiện đại, công nghệ mạng truyền thông không dây luôn là một phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển 5G. Với sự cạnh tranh công nghệ mới và tình hình toàn cầu hóa mới, công nghệ mạng truyền thông không dây đang trở thành một sự lựa chọn chiến lược quan trọng cho các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh quốc tế. "
Mạng 5G là thế hệ kết nối không dây tiếp theo và các quốc gia kiểm soát tốt mạng 5G sẽ có lợi thế hơn về mặt kinh tế. Đó là lý do tại sao, chứng kiến việc Huawei đổi mới và không muốn bị bỏ lại phía sau, vào tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ đã sửa đổi phán quyết về danh sách thực thể, cho phép Huawei làm việc và kinh doanh với các công ty có trụ sở tại Mỹ.
Giờ đây, các công ty công nghệ Mỹ được phép hợp tác cùng Huawei để giúp tạo ra các tiêu chuẩn 5G toàn cầu. Bản thân phía Mỹ cũng lo ngại việc bị loại khỏi các cuộc họp có sự tham dự của Huawei sẽ kìm hãm nước này về mặt phát triển 5G.
Huawei cũng là công ty đi đầu trong việc giúp 3GPP phát triển các tiêu chuẩn cho 5G. 3GPP (Dự án Đối tác Thế hệ thứ 3 - the 3rd Generation Partnership Project) là một thuật ngữ bao hàm các tổ chức tiêu chuẩn giúp tạo ra các giao thức cho viễn thông di động. Sau Huawei, Ericsson và Qualcomm đóng góp nhiều nhất cho 3GPP cho các tiêu chuẩn 5G. Theo SCMP, năm nay 3GPP đã hoàn thành bộ tiêu chuẩn tiếp theo cho 5G, bao gồm các ứng dụng khả thi cho 5G như lái xe tự động, nhà máy thông minh và phẫu thuật từ xa.
Đầu tháng này, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết nước này đã xây dựng gần 700.000 trạm gốc vào năm 2020, cao hơn mục tiêu ban đầu là 500.000 cho cả năm. Là nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu thế giới, Huawei cũng là nhà cung cấp quan trọng của các trạm gốc 5G. Trên thực tế, các báo cáo được công bố chỉ ra rằng Huawei sẽ thay thế Ericsson trong năm nay để trở thành số một trong các trạm gốc 5G.
Đăng nhận xét