Có hơn 160 triệu mảnh "rác không gian" trôi nổi trên quỹ đạo Trái đất và con số này tiếp tục tăng lên. Rác không gian bao gồm các mảnh vỡ từ các vệ tinh và các mảnh tên lửa, chúng đang mang tới một vấn đề ngày càng nổi cộm. Hơn nữa, với các mảnh rác không gian di chuyển với tốc độ trung bình là 16.777 dặm/giờ (27.000km/h), ngay cả những mảnh vụn nhỏ nhất cũng có thể gây ra một số vấn đề liên quan tới an toàn du hành không gian.
Các nhà nghiên cứu đã thông báo rằng biến đổi khí hậu có thể làm cho tình hình trên càng tồi tệ hơn. Rác không gian được tạo ra và đốt cháy theo mật độ của bầu khí quyển trên cao. Tuy nhiên, nồng độ CO2 tăng lên trong tầng cao của bầu khí quyển đang khiến mật độ của chúng giảm xuống. Cuối cùng, bầu khí quyển thấp cũng ít có sức hút hơn để hút được các mảnh rác không gian. Điều này sau đó dẫn đến việc ít vật thể quay trở lại Trái đất và bốc cháy trong khí quyển, nó vẫn bị mắc kẹt trên quỹ đạo.
Một báo cáo từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu vào tháng trước cho biết lượng rác Vũ trụ trên quỹ đạo có thể tăng thêm 50 lần vào năm 2100. Hugh Lewis, một chuyên gia về mảnh vỡ không gian từ Đại học Southampton, chia sẻ với phóng viên New York Times: "Những con số khiến chúng tôi phải ngạc nhiên. Đây là lúc cần đưa ra hồi chuông báo động." Các chuyên gia trước đây đã thông báo rằng khi các mảnh vỡ không gian tăng lên, tên lửa sẽ khó thoát khỏi quỹ đạo Trái đất vì sợ va chạm với một vật thể, được gọi là 'hội chứng Klesser'. Nó không chỉ gây ra mối đe dọa cho du hành Vũ trụ mà các công nghệ như điện thoại di động, truyền hình, GPS và các dịch vụ liên quan đến thời tiết dựa vào vệ tinh cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, một loạt vụ tai nạn có thể được gây ra, ảnh hưởng tới đời sống con người.
Có một số kế hoạch đã bắt đầu được thực hiện để loại bỏ các mảnh rác khỏi quỹ đạo Trái đất. ESA đã ký một thỏa thuận trị giá 75 triệu bảng Anh (102 triệu USD) với công ty khởi nghiệp ClearSpace SA của Thụy Sĩ để đưa một mảnh rác không gian khổng lồ xuống khỏi quỹ đạo, gây ra mối đe dọa đối với công nghệ vệ tinh để chứng minh công nghệ dọn sạch không gian của doanh nghiệp này. Vật thể được đề cập là một chiếc Vespa nặng 112 kg - một bộ chuyển đổi trọng tải được sử dụng để phóng vệ tinh vào không gian vào năm 2013.
ESA và ClearSpace SA dự kiến phóng vào năm 2025. ESA cho biết: "Nhiệm vụ ClearSpace-1 sẽ nhắm vào Vespa (Vega Secondary Payload Adapter) - vật thể này đã bị bỏ lại khỏi quỹ đạo và hiện đang ở vị trí khoảng 801 km x 664 km." Trong gần 60 năm hoạt động trong không gian, hơn 5550 vụ phóng đã dẫn đến khoảng 42 000 vật thể trôi nổi trên quỹ đạo, trong đó khoảng 23 000 vật thể vẫn ở trong không gian và thường xuyên được theo dõi. ClearSpace-1 sẽ chứng minh khả năng kỹ thuật và năng lực thương mại để nâng cao đáng kể tính bền vững lâu dài trong việc dọn dẹp không gian.
Đăng nhận xét