Sự phát triển của thai nhi 30 tuần
Khi bước sang tuần thứ 30 của thai kì, em bé có chiều dài khoảng 40cm và nặng 1,4kg. Đầu của bé hiện đã phát triển để phù hợp với kích thước bộ não, bởi vậy cơ thể và phần đầu cuối cùng cũng đạt tới mốc tỷ lệ cân đối của một trẻ sơ sinh.
Em bé sẽ tiếp tục sản sinh chất béo và đạt tới lượng 227gm một tuần trong vòng 8 tuần tới. Lượng mỡ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt cho cơ thể. Thai nhi cũng dần tiếp tục hoàn thiện, thể hiện ngoại hình chuẩn mực của một bé sơ sinh, ví dụ là lông mày và lông mi được hình thành hoàn toàn, lông trán dày hơn và có một vài nếp nhăn trên da. Lông tơ dần biết mất.
Thai nhi 30 tuần có kích thước tương đương 1 quả bí ngòi nhỏ. (Ảnh minh họa)
Trong những tuần còn lại, sự phát triển của bé sẽ gần như tập trung vào tăng cường cân nặng (mặc dù các cơ quan như phổi và hệ thống tiêu hóa cũng sẽ được hoàn thiện), cũng như dự trữ những dưỡng chất như sắt, canxi và phốt-pho, để chuẩn bị cho bé sinh tồn trong vài tháng ngoài tử cung.
Những thay đổi của cơ thể mẹ
Từ tuần thứ 30 của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ xảy ra nhiều biến đổi:
- Bụng và ngực phát triển ngày càng lớn hơn, mẹ sẽ khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra. Ngực và phần đầu của bụng không còn cách nhau bao nhiêu. Mẹ nhớ để ý xem có các nốt mẩn đỏ dưới ngực hay không vì mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn. Mẹ bầu có thể tắm mát, bôi một lớp mỏng phấn rôm để tránh bị nấm.
- Mang thai 30 tuần, mẹ có thể thấy xấu hổ khi đôi khi "xì hơi". Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân. Hãy tránh những chỗ đông người, và hãy tập đi lại thong thả. Hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày.
Bé ngày càng lớn hơn nên mẹ sẽ cảm thấy khá nặng nề.
- Cơ thể mẹ sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của bé. Trong những tuần này, một số chị em tăng nửa kg mỗi tuần. Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân làm tăng cân, nhưng hãy chú ý xem mình có những dấu hiệu bất thường như tăng cân nhanh và đột ngột, hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng hay không.
Từ thời điểm 30 đến tuần thứ 36, mẹ bầu cần đi kiểm tra 2 tuần/lần, từ tuần thứ 36 trở đi giảm xuống 1 tuần/lần. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng. Việc này khá nhàm chán và mất thời gian, nhưng việc mej và thai nhi được theo dõi cẩn thận là quan trọng nhất. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu rất dễ mắc các chứng tiền sản giật, chứng tiểu đường thời kỳ thai nghén và chuyển dạ sinh non nên không được chủ quan.
Mẹ cần chú ý đi khám 2 tuần/lần để theo dõi tình hình phát triển của con trong những tháng cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Cùng với những sự thay đổi cần thiết về hooc-môn giúp thư giãn hệ thống dây chằng ở vùng xương chậu, nhằm chuẩn bị việc sinh nở, những bộ phận khác trên cơ thể mẹ sẽ cảm nhận được những tác động bởi việc thay đổi hooc-môn. Bạn nên bắt đầu đi những đôi giày cỡ lớn - ít nhất tới lúc sinh xong, khi mà chân bạn trở về kích cỡ ban đầu.
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia. |
Đăng nhận xét