Các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về ý định của Trung Quốc đối với Nam cực với lo ngại Bắc Kinh sẽ tự định vị mình như một lãnh đạo toàn cầu muốn thống trị Nam cực và thách thức một hiệp ước quốc tế liên quan đến khu vực này.
Hiệp ước quốc tế, được ký kết cách đây 60 năm, nhằm bảo tồn và bảo vệ lục địa cho mục đích nghiên cứu khoa học và cung cấp biện pháp bảo vệ chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Nhưng khi đại dịch Covid-19 nổ ra, buộc nhiều chính phủ phương Tây phải cung cấp các chương trình cứu trợ cho các nhà khoa học của họ ở Nam Cực, còn Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và đầu tư trong khu vực làm dấy lên đồn đoán Bắc Kinh đang tìm cách lấp đầy khoảng trống quyền lực ở đây.
Ông O'Brien cũng lo ngại tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn - và dường như đã gửi cảnh báo cho ông Biden qua email trước khi ông rời Nhà Trắng.
Theo Forbes, ông O'Brien tuyên bố: “Như chúng ta đã thấy ở Hong Kong, Biển Đông, hoạt động gián điệp kinh tế mạng và thương mại, Trung Quốc đã cố tình coi thường các thỏa thuận quốc tế khi họ có cơ hội làm điều đó".
Các báo cáo thanh tra do các bên liên quan khác ở Nam Cực báo cáo, đã xác định nhiều vi phạm hiệp ước của Bắc Kinh.
Các nhà quan sát Australia tuyên bố: "Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động quân sự không khai báo ở Nam Cực, đang xây dựng hồ sơ yêu sách lãnh thổ và đang tham gia vào thăm dò khoáng sản".
Và ông O'Brien tuyên bố nghiên cứu khoa học đang được sử dụng để che đậy ý định thực sự của Bắc Kinh.
Ông cảnh báo rằng “chiến lược kết hợp quân sự-dân sự” của Trung Quốc đã trở thành chuẩn mực và Bắc Kinh “thường thao túng các thỏa thuận khoa học, học thuật và thương mại dân sự để thúc đẩy các mục tiêu quân sự của họ”.
Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một trạm "nghiên cứu" ở Nam Cực thứ 5 mà không đệ trình bản thảo Đánh giá Môi trường Toàn diện của trạm mới. Căn cứ mới này đang được xây dựng và dự kiến mở cửa vào năm 2022.
Trong khi phương Tây đang bận rộn giải quyết các vấn đề cấp bách trong nước mình, Trung Quốc vẫn duy trì sự hiện diện liên tục trên lục địa và được cho là đang nỗ lực tiếp cận nhiều hơn việc đánh bắt cá, trữ lượng dầu và khai thác ở Nam Cực. Bắc Kinh được cho là đang tăng cường sản xuất các tàu phá băng để làm điều đó.
Khi lo ngại gia tăng về việc Trung Quốc không quan tâm đến Hệ thống Hiệp ước Nam Cực, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã được yêu cầu làm rõ mọi chuyện.
Giáo sư Klaus Dodds của Royal Holloway nhấn mạnh: “Tôi hy vọng dưới thời tổng thống Biden, chúng ta sẽ thấy nhiều sự quan tâm hơn trong việc thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn (Nam Cực). Tất cả chúng ta đều phải hy vọng rằng Tổng thống Biden sẽ giống Tổng thống Obama hơn và quan tâm hơn đến danh tiếng của nước Mỹ trên thế giới cũng như vai trò lãnh đạo của nước này".
Đăng nhận xét