Khi con trẻ dần lớn lên, bé sẽ để lại rất nhiều ký ức trong tâm trí bố mẹ, đó là hình ảnh lần đầu tiên con biết lẫy, biết bò, lần đầu tiên con bi bô nói tiếng “mẹ ơi…”, hay đó là những video gia đình trong một chuyến đi dã ngoại… Tất cả những khoảnh khắc đáng yêu đó sẽ dần trở nên xa xôi khi các con lớn dần và rời khỏi vòng tay chúng ta. Và nếu bạn có lỡ hay cáu giận con khi bé mới tập ăn hay quá nghịch ngợm, có thể bạn sẽ cảm thấy ân hận và muối níu kéo thời gian trở lại để sửa sai.
Đó là những gì trẻ đã để lại trong ký ức chúng ta khi con lớn lên mỗi ngày. Tuy nhiên mẹ có biết rằng không phải chỉ đến khi ra đời mà ngay từ khi hình thành trong bụng mẹ, trẻ cũng để lại những điều thú vị trong cơ thể bạn.
Cụ thể nhất có thể kể đến đó là dù bạn đã sinh em bé thì nhiều năm sau đó, tế bào thai nhi vẫn có thể ở trong cơ thể mẹ.
Trẻ sơ sinh sau khi ra đời vẫn để lại tế bào bên trong cơ thể mẹ. (ảnh minh họa)
Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra rằng tế bào thai nhi phải tồn tại trong cơ thể mẹ để đảm bảo việc cơ thể người mẹ sẽ không tiếp nhận việc tiếp tục mang thai trong những tháng đầu sau sinh. Và thay vì chiến đấu với những tế bào này, cơ thể mẹ sẽ nuôi dưỡng để giúp chúng phát triển. Một số nghiên cứu còn cho thấy tế bào thai nhi có thể giúp người mẹ chống lại bệnh tật bằng cách kiềm chế sự phát triển của các tế bào ác tính và các khối u ở một mức độ nhất định nào đó.
Mặc dù các nghiên cứu ban đầu cho rằng các tế bào thai nhi có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư nhưng họ cho biết vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác mới có thể khẳng định được tác dụng này.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho kết quả đối lập rằng ADN của trẻ còn lại trong cơ thể người sau sinh có thể kích hoạt sự hình thành các khối u ác tính. Chính vì thế kết luận ban đầu cho rằng tế bào thai nhi giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng.
Sự thật là gì? Tất cả những tế bào còn sót lại trong cơ thể mẹ sau khi em bé ra đời đều có thể gây ra những phản ứng phụ. Mặc dù ADN của thai nhi có thể giúp một số bà mẹ khỏe mạnh nhưng lại cũng có những người phải chịu tác dụng phụ không mong đợi như gây chứng viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng tuyến giáp, lupus, giảm hệ thống miễn dịch…
Về cơ bản, tế bào thai nhi là cơ quan không thuộc về cơ thể mẹ, chính vì vậy nó có thể gây ra nhưng phản ứng nhầm lẫn. (ảnh minh họa)
Về cơ bản, tế bào thai nhi là cơ quan không thuộc về cơ thể mẹ, chính vì vậy nó có thể gây ra nhưng phản ứng nhầm lẫn đôi khi là hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ nhưng cũng có thể tấn công cơ thể mẹ.
Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này nhưng chúng ta có thể hiểu hơn rằng khi em bé đi ra ngoài cơ thể mẹ rồi thì bên trong vẫn còn một mối dây liên kết chặt chẽ đó chính là tế bào thai nhi.
Đăng nhận xét