Mẹ bầu không phải ngạc nhiên khi bác sỹ yêu cầu thủ thuật theo dõi tim thai trong suốt quá trình sinh nở. Bởi lẽ quy trình này giúp theo dõi liên tục cơ thể trẻ đối phó với việc chào đời như thế nào.
Tại sao nên theo dõi tim thai?
Nguyên nhân chính là để phát hiện kịp thời những tác động không mong muốn tới thai nhi, tình trạng kiệt sức, có thể tác động đến việc cung cấp ôxy cho trẻ. Sự phát hiện sớm là rất quan trọng, giúp bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời và ngăn ngừa các hậu quả như bại não, thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, mỗi bác sỹ lại có mức cảnh báo khác nhau về tình trạng thai nhi bị đuối sức dựa vào tình trạng nhịp tim thai để đưa ra quyết định ứng cứu kịp thời. Do vậy, mẹ bầu cũng không quá lo lắng nếu như chưa thấy bác sỹ có động thái can thiệp nào.
Việc theo dõi tim thai trong khi sinh nở sẽ giúp bác sỹ can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Nhịp tim thai nhi thế nào là an toàn trong quá trình sinh nở?
Đến thời điểm chuẩn bị chào đời, nhịp tim của thai nhi nên trong khoảng 110 tới 160 nhịp/phút. Nếu nhịp tim của con bạn cao hoặc thấp hơn ngưỡng cho phép kể trên, thì có lẽ trẻ đang gặp phải vài khó khăn với quá trình vượt cạn.
Có một số yếu tố ảnh hưởng tới nhịp tim của trẻ trong quá trình mẹ lâm bồn. Nhịp tim thai nhi được điều khiển bằng nhiều cơ chế sinh học phức tạp. Thông qua việc theo dõi nhịp tim, bác sỹ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng hoạt động của não bộ thai nhi.
Làm sao để theo dõi nhịp tim thai nhi?
Để thực hiện việc này, có nhiều lựa chọn các loại thiết bị khác nhau ví như máy siêu âm Doppler được đặt trực tiếp lên vùng bụng của mẹ, hoặc thiết bị theo dõi trong được dùng khi đã vỡ nước ối.
Tần suất cần thiết để kiểm soát tình trạng tim thai ổn định trong suốt quá trình vượt cạn là từ 15-30 phút/ lần.
Các loại nhịp tim thai khác nhau
Sau mỗi lần kiểm tra, bác sỹ sẽ kết luận nhịp tim thai duy trì ở mức ổn định hay tăng nhanh hoặc chậm dần.
Nếu nhịp tim vượt ngưỡng an toàn khoảng 15 nhịp/phút thì không đáng lo ngại. Nghĩa là trẻ vẫn được cung cấp ô-xy đầy đủ, hoàn toàn bình thường trong quá trình sinh nở.
Ngược lại, nhịp tim giảm dần được chia thành ba loại, giảm sớm, giảm trễ và giảm thất thường, tùy thuộc vào tư thế của thai nhi, tình trạng dây rốn hay một số yếu tố khác.
Đặc biệt, trong cơn co thắt, mạch máu thành tử cung bị chèn ép gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu của bánh nhau làm cho thai nhi nhất thời thiếu dưỡng khí và nhịp tim chậm, giảm xuống còn 100 – 110 lần/ 1 phút, sau khi hết cơn co khoảng 15 – 20 giây, tim thai sẽ trở lại bình thường.
Đăng nhận xét