Trẻ sơ sinh say rượu
Các cặp cha mẹ người Ailen sẽ tổ chức một bữa tiệc chào mừng thành viên mới trong gia đình. Và trong bữa tiệc này, không chỉ bố mẹ say xỉn mà những em bé cũng vậy. Thông thường, những chiếc bánh chúc mừng sẽ được pha với rượu whisky và một vài mẩu bánh sẽ được bôi lên trán của trẻ. Vì vậy, trong lễ rửa tội của mình, những đứa trẻ sẽ được nếm rượu lần đầu tiên trong đời.
Chôn nhau thai
Bali có nhiều phong tục kỳ lạ bao gồm "setra ari ari" khi mà "ari ari" (nhau thai) được cho rằng cũng có sinh mạng riêng của mình và do đó sẽ được các bậc cha mẹ nghi lễ chôn trong nghĩa trang. Ngoài ra còn một phong tục kỳ lạ khác không cho trẻ sơ sinh chạm mặt đất cho đến khi 3 tháng tuổi. Mặt đất được xem là không hề tốt cho trẻ.
Sinh con một mình
Tại Nigeria, phụ nữ ở các gia đình nghèo thường phải sinh con một mình. Đôi khi họ bị biến chứng và sảy thai. Sự trợ giúp với các bà mẹ nghèo thường không có, hoặc chỉ sau khi sinh. Hiện nay, một số tổ chức đã đưa nhân viên và tình nguyện viên đi đến các vùng nông thôn nghèo ở vùng sâu vùng xa để giúp đỡ.
Đua trẻ em
Ở Cộng hòa Litva, một lễ hội kỳ lạ hàng năm được tổ chức đem trẻ ra làm trò tiêu khiển vào đúng ngày Ngày Bảo vệ Trẻ em Quốc tế mùng 1 tháng Sáu. Trẻ em sẽ tham gia cuộc đua để xác định em bé nhanh nhất trong cả nước. Trong suốt cuộc đua, những đứa trẻ sơ sinh sẽ bị cám dỗ và thúc giục bởi những món đồ chơi sáng lấp lánh để bò đến đích. Tất nhiên chúng trông rất đáng yêu và thường va vào nhau ngã kềnh.
Cho trẻ tắm trong bồn nước lạnh
Cách mà các bà mẹ phòng tránh cho con khỏi nổi ban và đột quy ở những nước cực nóng như Guatemala nghe khá điên rồ. Họ cho trẻ vào "nước lạnh đến mức đóng băng" mặc cho các em bé la hét đau đớn. Tuy nghe tàn bạo và đau đớn nhưng nhiều người đã thấy những đứa trẻ sơ sinh Maya khỏi phát ban bằng phương pháp trên.
Trẻ bị nhồi nhét những thứ kì lạ
Mauritania - một quốc gia trải dài qua sa mạc Saharan ở châu Phi - có một nhóm người dân tộc gọi là người Wolof có niềm tin kỳ lạ rằng nước bọt có thể chi phối lời nói và cảm xúc của con người. Do đó, trẻ sơ sinh ở Wolof thường bị những người phụ nữ nhổ nước bọt vào mặt và người đàn ông nhổ nước bọt vào tai, và đôi khi bôi nước bọt khắp đầu, để được ban phước. Bộ lạc Igbo Nigeria thì lại có tập tục khác. Cha mẹ đưa đứa trẻ đến nhà thờ tổ đi kèm với một người họ hàng nhất thiết phải là một nhà hùng biện tốt. Nhà hùng biện này sẽ nhai hạt tiêu và ớt và tiếp theo nhét vào miệng của đứa trẻ với hy vọng làm cho đứa trẻ lớn lên thông thái như người đỡ đầu của chúng.
Không quan hệ tình dục khi mang bầu
Ở một số vùng của Trung Quốc, những người chồng mới cưới buộc phải vác vợ mình qua than nóng để tương lai vợ có thể sinh con một cách thuận lợi. Tiếp theo khi người vợ mang thai phải làm theo vô số các luật lệ như không được buôn chuyện, không được cười lớn, không được tức giận, không được ngồi trên những vật có hình thù kì lạ nếu không em bé có thể bị biến dạng ở bên trong, tránh nhìn các màu quá chói vì nếu không bé sẽ bị ảnh hưởng giác mạc. Ngoài ra, đặt một vật sắc nhọn như con dao dưới gối có thể giúp chống lại ma quỷ và cuối cùng, hoàn toàn không quan hệ!
Ăn nhau thai
Rất nhiều loài động vật có thói quen ăn nhau thai sau khi sinh. Thế nhưng, con người cũng không khác biệt lắm. Ở một số vùng của Ấn Độ, Jamaica và Trung Quốc, nhau thai được khuyên dùng như một loại thuốc cổ truyền. Có một số bác sĩ y khoa cho rằng nhau thai có lợi cho những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng về vấn đề này. Người ta không thể ăn sống vì số lượng vi khuẩn đang bốc mùi trong đó và nấu ăn có thể sẽ phá huỷ tất cả các chất dinh dưỡng có lợi.
Các bà mẹ bị cô lập
Các bà mẹ ở tỉnh Kalash, Pakistan hay sinh con một mình, thậm chí không có sự giúp đỡ của gia đình họ. Nhưng khác với ở Nigeria, những bà mẹ bị coi là ô uế, mang lại xui xẻo nên bị chuyển đến một nơi biệt lập gọi là Basleni. Người phụ nữ duy nhất được phép giúp đỡ bà bầu sắp sinh là những người đang hành kinh - cũng bị coi là bẩn thỉu.
Đăng nhận xét