Từ thời xa xưa, ngựa, bò, cừu, gà, chó, lợn đã là những con vật quen thuộc được người dân chăn nuôi trong nhà. Bởi vậy, hình ảnh của 6 loại động vật này cũng luôn xuất hiện trên các đồ dùng thông dụng. Trong số đó, con lợn trong chữ hán cổ là "thi" (豕), thêm một nắp phía trên đầu lại trở thành chữ "gia"( 家) – nghĩa là nhà. Điều này đủ để giải địa vị cao nhất của lợn đối với người cổ xưa. Đồng thời, mức độ yêu thích lợn của người Trung Quốc từ trước tới nay cũng tương đối cao. Tuy nhiên, trong số rất nhiều di tích văn hóa quý giá, rất ít hiện vật được làm trực tiếp dưới hình con lợn. Vậy nên, khi một cặp cha con ở Hồ Nam vô tình đào được một con lợn đồng trong khi đào móng xây nhà vào năm 1981, các chuyên gia khảo cổ đã thốt lên rằng: Đây là con duy nhất trên thế giới! Thật là quý giá và tuyệt vời!
Sửa nhà đào được lợn đồng
Trong quá trình xây nhà mới, hai cha con bất ngờ đào được một vật rất cứng. May mắn thay, cả hai người đều thận trọng hơn, sau khi chạm phải vật thể khác thường, họ đã tạm dừng lại và kiểm tra. Với sự nỗ lực của đội xây dựng, hai cha con đã cẩn thận gạn hết phần đất bên dưới và phát hiện ra rằng đó là một vật thể có hình dạng giống một con lợn. Trực giác cho họ biết thứ này không đơn giản, rất có thể là đồ cổ trong truyền thuyết nên hai cha con tạm thời cất giấu đi.
Sau đó, một doanh nhân giàu có không biết tiếp nhận thông tin từ đâu, biết được rằng cha con người Hồ Nam đã đào được một món đồ hình con lợn từ trong lòng đất, và rất có thể đó là đồ cổ. Người đàn ông tìm đến thăm hỏi, và muốn tận mắt chứng kiến món đồ này. Với kinh nghiệm của mình, người đàn ông chỉ nhìn qua cũng biết rằng món đồ có giá trị rất lớn, không phải là một con lợn bình thường, chất liệu nhìn có vẻ như là đồ đồng thời nhà Thương, nhà Chu. Mặc dù ở Trung Quốc, giới khảo cổ đã khai quật được nhiều đồ đồng của thời kỳ này, nhưng đồ đồng có hình con lợn tạm thời chưa có cái nào. Bởi vậy, vị thương gia này đã muốn mua lại con lợn đồng này với mức giá cao.
Tuy nhiên, hai cha con đã từ chối lời đề nghị của thương gia. Họ nghĩ rằng nếu đây thực sự là đồ cổ thì phải giao lại cho quốc gia, vì đây là di vật văn hóa quý giá của đất nước. Hai cha con đưa con lợn đồng đến Bảo tàng tỉnh, rất nhiều chuyên gia từ những vùng khác cũng kéo nhau tới để thẩm định món đồ này. Thông qua giám định, họ phát hiện đây thực sự là một di vật văn hóa từ thời nhà Thương và Chu. Từ hình dáng bên ngoài với đôi tai dựng đứng, rang nanh dài cùng thế đứng thắng có thể nhận thấy đây không giống như một con lợn nuôi trong nhà, mà là một con lợn rừng.
Lợn đồng 2000 năm tuổi
Con lợn đồng này cũng thể hiện được kỹ năng gia công chế tác tinh xảo của những người thợ thủ công trong triều đại nhà Thương và nhà Chu. Tai của nó dựng lên và trông rất linh hoạt, hai chiếc răng nanh như thật, đôi mắt được chạm khắc sống động và chiếc đuôi cụp xuống theo hình vòng cung tự nhiên. Điều đáng giá hơn là cách trang trí bề mặt của con lợn đồng này rất kỳ công, chủ yếu là các họa tiết áo giáp vảy và hoa văn Qùy Long. Quỳ Long là một con vật trong truyền thuyết được ghi lại trong "Sơn hải kinh". Hoa văn của nó rất đẹp và phức tạp, chủ yếu được sử dụng trên đồ đồng từ cuối thời nhà Thương và thời nhà Tây Chu. Dựa trên những hoa văn được thể hiện trên con lợn đồng, các chuyên gia càng có cơ sở khẳng định rằng cổ vật này có từ thời nhà Thương và nhà Chu với niên đại hơn 2.000 năm trước.
Toàn bộ con lợn đồng nặng 30 kg, một người ôm cũng rất khó. Vì vậy, những người thợ thủ công thời bấy giờ đã đục một vài lỗ tròn trên bề mặt của con lợn đồng để người dân có thể dễ dàng vận chuyển. Con lợn bằng đồng có lỗ hình tròn phía gần bụng và phần nắp cũng có kích thước lớn gần cả lưng. Các chuyên gia di tích văn hóa khẳng định rằng món đồ cổ này chắc hẳn phải dùng để đựng rượu trong các cuộc tế lễ thời nhà Thương và nhà Chu. Mặc dù nó không phải là một vật quý giá trong thời đại đó, nhưng nó thực sự là một di tích văn hóa độc đáo và quý giá trong thời hiện đại.
Tại sao lại có rất nhiều đồ đồng thời nhà Thương và nhà Chu được khai quật? Câu trả lời là vì lúc đó, nguyên liệu bằng đồng tương đối dễ kiếm, đồ dùng bằng đồng cũng rẻ hơn. Người dân thường thích sử dụng đồ đồng, đồ đồng tinh xảo cũng thường thấy trong cung đình, trong các ngôi mộ cổ của triều đại nhà Thương và nhà Chu. Lợn là loài vật xuất hiện cách đây khoảng 40 triệu năm, sự xuất hiện của lợn rừng được sử dụng làm vật chứa trong thời nhà Thương và nhà Chu, cho thấy con người ở thời đại đó có khả năng thuần hóa lợn rừng. Và nhiều người coi thịt lợn rừng là bữa ăn của họ nên họ hiểu biết khá chi tiết về hình dạng của lợn rừng.
Có thể nói, hai cha con người Hồ Nam khi biết con lợn đồng là một món đồ cổ có giá trị, nhưng họ chưa bao giờ nghĩ đến việc dựa vào nó để kiếm lời, mà chọn giao nó cho quốc gia. Những chú lợn đồng như thế này rất hiếm trên thế giới và được bán với giá rất cao trên thị trường đồ cổ. Không chỉ có các thương gia giàu có trong nước sẵn sàng mua mà còn có rất nhiều người yêu đồ cổ ở nước ngoài đang tìm kiếm các cổ vật văn hóa từ thời Thương và Chu ở Trung Quốc. Hai cha con Hồ Nam này đã chống lại được sự cám dỗ của đồng tiền, cho thấy người Trung Quốc có ý thức bảo vệ cổ vật văn hóa quốc gia rất cao. Chính nhờ những người như họ mà chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng được nhiều hiện vật cổ trong cổ tàng ngày nay.
Đăng nhận xét