Một con cá thuộc loài cá vây tay, sống cùng thời khủng long cách đây 420 triệu năm.
Theo Daily Star, "cá hóa thạch 4 chân" hay loài cá vây tay, được tìm thấy sống khỏe mạnh ở Tây Ấn Độ Dương ngoài khơi Madagascar.
Một nhóm ngư dân đi săn cá mập dưới biển thì bất ngờ phát hiện quần thể cá vây tay sống ở độ sâu 100-150 mét.
Cá vây tay tồn tại cách đây 420 triệu năm từ thời khủng long, được cho là đã tuyệt chủng.
Các nhà khoa học hết sức kinh ngạc khi phát hiện một con cá vây tay Ấn Độ Dương, tên khoa học là Latimeria chalumnae, vẫn còn sống. Đây là loài cá có 8 vây, kiểu hình vảy đặc trưng và kích thước cơ thể khổng lồ.
Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Khoa học SA, cho biết Madagascar có thể là trung tâm của nhiều loài phân loài cá vây tay khác nhau, cần thiết phải có các hành động để bảo tồn các loài cổ đại này.
Phát hiện mới đã khiến các nhà khoa học sửng sốt.
Andrew Cooke, tác giả nghiên cứu, bày tỏ mong muốn phổ biến cho mọi người biết về giá trị của loài cá vây tay. "Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện đầu tiên về loài cá vây tay Madagascar và chứng minh sự tồn tại của một quần thể quan trọng trong khu vực", các nhà nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu làm việc cho chính phủ Madagascar, Paubert Tsimanaoraty nói ông không lo ngại về việc cá vây tay cổ đại bị săn bắt.
“Mọi người thường ngại bắt một thứ gì đó không mấy phổ biến. Tôi nghĩ là cá vây tay sẽ không bị đe dọa”, ông Tsimanaoraty nói.
Đăng nhận xét