Đây chính là những lý do thai nhi hay "quấy rối" mẹ vào ban đêm

Thai nhi thường xuyên chuyển động, nhào lộn trong bụng mẹ khiến mẹ bầu mất ngủ. (ảnh minh họa)

Tiếng nấc của em bé

Bước vào quý thứ 3 thai kỳ, khi mà thai nhi có thể nuốt được nước ối vào dạ dày thì hiện tượng nấc cụt cũng xảy ra thường xuyên hơn. Tiếng nấc cụt giống như nhịp tim thai hoặc nhưng thai nhi chuyển động nhưng thường xuyên và có nhịp độ đều. Nguyên nhân của hiện tượng nấc cụt ở thai nhi là do em bé đang tập phản xạ bú mút trong tương lai hay gặp trục trắc trong việc nuốt – thở và một nguyên nhân nguy hiểm khác là dây rốn bị chèn ép.

Tuy nhiên, hầu hết thai nhi nấc cụt là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại.

Em bé đi tiểu

Từ quý thứ 2 thai kỳ, em bé có thể tự do đi tiểu tiện trong bụng mẹ vì lúc này thai nhi đã có thể tự nuốt nước ối và nếu không đi tiểu, bụng em bé sẽ không thể chứa hết lượng nước ối nạp vào. Việc em nuốt nước ối và đi tiểu vào nước ối là quá trình sinh lý bình thường để giúp bé phát triển, lớn lên từng ngày. Tuy vậy mỗi khi hành động này của bé diễn ra có thể khiến bé nhào lộn hoặc chuyển động nhiều hơn trong bụng mẹ, khiến mẹ bị thức giấc. Đi tiểu cũng là một trong những hoạt động thường xuyên mà bé làm trong bụng mẹ. 

Dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm như nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ. (ảnh minh họa)

Bé nghịch dây rốn

Một trò chơi có thể coi là thú vị nhất trong thời gian nằm trong bụng mẹ của thai nhi là nghịch dây rốn. Từ quý thứ 2 thai kỳ, em bé đã có thể tự dùng tay để với, cầm dây rốn, tuy nhiên hành động này đôi khi cũng khiến bé gặp trục trặc khi dây rốn quấn vào người hoặc quanh cổ bé. Lúc này, bé thường có phản xạ đạp mạnh để thoát khỏi tình trạng đó và khiến mẹ bị thức giấc.

Trong một số trường hợp, thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể khiến bé gặp nguy hiểm nhưng hầu như dây rốn quấn cổ là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại như nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ.

Nếu đi siêu âm thai, mẹ được bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ có thể hàng ngày trò chuyện, vỗ nhẹ lên bụng bầu để thai nhi di chuyển và bé sẽ chủ động tự thoát khỏi được hiện tượng này.

Mút ngón tay

Một trò chơi nữa bé cũng thường xuyên làm trong bụng mẹ đó là mút ngón tay. Từ khoảng tháng thứ 4 – 5 thai kỳ, xúc giác của em bé đã phát triển và bé sẽ thường xuyên mút ngón tay, thậm chí cả ngón chân của mình. Đây là một trong những dấu hiệu của sự phát triển trí tuệ thai nhi.

Ngoài ra, thai nhi cũng thường xuyên dùng tay chà xát lên khuôn mặt nhỏ bé của mình hoặc hai bàn tay nắm nhẹ lấy nhau.

Những hành động đáng yêu trong bụng mẹ này diễn ra không phân biệt ngày đêm nên đôi khi bé nghịch mạnh sẽ làm mẹ bầu thức giấc.