An Giang: Cho loài cá linh già mùa nước nổi "chui" vô hộp, ai có người nhà thèm ăn thì cứ mang đi vô tư

Hai sản phẩm chế biến từ cá linh đặc sản mùa nước nổi An Giang đạt chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao đó là cá linh kho mía và mắm cá linh chưng đóng hộp của Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco).

Những người con miền Tây xa xứ sẽ được thưởng thức đặc sản cá linh ngay khi không được về quê - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Tổng Giám đốc Công ty Antesco, giới thiệu 2 sản phẩm từ cá linh đạt chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh An Giang với phóng viên

Món ăn ngon gợi nhớ quê hương miền Tây

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Tổng Giám đốc Công ty Antesco (tỉnh An Giang), cho biết: Nhắc đến cá linh nhiều người lại nhớ đến đến món đặc sản vùng thượng nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và chỉ được thưởng thức vào mùa nước nổi. 

Làm thế nào để món sản vật này có thể phục vụ được những người con miền Tây xa xứ, những người đi làm ở đô thị, ít thời gian, những thực khách miền Trung, miền Bắc chưa có điều kiện về miền Tây mùa nước nổi, vẫn thưởng thức được món cá linh mà không phụ thuộc vào mùa nước nổi...?

Đó là những trăn trở của Ban Giám đốc công ty Antesco từ hơn mười năm trước và đã trở thành hiện thực ngày hôm nay.

Những người con miền Tây xa xứ sẽ được thưởng thức đặc sản cá linh ngay khi không được về quê - Ảnh 2.

Sản phẩm chế biến từ cá linh đặc sản mùa nước nổi-cá linh kho mía đóng hộp của doanh nghiệp địa phương của tỉnh An Giang vừa được công nhận đật chuẩn OCOP 4 sao

"Trước đây nhiều lãnh đạo đã trăn trở về điều này và cuối cùng sau quá trình nghiên cứu, khoảng năm 2009 công ty cũng xây dựng được sản phẩm gần gũi, đặc trưng của quê hương tỉnh An Giang, đó là cá linh kho mía và mắm cá linh chưng đóng hộp. Công ty Antesco đã tận dụng nguồn cá linh tươi mùa nước nổi, kết hợp phương thức chế biến truyền thống với công nghệ sản xuất hiện đại để cho ra những sản phẩm cá linh đóng hộp đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm nhưng cũng thơm ngon, đặc sắc.

Sản phẩm cá linh kho mía, mắm cá linh ra đời được nhiều bà con nông dân ủng hộ, nhất là những công sở, người dân ở thành thị, người miền Tây xa quê. Nên chỉ trong thời gian ngắn ra đời sản phẩm được nhiều người biết đến, đón nhận nhiệt tình.

Tuy nhiên, do đặc thù của Antesco là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đông lạnh nên các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa chưa được công ty tập trung quảng bá nhiều"- ông Vinh chia sẻ.

Đến giữa năm 2020, ngay đợt tỉnh An Giang phát động đăng ký xét sản phẩm OCOP, được các ngành chức năng vận động tham gia, Công ty Antesco đưa 2 sản phẩm cá linh kho mía và mắm cá linh chưng đóng hộp tham gia và được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao.

Vì có mặt trên thị trường nội địa khá lâu, hai sản phẩm cá linh kho mía và mắm cá linh chưng đóng hộp đã được đầu tư hoàn thiện từ quy trình sản xuất đến mẫu mã, bao bì. Đặc biệt là năm 2010 hai sản phẩm đã được công ty đăng ký thương hiệu độc quyền. Chính vì vậy khi tham gia sản phẩm OCOP, hai sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh đánh giá cao.

Theo ông Vinh cho biết, cá linh kho mía được làm từ nguyên liệu cá linh tưới đánh bắt ngoài tự nhiên vào mùa nước nổi. Cá linh dùng để kho mía phải là cá linh tươi, già, mua vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Để giữ được độ thơm ngon tự nhiên thì cá linh kho mía được sản xuất hạn chế tối đa chất điều vị và chất bảo quản. Ngoài một số gia vị căn bản để kho thì món này chỉ sử dụng nguyên liệu chính là cá linh tươi và mía.

Những người con miền Tây xa xứ sẽ được thưởng thức đặc sản cá linh ngay khi không được về quê - Ảnh 3.

Sản phẩm mắm cá linh chưng đóng hộp của doanh nghiệp địa phương của tỉnh An Giang vừa được công nhận đật chuẩn OCOP 4 sao

Còn mắm cá linh chưng cũng được công ty đặc hàng cơ sở làm mắm từ cá linh thiên nhiên mùa nước nổi. Sau đó doanh nghiệp sản xuất theo đúng công thức mắm chưng miền tây, gồm mắm lọc xương, thịt, trứng và một số gia vị.

Sự tiện lợi của hai sản phẩm chế biến từ cá linh đặc sản mùa nước nổi này là sản phẩm đóng hộp, có hạn sử dụng đến 2 năm. Khi sử dụng chỉ cần mở nắp hộp, đem đi hấp cho nóng lên là ăn ngay được, mà hương vị vẫn thơm ngon. Khi ăn, để đúng vị miền Tây, đối với cá linh kho mía, người dùng ăn kèm với các loại rau như bông súng, bông điên điển, rau càng cua… Còn đối với mắm chưng thì ăn kèm với chuối sống, cà phổi, dưa leo, các loại rau sống…

Đặc sản cá linh tỉnh An Giang sẽ có mặt từ Nam ra Bắc

Công ty Antesco chuyên xuất khẩu đồ hộp, 85% tổng doanh thu từ xuất khẩu, chỉ 15% doanh thu từ thị trường trong nước. Nên nhiều năm qua công ty chủ yếu tập trung thị trường xuất khẩu, chưa khai thác nhiều thị trường nội địa.

Khoảng 3 năm trở lại đây, Antesco nhận thấy thị trường trong nước còn lớn, nhu cầu của người dân về sản vật địa phương cao nên công ty bắt đầu tập trung xây dựng kênh phân phối, làm thị trường. Doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm từ nguồn cá thiên nhiên, đường thốt nốt Bảy Núi, trái cây…

Những người con miền Tây xa xứ sẽ được thưởng thức đặc sản cá linh ngay khi không được về quê - Ảnh 2.

Cá linh kho mía phải làm từ cá linh tự nhiên, từ người dân đặt dớn, dỡ chà bắt được vào mùa nước nổi.

Những người con miền Tây xa xứ sẽ được thưởng thức đặc sản cá linh ngay khi không được về quê - Ảnh 3.

Người dân đặt dớn bắt cá linh-sản vật mùa nước nổi ở miền Tây, nhất là các tỉnh đầu nguồn như tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp.

Bên cạnh, đầu tư nâng cao chất lượng, hương vị, cải tiến mẫu mã, bao bì, nhãn mác theo thị hiếu khách hàng, Công ty Antesco còn thiết kế những hộp quà tặng "đặc sản An Giang" để tiện cho khách mua làm quà.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, cho biết: "Trong số những sản phẩm gắn với thương hiệu Antesco, mắm cá linh chưng và cá linh kho mía rất thu hút khách hàng bởi mang hương vị đặc trưng mùa nước nổi. Hiện tại, sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hệ thống siêu thị Satrafood, Coopmart, Tứ Sơn và các đại lý, nhà phân phối khu vực ĐBSCL và phân phối hàng tận nơi qua hình thức thương mại điện tử. Cuối năm 2019 công ty mở rộng thị trường TP.HCM, hướng sắp tới sẽ mở rộng ra thị trường miền Trung bà miền Bắc".

Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu, số lượng cá lớn ngày càng ít, điều đó ảnh hưởng đến sản xuất, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Thời gian qua, nguồn nguyên liệu cá linh của công ty chủ yếu thu mua một số nhà cung cấp vùng An Phú, nguồn cá chủ yếu là dỡ chà.

Những người con miền Tây xa xứ sẽ được thưởng thức đặc sản cá linh ngay khi không được về quê - Ảnh 4.

Cá linh phải lớn, đủ độ già (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) thì mới đủ chuẩn kho mía, đóng hộp.

"Hiện nay trung bình mỗi năm công ty sản xuất và cung ứng ra thị trường 300 nghìn hộp cá cho 2 sản phẩm, tương đương 50 tấn cá linh tươi sống. Nếu mở rộng thị trường ra miền Trung và miền Bắc thì nguồn nguyên liệu phải gấp đôi. Trước tình hình đó, những năm trước đây công ty cũng đã kết hợp với một số đơn vị thí nghiệm nuôi cá linh nhưng chất lượng cá không đảm bảo"- ông Vinh chia sẻ.

Let's block ads! (Why?)